www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
14:53 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 86

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 79


Hôm nayHôm nay : 12895

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 840589

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19061784

Trang nhất » Tin Tức » Đức Mẹ

Có bắt buộc phải tin phép lạ hay những nơi Đức Mẹ hiện ra hay không?

Thứ bảy - 21/05/2016 08:50
Mẹ Maria

Mẹ Maria

Đức Maria được coi là một trong những trung tâm điểm trong nền thần học Công giáo mà các Giáo hoàng và các Thánh đã từng nhắc tới. Theo thánh Bernard of Clairveaux (1090-1153) thì “Đức Maria được coi là Cửa Thiên Đàng, vì không ai có thể vào qua cửa đó mà không qua Mẹ”. Còn thánh Bonaventura (1221-1274) thì khẳng định về vai trò quan trọng trung gian của Mẹ Maria đối với con người nhân loại.

Thực tế ra, trong đạo Công Giáo, vai trò của Đức Trinh Nữ Maria có một vai trò hết sức quan trọng, được phản ánh qua sự kiện là trong mỗi thánh đường Công giáo đều có một bàn thờ hay là nơi chốn riêng dành để tôn kính Đức Mẹ Maria với nhiều tước hiệu như: Mẹ Thiên Chúa, Đức Nữ Trinh, Đức Mẹ Hòa Bình, Mẹ Mân Côi, v.v... Trong thế kỷ vừa qua có nhiều nơi trên thế giới tường trình về sự kiện Đức Mẹ hiện ra và một số nơi đã được Giáo Hội công nhận và cho phép đến kính viếng cầu nguyện. Dầu vậy, khi cho phép hay công nhận những nơi này có dấu hiệu thiêng liêng hoặc có thể là phép lạ mặc lòng, không bao giờ bắt buộc người tín hữu phải tin hay không tin. Lý do tại sao chúng tôi sẽ từ từ giải thích sau.

Đức Maria có nhiều tước hiệu khác nhau qua các thời đại, nhưng một số những tước hiệu sau đây được thêm vào có ý nói lên vai trò quan trọng của Đức Maria trong việc giúp các tín hữu đạt tới ơn cứu độ. Hiến Chế công Đồng Vatican II về Giáo Hội ban hành ngày 21-11-1964 được các nghị phụ Công Đồng bỏ phiếu chấp thuận đã thêm các tước hiệu này cho Đức Maria, đó là "Đấng Bầu Cử", "Đấng Trợ Giúp" và "Đức Nữ Trung Gian".

Vai trò của Đức Maria trong Đạo Công Giáo

Đang khi có nhiều Giáo Hội thuộc Kitô giáo coi vai trò của Đức Maria chì có tính cách lịch sử và thụ động trong công trình cứu rỗi nhân loại, thì Giáo Hội Công giáo đặt trọng tâm vào vai trò của Đức Maria như là một con người hiện thân sống động có khả năng chuyển cầu ơn thiêng thay cho toàn thể nhân loại với chính con của mình là Đức Giêsu Kitô.

Ngay từ buổi sơ khai của Giáo Hội, nền thần học Công giáo đã tin rằng Đức Giêsu Kitô là "Vị Trung gian duy Nhất giữa Thiên Chúa và con người" hầu cho con người được ơn cứu độ (thư Phaolô gửi Timothê 2:5), thế nhưng cũng có những tác nhân và yếu tố khác trợ giúp vào việc cứu độ. Nền Thần học Công giáo đề nghị rằng vì sự vâng lời tuyệt đối của Đức Maria (Lk 1:38) đối lại với sự bất phục tùng của người đàn bà nguyên tổ Eva (Sáng thế 3:6) mà Đức Maria đã được mời gọi trở thành Mẹ Thiên Chúa (theo các Thánh Giáo Phụ).

