www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
00:18 CDT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 114

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 113


Hôm nayHôm nay : 424

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 617956

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 18839151

Trang nhất » Tin Tức » Đức Mẹ

Đức Maria, Niềm Ơn Phúc và Hy Vọng trong Chúa Kitô (3)

Chủ nhật - 11/10/2015 15:56
Mẹ La Vang

Mẹ La Vang

Trong định mệnh của giáo hội và của các thành viên, các "thánh" được chọn trong Đức Kitô "trước khi thế giới được tạo thành" để sống " thánh thiện và không tì vết," và để chia sẻ vinh quang Đức Kitô (Êphêsô 1: 3-5; 5: 27). Thánh Phaolô nói đến một tương lai hồi tố khi ngài viết: "Những ai do Chúa tiền định, Ngài đã gọi; những ai Ngài gọi, Ngài công chính hóa, và những ai Ngài công chính hóa, Ngài cho họ vinh quang" (Roma 8: 30).

(tiếp lần trước...)
 
 C. Mẹ Maria trong tiến trình Ân sủng và Hy Vọng.
 
 52. Thông phần vào vinh quang Thiên Chúa qua trung gian người Con, trong quyền năng Chúa Thánh Thần, chính là niềm hy vọng Phúc âm (Xc. 2 Cor. 3: 18; 4: 4-6). Giáo hội vui mừng niềm hy vọng và sự quan phòng này qua Chúa Thánh linh, đấng "bảo toàn" các ân sủng của chúng ta trong Chúa Kitô (Ephêsô 1: 14; 2 Cor. 5: 5). Nhất là với Phaolô, khi ngài nhấn mạnh, điều khiến chúng ta trọn vẹn là người, phải hiểu cách chính đáng trong ánh sáng, mà nhờ đó chúng ta trở nên trong Đức Kitô, "Adong cuối", chứ không phải là người mà chúng ta đã trở nên trong Adong cũ (1Cor. 15: 42- 49; Xc. Rom 5: 12-21)
 
 Quan điểm cánh chung, đang khi nhìn đời sống Kitô theo văn mạch viễn kiến hưóng về một Đức Kitô vinh quang, dẫn đưa người tín hữu khỏi vòng tội lỗi ràng buộc (Do Thái 12: 1-2), và thông phần vào sự trong sạch và tình yêu của Người. Quan điểm này hoàn thành nhờ hiến tế cứu chuộc của Chúa (1 Gioan 3: 3; 4: 10). Như vậy, chúng ta nhìn đến nhiệm cuộc ân sủng một cách trọn vẹn trong Đức Kitô "trở ngược" lại lịch sử, thay vì "tiến tới", khi con người sa ngã hướng đến tương lai nơi Đức Kitô. Quan điểm này cho chúng ta một ánh sáng mới, mà nhờ đó chúng ta cùng nghiên cứu vai trò của Mẹ Maria.
 
 53. Hy vọng của giáo hội dựa trên chứng tá giáo hội lãnh nhận vinh quang hiện nay của Chúa Kitô. Giáo hội tuyên xưng Chúa Kitô không chỉ sống lại với thân xác phục sinh từ mộ, mà còn vinh quang bên hữu của Chúa Cha, chia sẻ vinh quang của Cha (1 Tim 3: 16; 1 Phêrô 1: 21). Khi người tín hữu hiệp nhất với nhau trong Đức Kitô qua bí tích rửa tội và qua việc chia sẻ các đau khổ của Chúa Kitô (Roma 6: 1-6), thì họ thông phần qua Chúa Thánh linh trong vinh quang của Ngài, và họ được nâng lên với Ngài trong niềm mong ước mặc khải cuối cùng (Xc. Roma 8: 17; Ephêsô 2: 6; Colôsê 3: 1)
 
