www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
04:08 CDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 153


Hôm nayHôm nay : 4666

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 853141

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19074336

Trang nhất » Tin Tức » Bạn đọc viết

Video: Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình – thứ Sáu 09 tháng 10, 2015

Chủ nhật - 11/10/2015 11:13
THĐ Giám Mục

THĐ Giám Mục

Chúng ta cần đồng hành cùng các gia đình để giữ vững nền tảng đạo đức và đời sống thiêng liêng của họ và giúp họ tăng trưởng. Chúng ta luôn luôn có những vấn nạn nhưng cũng có những ánh sáng. Tôi nghĩ đây là thời điểm của cầu nguyện và kiên nhẫn.

Lên tiếng vào đầu phiên họp khoáng đại của Thượng HĐGM thế giới, Đức Thánh Cha nói:

“Khi tái nhóm họp khoáng đại sáng nay trong Thượng HĐGM, tôi muốn mời gọi anh chị em dành Kinh Giờ Ba này để cầu nguyện cho sự hòa giải và hòa bình tại Trung Đông. Chúng ta xúc động đau lòng và rất lo âu theo dõi những gì đang xảy ra tại Syria, Iraq, Jerusalem và miền Cisjordani, nơi chúng ta đang chứng kiến bạo lực leo thang, gây hại cho các thường dân, những người vô tội và tiếp tục nuôi dưỡng cuộc khủng hoảng nhân đạo của rất nhiều người dân. Chiến tranh đưa tới tàn phá và gia tăng đau khổ cho dân chúng. Hy vọng và tiến bộ chỉ đến từ những chọn lựa hòa bình. Vì thế, chúng ta hãy hiệp nhau sốt sáng và tín thác cầu xin Chúa, một kinh nguyện đồng thời cũng muốn bày tỏ sự gần gũi với tất cả những người đang ở vùng Trung Đông.



Đồng thời, cùng với Thượng HĐGM, tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế, hãy tìm ra cách thức giúp đỡ hữu hiệu cho các phe liên hệ mở rộng chân trời, vượt lên trên những lợi lộc nhất thời và sử dụng các phương tiện của công pháp quốc tế, ngoại giao, để giải quyết các xung đột hiện nay”.

Sau cùng tôi cũng muốn chúng ta hiệp nguyện cho các vùng ở Phi châu đang sống những tình trạng xung đột tương tự. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, và là người Mẹ yêu thương các con cái, chuyển cầu cho tất cả”.

Một ngày trước đó, hôm 8 tháng 10, trong cuộc gặp gỡ giới báo chí bên lề Thượng HĐGM, Đức Thượng Phụ Youssif III Younan, Giáo Chủ Công Giáo Siriac có trụ sở ở Liban, than phiền rằng: “Chúng tôi bị các nước Tây phương lãng quên và thậm chí bị phản bội. Dường như các nước ấy, Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu, theo chính sách xu thời về kinh tế, đang lãng quên các nhóm dân thiểu số, nơi nảy sinh đức tin và nền văn hóa Kitô”.

Tiếp lời Đức Cha Palmer-Buckley, trong cuộc họp báo ở phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Thượng Phụ nói: “Tôi rất vui khi thấy Đức Tổng Giám Mục Charles nói về một Phi Châu nơi Kitô Giáo đang tăng trưởng trong khi chúng tôi ở Trung Đông dân số Kitô đang giảm dần và tất cả các bạn đều biết là tại sao. Chúng tôi âu lo và bất an về tình trạng của cộng đoàn tín hữu Kitô tại Cận Đông và Trung Đông và trên hết là các thử thách thảm khốc của các gia đình đang bị xét nát và đang phải làm hết sức để thoát ra khỏi cái địa ngục này đặc biệt là tại Iraq và Syria”.

Đức Thượng Phụ cũng nói rằng: “Chắc chắn chúng tôi, các Giám Mục, linh mục và Thượng Phụ, có nhiệm vụ giúp đỡ và mang lại niềm tín thác cho các tín hữu. Nhưng chúng tôi thực sự bất lực trước những tình trạng thực sự là thê thảm như vậy. Nhất là chúng tôi lấy làm tiếc vì không thành công trong việc thuyết phục những người trẻ của chúng tôi, các thế hệ trẻ, để họ ở lại quê hương, nơi sinh của Kitô giáo”

Đức Hồng Y Louis Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê của Iraq cho biết thêm như sau:

Chúng ta cần đồng hành cùng các gia đình để giữ vững nền tảng đạo đức và đời sống thiêng liêng của họ và giúp họ tăng trưởng. Chúng ta luôn luôn có những vấn nạn nhưng cũng có những ánh sáng. Tôi nghĩ đây là thời điểm của cầu nguyện và kiên nhẫn. 