Dầu vậy theo Thần học Công Giáo, dù Đức Maria có tinh tuyền thế nào chăng nữa, Ngài cũng vẫn là một thụ tạo, và cũng cần được ơn cứu độ. Đức Maria là người duy nhất trọn vẹn thánh thiện, nhưng Đức Maria không bình đẳng với Đáng Kitô Cứu Thế được. Dầu vậy mặc lòng thì các thánh Giáo Phụ đề coi vai trò của Đức Maria là rất quan trọng trong công trình cứu độ loài người của Đức Kitô. Các Thánh Giáo Phụ có thể kể, đó là Thánh Jerome, Thánh Irenaeus (180–199) sử gia Tertullian (212-?). Chính thánh tiến sĩ Ambrosiô coi Đức Maria là mẫu mực khởi đầu của Giáo Hội Chúa Kitô thiết lập.

Sự tôn kính Đức Maria trong truyền thống Công giáo được coi là một trong những phần cốt yếu quan trọng của lễ nghi phụng tự và giáo lý Công giáo. Chúng ta quan sát việc kính Đức Maria qua các ngày lễ kính Mẹ, và các buổi đọc kinh và hát thánh vịnh.

Đức Maria được coi là một trong những trung tâm điểm trong nền thần học Công giáo mà các Giáo hoàng và các Thánh đã từng nhắc tới. Theo thánh Bernard of Clairveaux (1090-1153) thì “Đức Maria được coi là Cửa Thiên Đàng, vì không ai có thể vào qua cửa đó mà không qua Mẹ”. Còn thánh Bonaventura (1221-1274) thì khẳng định về vai trò quan trọng trung gian của Mẹ Maria đối với con người nhân loại.

Việc sùng kính Đức Mẹ được biểu lộ như thế nào?

Đối với người Công giáo, một trong những cách cầu nguyện được ưa chuộng nhất là dùng Tràng Chuỗi Mân Côi. Đây là hình thức tụng kinh lặp đi lập lại như một lời chào liên lỉ dâng lên mẹ, vì đó cũng chính là lời chào ca tụng của Thiên sứ Gabriel kính chào Đức Trinh Nữ Maria và loan báo tin mừng mời gọi Maria làm Mẹ Thiên Chúa. Cách thức đọc kinh Mân Côi gồm việc đọc một Kinh Lậy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, và Kinh Sáng Danh. TRàng Hạt Mân Côi có 50 chục hạt với năm Mầu Nhiệm cho mỗi Mùa Vui, Mùa Thương và Mùa Mừng. Mới đây Đức Gioan Phaolô II thêm sự chiêm ngắm mầu nhiệm cứu độ bằng thêm 5 Mầu Nhiệm Sự Sáng. Khi đọc Kinh Mân Côi là chúng ta hợp ý vào cả cuộc đời của Đức Kitô nơi trần gian trong công trình cứu độ, từ khi được loan báo tin nhập thể cho tới khi về trời.

Những kinh Nguyện Maria quan trọng khác là kinh “Tán Tụng Magnificat, Kinh cầu Đức Mẹ Maria, Kinh Lậy Nữ Vương, v.v... Trong 12 tháng có ít là 2 tháng dành riêng kính Đức Maria là tháng Hoa (tháng 5) và Tháng Mân Côi (tháng 10).

Còn có nhiều cách tôn kính Mẹ Maria như đi hành hương, đi viếng đền thánh và các việc làm đạo đức khác...

Những nơi nào Đức Mẹ và những nơi Đức Mẹ hiện ra?

Người Công giáo cử hành các lễ kính Đức Mẹ tại những địa danh Đức Mẹ đã hiện ra mà đã được Giáo Hội công nhận. Thường những nơi như vậy các chứng nhân chứng kiến việc hiện ra kể lại tiến trình thị kiến và kèm theo với sứ điệp mà Đức Mẹ muốn nhắn gửi. Trong những địa danh Đức Mẹ hiện ra và được công nhân gồm có:
  • Guadalupe bên Mexicô vào năm 1531
  • LaVang bên Việt Nam vào năm 1798
  • Knock bên Ái nhĩ lan vào năm 1879
  • Lộ Đức Lourdes bên Pháp năm 1858
  • Fatima ở Bồ đào nha và năm 1917
Những nơi thời danh và nói có Đức Mẹ hiện ra nhưng chưa được công nhận đó là:
  • Garabandal ở Tây Ban Nha
  • Medjugorje ở Bosnia-Herzegovina
  • Zeitun ở Ai Cập từ năm 1968-1971
  • Hrushiv nước Ukraine vào năm 1987
Ngày nay chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều tường trình việc Đức Mẹ hiện ra ở nhiều nơi trên thế giới, khi thì xẩy ra nơi này, khi nơi khác, nhất là trong những năm gần đây. Vấn đề này cần nhận định ra sao?