 Trong định mệnh của giáo hội và của các thành viên, các "thánh" được chọn trong Đức Kitô "trước khi thế giới được tạo thành" để sống " thánh thiện và không tì vết," và để chia sẻ vinh quang Đức Kitô (Êphêsô 1: 3-5; 5: 27). Thánh Phaolô nói đến một tương lai hồi tố khi ngài viết: "Những ai do Chúa tiền định, Ngài đã gọi; những ai Ngài gọi, Ngài công chính hóa, và những ai Ngài công chính hóa, Ngài cho họ vinh quang" (Roma 8: 30). Trong những chương kế tiếp của thư Roma, Phaolô giải thích hình ảnh đa diện trong chương trình tuyển chọn của Chúa trong Đức Kitô, và vẫn tập trung cái nhìn của mình về mục đích: bao gồm cả những người ngoại giáo, sao cho mọi người Israel lãnh nhận cứu rỗi" (Rom 11: 26)
 
 Mẹ Maria trong nhiệm cuộc ân sủng
 
 54. Trong khung cảnh Thánh Kinh, chúng ta suy xét vai trò đặc biệt của đức trinh nữ Maria trong nhiệm cuộc ân sủng với vị thế người cưu mang Đức Kitô, người Chúa tuyển chọn. Lời Chúa, khi sứ thần Gabriel chào Mẹ, đã gọi Mẹ là đấng "ân phúc". Sứ thần mời gọi Mẹ đáp trả tiếng Chúa với đức tin và với tự do (Lu-ca 1: 28, 38, 45). Thánh Thần hoạt động trong Mẹ khi Mẹ mang thai đấng cứu thế, và đấng "có phúc giữa các người phụ nữ" đã có ơn thần hứng để ca tụng rằng "muôn đời sẽ ngợi khen tôi có phúc" (Lu-ca 1: 42, 48)
 
 Xét theo phương diện cánh chung, Mẹ Maria mang thân phận của người "Israel do Chúa tuyển chọn" Phaolô đã nói: vinh quang, công chính, được mời gọi, được tiền định. Đây là tiến trình ân sủng và hy vọng mà chúng ta thấy nơi cuộc đời của Mẹ Maria, đấng đóng một vị thế đặc biệt trong định mệnh của giáo hội, như người mang trong chính thân xác mình "Thiên Chúa vinh quang." Maria được tuyển chọn, được đánh dấu ngay từ ban đầu như người Chúa chọn, Chúa mời và ban ơn Chúa Thánh Thần vì công việc Mẹ phải làm.
 
 55. Thánh Kinh kể cho chúng ta nghe câu truyện các phụ nữ hiếm muộn sinh con theo hồng ân Chúa -Rachel, vợ ông Manoah, Hannah (Sáng thế ký 30: 1-24; Quan án 13; 1 Samuel 1) và những người mang thai muộn -Sarah (Sáng thế ký 18: 9-15; 21: 1-7) nhất là câu truyện của người bà con Mẹ Maria, Isave (Lu-ca 1: 7, 24). Những phụ nữ này làm vai trò của Mẹ Maria nổi bật thêm dù Mẹ Maria không phải là người hiếm muộn, cũng không phải mang thai muộn, nhưng là cô trinh nữ có con: Chúa Thánh Thần bao trùm trên Mẹ trong chính cung lòng khi Mẹ thụ thai Chúa Kitô.
 
 Thánh Kinh cũng trình bầy Chúa lo lắng cho con người trước khi họ chào đời (Thánh vịnh 139: 13-18), và kể lại những việc Chúa làm, khi ban ân sủng cho một số người đặc biệt ngay cả trước khi họ hoài thai (Jer. 1: 5; Lu-ca 1: 15; Gal 1: 15). Với giáo hội cổ thời, Mẹ Maria chấp nhận thiên ý qua lời sứ thần chào, làm nổi bật hơn lời đoan quyết của sứ thần Gabriel gọi Mẹ là "đấng đầy ân phúc." Chúng ta thấy rõ ràng Chúa tác động nơi Mẹ ngay từ giai đoạn đầu tiên, chuẩn bị cho Mẹ ơn gọi đặc biệt cưu mang một Adong mới, mà chính trong Adong mới này, mọi sự trên trời và dưới đất quy tụ lại (Xc. Colôsê, 1: 16-17). Nói về Mẹ Maria, dù như cá nhân hoặc vai trò đại diện, chúng ta có thể nói Mẹ là "người làm công cho Chúa, được Chúa tạo thành trong Đức Kitô để hoàn thành những việc tốt lành mà Chúa đã chuẩn bị cho tự ngàn xưa (Êphêsô. 2: 10)
 