Mỗi quốc gia có thể có các vấn đề khác nhau. Đối với riêng chúng tôi, đó là sự ổn định và vấn đề người di cư, các gia đình bị phân rẽ. Chúng tôi cũng bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Hồi giáo. Chẳng hạn như vấn đề tính dục. Họ theo chế độ đa thê và những chuyện đại loại như vậy. Tôi nghĩ rằng cần thiết là chúng ta giúp mọi người hiểu ơn gọi của họ, khuyến khích họ và mang lại những dấu chỉ hy vọng . Chúng ta cũng phải sống phù hợp với lòng thương xót của Thiên Chúa, theo cách thức của Chúa Giêsu và không luôn luôn suy nghĩ một cách kinh điển. Chúng ta cũng phải cảm nhận và chia sẻ những đau khổ của người dân, những lo ngại của họ và hy vọng của họ.

Chúng tôi không có những vấn đề như nến văn hóa loại bỏ, phân biệt chủng tộc. Các gia đình rất gắn bó với Giáo Hội. Chúng tôi có một số trường hợp tuyên bố hôn nhân vô hiệu, nhưng ít lắm. Các gia đình sống đùm bọc nhau. Họ rất gần gũi với nhau, sống trong sự ấm cúng gia đình. Nhưng vấn đề là không có an ninh. Nhiều Kitô hữu nghĩ rằng họ phải bỏ đất nước ra đi vì họ nghĩ rằng họ không có tương lai. Họ đang lo lắng về tương lai của con cái họ. Điều này là rất tệ.

Bề trên tổng quyền nhiều dòng đã được mời tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình với các vị Giám Mục. Chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em, cha Michael Brehl, bề trên tổng quyền dòng Chúa Cứu Thế.

Ngài cho biết cảm tưởng khi được mời tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình như sau:

Tôi thực sự cảm thấy rất vinh dự khi được bầu làm do Tổng Quyền. Tôi nhận trách nhiệm rất nghiêm túc và đã chuẩn bị cho bản thân mình, đọc các tài liệu, đọc đi đọc lại và thực sự sẵn sàng cho Thượng Hội Đồng này với những gì chúng ta có thể suy tư. Nhưng cũng phải lắng nghe mọi người. Chúng tôi cũng đã làm rất nhiều để lắng nghe. Tôi xin anh em tôi trên thế giới lắng nghe người dân nơi họ đang làm việc tại các giáo xứ và gửi cho tôi những gì họ có thể. Và như thế tôi nghe được từ mọi châu lục về những mối quan tâm của người dân. Một trong những điều thực sự đánh động tôi là khi chúng ta nói về một số thách thức các gia đình phải đối mặt, người ta đôi khi cảm thấy bị loại trừ khỏi các cuộc thảo luận. Đôi khi họ cảm thấy như thể chúng ta đang nói về họ như họ là những người xa lạ với chúng ta. Nếu chúng ta tập chú vào những gì Giáo Hội dạy đặc biệt là kể từ Công đồng Vatican II, điều như thế không thể xảy ra. Nguyên tắc hướng dẫn chúng ta phải là chúng ta đang hình thành một gia đình duy nhất và gia đình này nhắm bao gồm tất cả mọi người. Vì vậy, khi tôi nhìn thấy tiểu đề Giáo Hội và sự bao gồm, đặc biệt là khi phải đối mặt với những vấn đề hay những khó khăn của gia đình, tôi nghĩ trong nhiều trường hợp chúng ta loại trừ con người như thế nào, làm cho họ khác biệt với chúng ta ra sao. Điều đó không giải quyết vấn đề. Những tình huống, những thách đố này ảnh hưởng đến những người là thành viên trong gia đình của chúng ta.

Được hỏi về quan điểm của ngài trước các thách đố về mục vụ hôn nhân, cha Michael Brehl cho biết:

Chúng tôi đề cập đến vấn đề ly dị và tái hôn. Đó không chỉ là vấn đề liệu họ có thể rước lễ hay không. Nhưng đó là cách thức họ sống như những thành viên tích cực của Giáo Hội, không chỉ họ, nhưng tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi cuộc hôn nhân thất bại đó. 

Rồi chúng tôi nói về người đồng tính, những người có khuynh hướng đồng tính, vấn đề họ đang sống độc thân khiết tịnh và hay đang ở trong một mối quan hệ. Vấn đề có con hay không có con. Nhưng dù sao họ là thành viên của gia đình và họ đang thành viên trong gia đình của chúng ta. Cho nên, vấn đề chúng ta công nhận hay không các kết hiệp đồng tính như một vài xã hội dân sự tại một vài quốc gia đã làm, phải tách biệt với vấn đề là làm thế nào để chúng ta như một cộng đồng Công Giáo, như gia đình của Thiên Chúa, bao gồm, và chăm sóc cho những anh chị em đang phải đối mặt với một số thách thức rất cụ thể.

Từ Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường về Gia Đình năm ngoái, nhiều cơ quan truyền thông thế tục đã cố ý xuyên tạc và lèo lái dư luận. Chính vì thế, nhiều vị Hồng Y và Giám Mục Hoa Kỳ đã thực hiện những chương trình truyền hình trực tiếp từ Vatican và chính các ngài đích thân tường trình cho anh chị em giáo dân của mình.