ĐA SỐ DÂN CHÚNG BỊ LÔI CUỐN VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG PHI THƯỜNG NHƯ ĐỨC MẸ KHÓC, ĐỨC MẸ HIỆN RA

Khi nghe tin có Đức Mẹ hiện ra ở đâu, hay nghe tin có phép lạ nào đó xẩy ra, không những chỉ người tín hữu Việt Nam vốn rất tình cảm, mà cả số đông người ngoại quốc cũng sẽ vội vã tìm đến nơi cho bằng được, vì tò mò cũng có, nhưng với một số người muốn tìm một niềm tin siêu việt nào đó, một dấu hiệu phi thường mà trong đời thường không có.

Khi tới những nơi như vậy có người tin liền, có người hồ nghi, có người chống đối, có người còn cho là phải phá vỡ những mê tín dị đoan này ngay, kẻo không thì nền đạo giáo sẽ hỏng vì tin như vậy là quá uỷ mị, không có khoa học và còn hạ giá đạo xuống nữa.

Mới hôm qua đây có một người viết email cho tôi và nói rằng “Đức Mẹ không có khóc đâu, vì nếu cần thì Mẹ đã dùng “e-mail internet” để gởi thông điệp cho con cái Việt Nam, vì khóc là kiểu xưa rồi, bây giờ Đức Mẹ sẽ dùng Email - Internet, văn minh và hiệu quả hơn nhiều đỡ tốn tiền của con cái Mẹ”. Anh chàng này với giọng văn châm biếm thực sự đã không hiểu được ý nhiệm mầu của tác dụng truyền thông mà kinh nghiệm ở Lộ Đức hay Fatima đã lội cuốn con cái Mẹ thế nào. Dĩ nhiên có nhiều cách thế văn minh hơn mà Thiên Chúa có thể làm cho con người, nhưng Thiên Chúa đã mặc xác phàm ở cùng con người và dùng “ngôn ngữ loài người” nói với chúng ta.

Không những chỉ có người già hiếu kỳ muốn biết về các phép lạ hay các cuộc hiện ra mà ngay giới trẻ trong các nước văn minh thì đa số cũng tỏ ra quan tâm về các biến cố sự lạ xẩy ra như Đức Mẹ hiện ra chẳng hạn. Sau đây là kết quả về một cuộc nghiên cứu khoa học về vấn đề này.

Vào năm 1994, LM Johann G. Roten, S.M., Giám đốc Thư Viện và Học Viện Nghiên Cứu Maria Quốc Tế đã làm cuộc điều tra nghiên cứu đối với 6000 cá nhân tuổi từ 15 tới 25. Trong đó có đề tài nói về các phép lạ và các cuộc hiện ra.

Câu hỏi là các bạn trẻ nghĩ gì về các cuộc hiện ra?

LM Roten thao thức rằng có phải hình ảnh Mẹ Maria ngày nay thiếu vắng trong trái tim và tâm hồn của giớit rẻ Hoa Kỳ hay không? Và những câu hỏi điều tra nhằm mục đích khám phá xem rằng Mẹ Maria có chỗ nào trong ý thức tôn giáo của các bạn trẻ Hoa Kỳ hay không? Việc điều tra đưa đến câu hỏi thực tế là giới trẻ có thích thú hay là quan tâm về việc Đức Mẹ hiện ra hay không?