 56. Maria, trinh nữ tinh tuyền, cưu mang Chúa Trời trong lòng. Sự giao tiếp sâu thẳm của thân xác Mẹ với con Mẹ thành một. Sự hiệp nhất thành một này vẫn tiếp tục liên kết Mẹ với Chúa Kitô trong vai trò Mẹ là tín hữu. Mẹ theo Chúa như một tín hữu và như người Mẹ, tham dự vào đời sống tự hiến vinh quang của Chúa (Lu-ca 2: 35). Tất cả các biến cố trên thật rõ ràng như chúng ta thấy trong Thánh Kinh. Không có chứng cớ trực tiếp nào trong Thánh Kinh nói đến giây phút cuối đời của Mẹ. Tuy nhiên, một vài đoạn văn kể lại cho chúng ta cuộc đời của những người theo Chúa cách trung thành, được hưởng nhan thánh Chúa. Hơn thế nữa, các đoạn văn còn hé lộ hoặc biểu tượng phần nào, mà nhờ đó chúng ta thấy ánh sáng mầu nhiệm Mẹ Maria trong vinh hiển.
 
 Thí dụ, đoạn Thánh Kinh nói về thời cánh chung nơi trình thuật Stêphanô, vị tử đạo đầu tiên (TĐCV 7: 54- 60). Vào chính lúc chết, giống như Chúa của chúng ta, ngài đã thấy "vinh quang Thiên Chúa và Chúa Giêsu" "Con Người" không ngồi trên ghế phán xử tội nhân, nhưng "đứng bên hữu Thiên Chúa" chào đón người tôi trung. Tương tự như vậy, người ăn trộm thống hối kêu cầu Chúa khi ở trên thập giá đã được Chúa hứa đặc biệt cho cùng sống lại với Người trên thiên đàng (Lu-ca 23: 43). Tôi trung của Chúa Elijah lên trời trên xe gió (2 Các Vua 2:11). Câu truyện về tiên tri Enoch kể rằng tiên tri bị Chúa thử thách và ngài đã làm hài lòng Thiên Chúa, "vì vậy ngài được đưa lên trời mà không phải trông thấy cái chết; người ta đã không tìm thấy ngài vì Chúa đã đưa ngài về (Do Thái 11: 5; Xc. Sáng thế ký 5: 24)
 
 Trong các văn mạch về cánh chung như vậy, Mẹ Maria, người môn đệ trung tín của Chúa, luôn kết hợp trọn vẹn với Chúa trong Đức Kitô. Theo lối này, Mẹ là dấu chỉ hy vọng của toàn thể nhân loại.
 
 57. Tiến trình hy vọng và ân sủng, tiên báo nơi Mẹ Maria, sẽ nên trọn vẹn trong sự sáng tạo mới nơi Đức Kitô, khi tất cả tạo vật lãnh ơn cứu độ sẽ cùng tham dự vinh quang hoàn toàn của Thiên Chúa (Xc. 2Cor: 3: 18). Kinh nghiệm người Kitô hữu hiệp thông với Chúa trong đời sống hiện tại là dấu chỉ và là sự nếm thử trước ân sủng và vinh quang, niềm hy vọng toàn thể tạo vật cùng chia sẻ (Roma 8: 18-23). Mỗi cá nhân tín hữu và mỗi giáo hội tìm thấy sự cảm nghiệm này trong Giêrusalem mới, hiền thê Chúa Kitô (Xc. Khải huyền 21: 2; Ephêsô 5: 27). Khi các Kitô hữu từ Đông sang Tây, qua muôn thế hệ suy niệm công việc của Chúa nơi Mẹ Maria, họ đã thấy một niềm tin (Xc. Quà tặng và Quyền Bính 29) tương hợp với với điều mà Thiên Chúa đã đưa Mẹ lại với Ngài: Trong Đức Kitô. Mẹ là tạo vật mới trong đấng mà ‘‘tạo vật cũ đã qua đi và tạo vật mới đang đến’’ (2Cor. 5: 17). Nhìn đến Mẹ Maria theo khía cạnh cánh chung, Mẹ Maria đóng vai trò biểu tượng (type) của hội thánh, và cũng là người môn đệ với chỗ đứng đặc biệt trong nhiệm cuộc cứu độ.
 
