www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
14:36 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 65

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 56


Hôm nayHôm nay : 12658

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 840352

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19061547

Trang nhất » Tin Tức » Đức Mẹ

Đức Mẹ chính là giải pháp cùng đích của loài người

Thứ ba - 13/06/2017 09:20
Mẹ Maria

Mẹ Maria

LTS: Lòng sùng kính về Mẹ Maria của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã được diễn tả một cách trọn vẹn và sâu sắc qua “Sáu Lý Do Đừng Quên về Mẹ Maria” của Ngài. Vào năm 1984, trong một bài phỏng vấn với nhà báo Vittorio Messori, Đức Thánh Cha khi đó hãy còn là Đức Hồng Y Giuse Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã nhanh chóng chỉ ra “liệu pháp cứu chữa” cho những thách đố đương đại, và những khủng hoảng đang diện đối Giáo Hội và thế giới ngày nay.

Để đối đầu với cuộc khủng hoảng mà Giáo Hội phải kinh qua; với cuộc khủng hoảng về tình trạng suy đồi luân lý, đạo đức, và sau cùng với cuộc khủng hoảng của người phụ nữ, thì vị Hồng Y Tổng Trưởng đã có được một liệu pháp, trong số những liệu pháp khác, “mà qua rất nhiều thế kỷ, liệu pháp đó đã chứng tỏ được một sự hữu hiệu vững chắc và rõ ràng.” Một liệu pháp mà tai tiếng trông có vẽ xa vời đối với đa phần người Công Giáo thời nay, nhưng với một số ít tín hữu khác, thì liệu pháp đó còn xác đáng hơn bất kỳ điều gì khác. Đó chính là liệu pháp mà Ngài đặt cho một cái tên rất ngắn gọn, chính là: Mẹ Maria (Mary).
 
 Đức Hồng Y Ratzinger khi đó ý thức rất rõ rằng học thuyết về Mẹ Maria vốn tạo ra một dung mạo của Kitô Giáo mà có một số nhóm rất khó mà hiểu rõ và chính xác cho được, dẫu rằng học thuyết đã được chuẩn phê bởi Công Đồng Chung Vaticăn II như là Tín Lý Giáo Điều quan trọng của Giáo Hội.
 
 Ngài nói: “Bằng cách lồng mầu nhiệm về Mẹ Maria vào trong mầu nhiệm của Giáo Hội, Công Đồng Chung Vaticăn II đã đưa ra một quyết định quan trọng, nhằm khơi dậy nên một sự thúc đẩy và nghiên cứu mới về mặt thần học. Sau thời kỳ hậu công đồng, bất chợt có một sự suy giảm về học thuyết này, nếu không muốn nói là gần như bị sụp đổ, dẫu rằng giờ đây đã có những dấu hiệu cho một sức sống mới.”
 
 Vào năm 1968, 18 năm sau ngày công bố tín điều Đức Mẹ Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác, thì vị giáo sư Ratzinger đã quan sát được sự kiện mà Ngài nhớ lại chính là: ‘Khuynh hướng nền tảng, nhằm hướng dẫn cuộc sống của nhân loại lúc đó chỉ trong vài năm ngắn ngủi thôi, đã phải thay đổi, để khiến ngày hôm nay, chúng ta rất khó mà hiểu rõ được niềm vui hồ hỡi, vốn đã ngự trị khắp mọi nơi trong Giáo Hội Công Giáo.”
 
 Kể từ đó trở đi, đã có nhiều sự thay đổi, và ngày hôm nay tín điều đó, vốn đã có lúc khiến cho mọi người hồ hỡi, hướng tâm lên, thì nay, con người lại tìm cách trốn thoát, và chối từ.
 
 Chúng ta nên tự hỏi chính chúng ta là liệu với tín điều đó, chúng ta sẽ không còn phải bị đặt trong những trở ngại không cần thiết để tiến tới việc hợp nhất hóa với những người Kitô Giáo khác chăng? hoặc là liệu chăng sẽ rất khó khi viên đá này không nằm trên mặt đường, viên đá mà chính chúng ta đã đặt tại đó trong suốt thời gian trong quá khứ vừa qua?
 