Nguyên về câu hỏi liên quan tới sự kiện Đức Mẹ hiện ra, kết quả cuộc điều tra cho biết như sau:

40% người trả lời không có thích thú hay quan tâm về sự kiện Đức Mẹ. Có hiện ra hay không cũng không quan trọng đối với họ.

Trong khi đó 60% tỏ ra có hứng thú phần nào. (Riêng giới trẻ không phải là người Hoa Kỳ số phần trăm có cao hơn chút ít là 65.2%.)

Riêng về câu hỏi các cuộc Đức Mẹ hiện ra bạn có nghĩ là do yếu tố tâm lý chủ yếu hay không? Câu trả lời là 16.3% đồng ý, 43.2% không đồng ý, và 40.5% nói không biết.

CÁI NHÌN THẦN HỌC VỀ ĐỨC MẸ HIỆN RA HAY ĐỨC MẸ KHÓC THẾ NÀO?

Dĩ nhiên trên phương diện thần học và tính cách xác thực của các sự kiện như Đức Mẹ hiện ra hay Đức Mẹ khóc cần phải đặt dấu hỏi rất lớn rằng: Đâu là giá trị thần học của các biến cố cho rằng nơi nào đó có Đức Mẹ hiện ra?

Nhà thần học Larentin, một người có đóng góp vào Công đồng Vatican II và viết nhiều sách, đặc biệt là về những cuộc Đức mẹ hiện ra, khi đưa ra đầu đề “Đức Maria trong Giáo huấn và Đời sống của giáo Hội” cho cuộc Hội Thảo năm 1955 ông đã cho rằng: “việc học hỏi về các cuộc Đức Mẹ hiện ra phải được coi là một khía cạnh của thần học, nhưng đây lại là một trong những điều ít được quan tâm nhất và í được đào sâu một cách có khoa học nhất trong nền Thần học Công giáo”. Chỗ đứng của các cuộc “hiện ra” và giá trị của nó xếp ở hạng thấp trong quan tâm của thần học Công giáo.

Thế nhưng, chính thần học gia Laurentin lại nhấn mạnh rằng dù tại Medjugorje hay tại Fatima cả hai nơi đều có “con số kỷ lục những người trở lại”. Và nhà thần học gia này nhận định rằng các cuộc Đức Mẹ hiện ra không được báo cáo đầy đủ và học biết hay nghiên cứu cho tường tận nhất là về phương diện thần học: “Người thị kiến sự việc thấy Đức mẹ hiện ra thường bị dồn vào chân tường, bị sức ép và có khi bị nhục mạ. Việc chấp nhận có cuộc hiện ra không bao giờ là một đ0iều bắt buộc ai phãi tin. Thế nhưng, nếu có những lý do tốt và chính đáng để tin thì sao?”.

Thần học gia Laurentin cũng cho rằng khoa học sẽ không bao giờ có thể xác thực được tính cách chính hiệu của sự hiện ra. Hiện tượng “thị kiến hay hiện ra” vượt khỏi tầm tay của tra tìm khoa học, thế nhưng chính sự khảo nghiệm có tính cách khoa học có thể diễn tả được hiện tượng xẩy ra có lợi ích cho sự nhận định”.

Thần học gia Laurentin cũng chỉ cho thấy là hầu hết các cuộc hiện ra thường luôn mang một “sứ điệp” nào đó. Và thường thì những sứ điệp nhắc nhở về Phúc Âm. Tính cách thiêng liêng của sứ điệp luôn là yếu tố quyết định, vì nếu sứ điệp có tính cách ngôn sứ thì khó mà lượng định được thực hư.

Vì thế khi Giáo Hội có công nhận cuộc hiện ra nơi nào chăng nữa, thì đó chỉ có tính cách cổ động cho người tín hữu biết là không có gì sai trái. Thế nhưng, Giáo Hội không bao giờ đặt vấn đề là phải tin vào cuộc hiện ra hay là phép lạ đó cả.

(còn tiếp... ) 

Tác giả bài viết: Lm. Trần Công Nghị

Nguồn tin: vietcatholic

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.