 Định nghĩa của các đức giáo hoàng
 
 58. Cho đến bây giờ, chúng ta đã phác họa ra đức tin chung của chúng ta liên quan đến chỗ đứng của Mẹ Maria trong mục đích thần linh. Tuy nhiên, đạo Công giáo Roma phải tuân theo các giáo huấn mà đức giáo hoàng Pio XII đã định nghĩa vào năm 1950: "Mẹ vô nhiễm nguyên tội của Thiên Chúa, đấng trọn đời đồng trinh Maria, sau khi làm trọn bổn phận cuộc đời này, thì linh hồn và xác được đưa về trời trong vinh quang." Nên lưu ý rằng tín điều này không nói vị thế đặc biệt nào Mẹ Maria qua đời,(20) cũng như không dùng từ ngữ đặc biệt nào nói về Mẹ, như Mẹ đã chết và sống lại, nhưng cử hành việc này như tác động của Thiên Chúa trong Mẹ.
 
 Như vậy, sau khi hiểu biết vị thế của Mẹ trong nhiệm cuộc hy vọng và ân sủng, chúng tôi cùng xác nhận, Thiên Chúa đã đưa Mẹ Maria, với sự viên mãn trọn vẹn con người Mẹ vào vinh quang Thiên Chúa, tương hợp với những dậy bảo của Thánh Kinh, và như vậy điều này có thể hiểu trong ánh sáng Thánh Kinh. Người Công giáo Roma có thể nhìn nhận lời giáo huấn này về Mẹ Maria trong tín điều. Khi thấy thân phận của mọi người được cứu chuộc là vinh quang của họ trong Đức Kitô, thì Mẹ Maria, đấng Theotokos, đóng vai trò nổi bật trong cộng đoàn các thánh, và Mẹ là biểu tượng thân phận của giáo hội.
 
 59. Người Công giáo Roma cũng buộc phải tin rằng "đức trinh nữ rất thánh Maria, ngay từ giây phút đầu tiên hoài thai, nhờ ân sủng đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng và công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa đấng cứu chuộc nhân loại, đã được miễn trừ khỏi vết tích của tội nguyên tổ (tín điều về Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội do đức giáo hoàng Piô công bố năm 1854) (21). Định nghĩa này dậy rằng Mẹ Maria, giống như mọi người khác, cần Chúa Kitô là đấng cứu chuộc và cứu thế của Mẹ (Xc. Lumen Gentium, 53; giáo lý Công giáo, 491)
 
 Điểm tiêu cực khi nhìn nhận Mẹ Maria vô tội có thể dẫn đưa đến nguy hiểm làm hoen mờ sự trọn vẹn ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Cần xác định cho rõ, Mẹ Maria không phải thiếu vấn đề mà các người khác "có", đó là tội, nhưng vinh quang Thiên Chúa bao phủ cuộc đời Mẹ ngay từ thuở ban đầu. (22) Sự thánh thiện, chung cuộc của chúng ta trong Đức Kitô (Xc. 1Gioan 3: 2-3,) được nhận ra trong Mẹ Maria, nhờ ân sủng công nghiệp vô biên của Đức Kitô. Mẹ Maria là đại biểu tượng (prototype) của niềm hy vọng ân sủng cho toàn thể nhân loại như một khối chung.
 
 Theo tân ước "ân phúc" liên hệ với ý tưởng tự do khỏi tội nhờ máu Đức Kitô (Ephêsô 1: 6-7). Thánh Kinh nhắc nhở kết quả công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô ngay cả cho những người sống trước thời đại của Người (Xc. 1 Phêrô 3: 19; Gioan 8: 56; 1 Cor 10: 4). Lại một lần nữa, nơi đây, quan niệm cánh chung soi sáng chúng ta hiểu con người và ơn gọi của Mẹ Maria.
 