Ta hãy nghe Đức Hồng Y Donald Wuerl của tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn trong một bản tường trình từ Vatican.

Lời chào từ Rôma, tôi Hồng Y Wuerl và phía sau bạn sẽ thấy Đền Thờ Thánh Phêrô. Chúng tôi đang ở đây tại Rôma để tham dự Thượng Hội Đồng về gia đình. Đức Thánh Cha Phanxicô của chúng ta đã triệu tập các giám mục từ khắp nơi trên thế giới cùng với các gia đình và các chuyên gia để nói về gia đình như là một ân sủng tuyệt vời, một lời chúc tuyệt vời cho thế giới và làm thế nào tăng cường cuộc sống gia đình; làm thế nào để cuộc sống gia đình thực sự là một ân sủng tuyệt vời cho toàn thế giới. Anh chị em là một phần trong nỗ lực này bằng cách cầu nguyện cho chúng tôi. Chúng ta đã có những trao đổi sâu sắc tại tổng giáo phận chúng ta. Chúng ta đã đề cập xem những gì chúng ta nên nói về ở đây. Bây giờ chúng ta đang ở giữa của nhiệm vụ là để phát biểu rõ ràng ý nghĩ cuả mình. Đức Thánh Cha nói với chúng tôi là hãy lắng nghe với sự khiêm nhường và sau đó mở rộng tâm hồn của chúng ta với Chúa Thánh Thần. Để thực hiện tốt đẹp điều này chúng tôi cần sự giúp đỡ của anh chị em, quan trọng nhất là những lời cầu nguyện của anh chị em. Cảm ơn vì anh chị em đã là một phần của nỗ lực rất lớn này cho gia đình. Anh chị em và tôi được giao nhiệm vụ như các thành viên của Giáo Hội để tăng cường cuộc sống của gia đình để những người khác nhận ra và xem gia đình như là một lời chúc lành cho toàn thế giới. Cảm ơn anh chị em và xin Thiên Chúa chúc lành và gìn giữ chúng ta.

Đức Tổng Giám Mục Blase Cupich của tổng giáo phận Chicago là một trường hợp khá đặc biệt. Những tuyên bố của ngài thường xuyên bị truyền thông thế tục bóp méo và viện dẫn theo kiểu cắt xén nhằm lèo lái dư luận. Ngài thường được mô tả là “liberal”. Nhiều cơ quan truyền thông Công Giáo Hoa Kỳ né tránh đề cập đến ngài. Thoạt đầu, ngài chỉ có trong danh sách dự khuyết. Đầu tháng 8 vừa qua, Đức Cha Cupich mới được chính Đức Thánh Cha mời tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. Tuy nhiên, ngài đã đưa sang Rôma một nhóm kỹ thuật viên do cha Louis Cameli lãnh đạo với các chương trình truyền hình hàng ngày.

Trong chương trình truyền hình ngày 8 tháng 10, Đức Cha Cupich cho biết như sau:

Một lần nữa xin chào anh chị em. Phía sau tôi là Đền Thờ Thánh Phêrô. Những cơn mưa đã tạnh và hôm nay chúng tôi có một ngày tuyệt đẹp. Ở đây tại Rôma, hôm nay chúng tôi lại được chia vào các nhóm nhỏ và kết thúc phần thứ nhất của Tài Liệu Làm Việc và chúng tôi đã làm như vậy trong tinh thần chia sẻ kinh nghiệm với tất cả những vị trong nhóm chúng tôi đến từ khắp nơi trên thế giới. Thật là hấp dẫn đối với tôi để lắng nghe cảm nghiệm của mọi người trước những thử thách khác nhau của các gia đình ngày nay trong các nền văn hóa khác nhau. Và tôi thấy rằng theo nhiều nghĩa, chúng tôi đã đặt bàn tay của mình vào vết thương của Thân Thể Chúa Kitô, nơi mọi người có tất cả các loại thách đố nhiều khi là tương tự nhưng cũng có đôi khi rất độc đáo trong những nền văn hóa đa dạng; từ vấn đề di cư, đến chuyện kỳ thị chủng tộc, từ chuyện thiếu công ăn việc làm, đến những lãnh vực liên quan đến vấn đề phẩm giá của phụ nữ không được bảo vệ, rồi nạn buôn người, những tác động trên các gia đình ngày hôm nay. Và chúng tôi có thể chia sẻ khá thẳng thắn và công khai như thế nào kinh nghiệm của nhau về những thách đố xảy ra trong các gia đình của chúng tôi. Vì vậy tôi nghĩ rằng tiến trình làm việc của chúng tôi đã diễn ra rất tốt. Sẽ có một báo cáo vào ngày mai tại phiên khoáng đại và sau đó chúng ta sẽ chuyển sang phần thứ hai của Tài Liệu Làm Việc. Một lần nữa, thật là tốt để được nói chuyện với anh chị em ngày hôm nay. Hãy cầu nguyện cho chúng ta và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha như ngài yêu cầu chúng ta.

Nguồn tin: vietcatholic

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.