 Nhìn đến ơn gọi của Mẹ là Mẹ Đấng Thánh (Lu-ca 1: 35), chúng ta có thể xác quyết rằng ơn cứu chuộc của Đức Kitô đã "hồi tố" với Mẹ Maria, đến tận cùng sâu thẳm con người Mẹ, ngay từ giây phút đầu tiên trong cuộc đời của Mẹ. Điều này không ngược với với giáo huấn của Thánh Kinh, và chỉ được hiểu trong ánh sáng Thánh Kinh. Người Công giáo Roma cần nhận ra điều này qua lời xác định của tín điều -cách rõ ràng hơn-, Mẹ được "gìn giữ khỏi mọi tì vết của tội nguyên tổ’’ và ‘‘ngay từ giây phút đầu tiên lúc Mẹ mới hoài thai.’’ (23)
 
 60. Chúng tôi cùng đồng ý rằng giáo huấn về Mẹ Maria qua hai định nghĩa vào năm 1854 và 1950, được hiểu trong tiến trình nhiệm cuộc ân sủng và hy vọng của Thánh Kinh. Những định nghĩa đó tương hợp với lời dậy dỗ trong Thánh Kinh và theo truyền thống chung, cổ thời. Tuy nhiên, giáo hội Công giáo Roma, khi hiểu hai định nghĩa này cũng như bất cứ giáo huấn nào mang tích cách tín điều, ngụ ý rằng những giáo huấn trên được quả quyết như "Thiên Chúa mặc khải," và vì vậy, mọi giáo dân cần phải tin tưởng "kiên quyết và vững chắc" (de fide). Vấn đề với người Anh giáo đã được thảo luận ở chương VI. (Chương này nói như sau: Thánh Kinh chứa đựng tất cả những gì cần thiết cho ơn cứu rỗi: vì vậy bất cứ những gì không được đọc, hoặc vì thế, không được chứng minh, thì không đòi buộc và không nên đòi buộc mọi người phải tin hoặc coi đó như là điều cần thiết cho việc cứu rỗi.)
 
 Chúng tôi đồng ý rằng không buộc phải tin là tín điều trừ khi do Thiên Chúa mặc khải. Tuy nhiên, vấn nạn với người Anh giáo là, họ có phải tin những tín điều liên quan đến Mẹ Maria trên là do Thiên Chúa mặc khải, như vấn đề của đức tin?
 
 61. Hoàn cảnh và lời tuyên tín vào năm 1854 và 1950 tạo ra nhiều vấn đề không chỉ cho người Anh giáo mà còn cho tất cả Kitô hữu khác. Ngôn từ và cách diễn đạt những luận cứ tín điều này nằm trong cách suy tư của người thời đó. Một cách cụ thể, câu Thiên Chúa mặc khải (1854) và mặc khải cách thần linh (1950) dùng trong các tín điều, phản ảnh một thần học mặc khải đã ngự trị lâu đời trong giáo hội Công giáo Roma vào thời gian mà những định nghĩa này hình thành, và vào giai đoạn mà quyền giáo hoàng hiến chế Dei Filius của Công đồng Vatican I diễn tả. Cần hiểu những định nghĩa này trong ánh sáng Công đồng Vatican II với hiến chế Dei Verbum tái diễn đạt, nhất là khi nhìn đến vai trò quan yếu của Thánh Kinh khi đón nhận và thông truyền mặc khải
 
 Khi giáo hội công giáo Roma quả quyết rằng sự thật "do Thiên Chúa mặc khải," không nhằm nói đến mặc khải mới. Hơn nữa, những định nghĩa trên nhắm để làm chứng cho những gì đã mặc khải ngay từ thuở ban đầu. Thánh Kinh làm chứng cho các mặc khải này (Xc. Quà tặng và Quyền Bính, 19). Cộng đoàn tín hữu đón nhận mặc khải đó, thông truyền theo thời gian và không gian qua Thánh Kinh và qua việc rao giảng, phụng vụ, tu đức, đời sống và giáo huấn của giáo hội dựa trên Thánh Kinh.
 
 Trong "Quà tặng của Quyền bính" uỷ ban điều hành cố gắng khai mở phương cách các lời giáo huấn dựa trên năng quyền sẽ dùng. Điểm quan yếu là những lời giáo huấn dựa trên năng quyền cần am hợp với Thánh Kinh, và Thánh Kinh luôn là nỗi ưu tư căn bản cho người Anh giáo cũng như Công giáo Roma.
 
 62. Người Anh giáo cũng đặt vấn đề phải chăng người tín hữu coi những tín điều này như vấn đề thuộc đức tin, khi vị giám mục Roma tuyên tín ngoài Công đồng (Authority II, 30). Để trả lời, người Công giáo Roma đã giải thích sensus fidelium, truyền thống phụng vụ tại các giáo hội địa phương và sự ủng hộ nồng nhiệt của các giám mục Công giáo Roma (Xc. Quà tặng và Quyền Bính, 29-30): Những định nghĩa trên là những phần mà qua đó tín điều được nhìn nhận thuộc về đức tin của giáo hội, và vì vậy, cần tuyên xưng (Xc. Quà tặng và Quyền Bính, 47)
 
 Với người Công giáo Roma, tuyên tín các định nghĩa đó thuộc năng quyền của giám mục thành Roma. Năng quyền cho phép ngài, dưới các điều kiện hạn chế, tuyên tín (Xc. Pastor Aeternus ([1870]); DS 3069-3070). Những định nghĩa năm 1854 và 1950 không nhằm trả lời các cuộc tranh cãi, nhưng để nói lên tiếng nói đa số đồng ý chung của các tín hữu cùng hiệp thông với vị giám mục Roma. Công đồng Vatican II đã tái xác nhận những tuyên tín này.
 
 Với người Anh giáo, Công đồng đại kết thoả thuận, giáo huấn theo Thánh Kinh, cần biểu lộ cách chính xác, nghĩa là, phải hội đủ những điều kiện cần thiết cho việc giáo huấn được gọi là de fide. Theo trường hợp đó, như tuyên tín về Theotokos, cả hai giáo hội Anh giáo và Công giáo Roma cùng đồng ý, chứng cớ cần được mọi người tín hữu tin tưởng cách chắc chắn và bền vững. (Xc. 1Gioan 1: 1-3)
 
 63. Người Anh giáo đặt câu hỏi, trong tương lai, nếu có sự hiệp nhất giữa hai giáo hội, phải chăng họ sẽ buộc chấp nhận tín điều năm 1854 và 1950. Người Công giáo Roma thấy khó có thể hình dung ra sự hiệp nhất hai giáo hội khi chấp nhận một vài tín điều, rồi lại bỏ quên một vài tín điều khác. Lúc bàn thảo về vấn đề này, chúng tôi lưu ý "một trong những hậu quả khiến chúng ta chia cách, là vì cả hai nhóm Anh giáo cũng như Công giáo Roma có khuynh hướng nhấn mạnh quá đáng các tín điều Mẹ Maria như tín điều căn bản cốt yếu của đức tin Kitô giáo (Authority II, 30)
 
 Hai giáo hội Công giáo Rô ma và Anh giáo đồng ý, các tín điều Mẹ Maria linh hồn và xác lên trời cũng như vô nhiễm nguyên tội, phải hiểu trong ánh sáng của chân lý căn bản hơn về căn tính của Mẹ như Theotokos, tức là đấng phải tùy thuộc vào sự nhập thể của Thiên Chúa. Chúng tôi nhận thấy, theo Công đồng Vatican II và giáo huấn của những vị giáo hoàng gần đây, chiều hướng hiểu biết Kitô giáo và giáo hội học về các tín điều trong giáo hội liên quan đến Mẹ Maria đã được tái đón nhận trong giáo hội công giáo Roma.
 
 Giờ đây, chúng tôi gợi ý, khi chấp nhận viễn kiến cánh chung, chúng ta có thể sẽ đào sâu sự hiểu biết chung về vai trò Mẹ Maria trong nhiệm cuộc ân sủng và trong truyền thống giáo hội liên quan đến Mẹ Maria, là truyền thống và ân sủng mà cả hai giáo hội chúng ta cùng đón nhận. Chúng tôi hy vọng rằng giáo hội Công giáo Roma và Anh giáo sẽ nhìn ra đức tin chung, khi cùng đồng ý những điều liên quan đến Mẹ Maria mà chúng tôi đang đề nghị. Sự tái đón nhận này có thể mang ý nghĩa, -giáo huấn, hoặc ý nghĩa sùng mộ dành cho Mẹ Maria, lòng sùng mộ đang được cử hành trong các cộng đoàn của chúng ta, và kể cả các sự khác biệt-. Những giáo huấn này được coi như phương cách biểu lộ đức tin chính đáng Kitô giáo.Bất cứ sự tái đón nhận nào như vậy, cần diễn ra trong khung cảnh tái đón nhận chung, dựa trên năng quyền giáo huấn có uy thế trong giáo hội như đã nhắc nhở trong "Quà tặng và Quyền Bính."
 
 (còn tiếp...)
 
 CHÚ THÍCH:
 
 20. Số 10. Khi nói "linh hồn và xác" Mẹ Maria về trời tạo ra một số khó khăn dựa trên lịch sử và triết lý. Tuy nhiên, tín điều chấp nhận câu hỏi là, khi không thấy thân xác đã chết của Mẹ trên dương thế, thì hiểu thế nào về lịch sử. Tương tự "linh hồn và xác lên trời" không phải là một đặc ân xét theo nhân chủng học. Tích cực hơn, "linh hồn và xác lên trời" cần hiểu theo nghĩa Kitô học và cánh chung học. Mẹ là Đấng Cüu Mang Thiên Chúa, đương nhiên, về thể lý, phải liên hệ mật thiết với Chúa Kitô. Và, bởi vì Mẹ mang thân xác Người, Mẹ phải liên hệ mật thiết với giáo hội, thân mình của Chúa Kitô. Tóm lại, tín điều này về Đức Maria nhằm trả lời các vấn nạn thần học hơn là triết lý.
 
 21. Số 11. Tín điều này nhằm trả lời vấn nạn xa xưa về thời điểm Mẹ được thánh hóa. Tín điều xác định rõ rằng Mẹ được thánh hóa ngay từ giây phút đầu tiên lúc mới hoài thai.
 
 22 Số 12. Đoạn văn của Phaolo trong thư Roma 3:23 -"mọi người đều phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa"- có thể được cắt nghĩa là không ai miễn trừ, ngay cả Mẹ Maria. Tuy nhiên, cần lưu ý văn mạch hùng biện của thư Roma từ đoạn 1-3, khi nhấn mạnh đến mối quan tâm về có tội như nhau giữa người Do thái và dân ngoại (3: 9). Roma 3: 23 nhắm mục đích riêng, không liên hệ đến vấn đề "vô tội" hoặc vấn đề khác tương tự như vậy nơi Đức Maria.
 
 23. (Tức là hai tín điều Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội và Đức mẹ linh hồn và xác lên trời.)
 
 24. Số 13. Theo hoàn cảnh hiện nay, những ai không hiệp thông với Roma không buộc phải minh nhiên chấp nhận hai tín điều năm 1854 và 1950. Tương đồng, người Anh giáo phải nhìn nhận rằng những tín điều trên là những diễn tả hợp pháp của đức tin Công giáo, và phải kính trọng những diễn tả đó, dù cho người Anh giáo không dùng chúng. Có nhiều lúc trong tiến trình đại kết, một bên có thể định nghĩa de fide khác với bên kia, thí dụ như trong Tuyên Ngôn Kitô Giáo Chung giữa giáo hội Công giáo và Giáo hội Assyrian Đông Phương về tín điều công đồng Chalcedon, hoặc Thông Cáo Chung về Đức tin Công Chính hóa giữa Giáo hội Công giáo Roma và Liên hiệp tin lành Lutherô.

Tác giả bài viết: Lm. Anthony Đào Quang Chính

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.