 Chúng ta cũng nên tự hỏi với chính chúng ta rằng liệu với một tín điều như vậy, thì khuynh hướng sùng kính Kitô Giáo của chúng ta không bị đe dọa chăng? Liệu nó có bị đi lạc hướng chăng, thay vì phải hướng về Thiên Chúa là Cha và hướng về Đấng Trung Gian Duy Nhất là Chúa Giêsu Kitô, Đấng chính là anh em bằng hữu của con người và cũng đồng thời là Đấng đã nên Một với chính Thiên Chúa Cha chăng?
 
 Thế nhưng, trong suốt cuộc phỏng vấn, vị Hồng Y này đã nói với tôi rằng: “Nếu Mẹ Maria có một vị trí thiết yếu quan trọng trong việc làm cân bằng nên Đức Tin, thì ngày hôm nay, điều cấp bách hơn bao giờ hết, cũng giống như trong các kỷ nguyên trước đó của Giáo Hội, chính là tái khám phá lại vị trí đó.”
 
 Lời chứng của vị Hồng Y này thể hiện một nhân bản tính rất quan trọng, sau một chặng đường dài tái khám phá của cá nhân, và dần dà sau đó hiểu biết sâu sắc hơn, theo một nghĩa là gần như “hoán cải trọn vẹn” về mầu nhiệm của Mẹ Maria.
 
 Thực ra, chính Ngài đã thổ lộ với tôi rằng: “Khi hãy còn là một thần học gia trẻ tuổi trong thời gian trước và đang khi diễn ra Công Đồng, tôi cũng đã từng có một số dè dặt, như là nhiều người đã từng và hiện vẫn còn mãi cho đến ngày hôm nay, có liên quan đến một số lối diễn tả cổ điển, chẳng hạn như câu nói nổi tiếng De Maria Nunquam Satis tức khi nói đến Mẹ Maria, thì con người không thể nào có thể nói hết cho đủ. Thì điều đó đối với tôi, trông có vẽ thổi phồng hay cường điệu hóa. Thế là sau đó, rất khó cho tôi để có thể hiểu được ý nghĩa thật sự của một lối diễn tả khác nổi tiếng (đang hiện hành trong Giáo Hội kể từ những thế kỷ đầu tiên sau một cuộc tranh luận đáng ghi nhớ của Công Đồng Ephêsô vào năm 431, và đã tuyên bố rằng Mẹ Maria Theotokos, tức Mẹ của Thiên Chúa). Nội cách công bố không thôi, cũng có nghĩa ám chỉ rằng: Đức Nữ Đồng Trinh như là “Người Chế Ngự (conqueror) của tất cả các dị giáo (heresies).” Và giờ đây, ngay trong thời kỳ bối rối này khi mà mỗi một dị giáo khác thường dường như đang gây sức ép về đức tin đích thực, thì tôi mới hiểu ra được rằng lối diễn tả trên không phải là một sự thổi phồng hay cường điệu hóa về lòng sùng kính, nhưng là tất cả những sự thật rất đúng trong thời đại ngày nay, hơn bất kỳ thời đại nào khác.”
 
 “Vâng, đúng như thế,” Ngài nói tiếp, “chúng ta nên quay trở về với Mẹ Maria nếu như chúng ta muốn tìm hiểu lại sự thật về chính Chúa Giêsu Kitô, sự thật về Giáo Hội, và sự thật về con người, mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đề nghị ra như là một chương trình cho toàn thể đạo Kitô Giáo, khi vào năm 1979, Ngài đã cho khai mở ra Kỳ Họp của Hội Đồng Giám Mục thuộc vùng Mỹ Châu La Tinh tại Puebla. Các Đức Giám Mục đã đáp ứng với lời đề nghị của Đức Cố Thánh Cha bằng cách thêm vào những văn kiện đầu tiên (những văn kiện mà một số vị khi đó chưa đọc hết) bày tỏ chung về ước muốn và sự quan tâm rằng: “Mẹ Maria chắc chắn phải hơn hẳn là một môn giáo dục sư phạm học, để công bố Tin Mừng cho toàn thể nhân loại thời nay.” Chính xác là vì lòng sùng kính truyền thống của lục địa đó dành cho Mẹ Maria đã bị sút giảm, và kết quả của sự trống rỗng được lấp đầy bởi những ý thức hệ chính trị học. Thì đó chính là một hiện tượng được ghi nhận tại hầu hết mỗi nơi ở mức độ nào đó, khẳng định cho tầm quan trọng của lòng sùng kính, vốn đã không còn là một sự sùng kính nữa.”
 
 Sáu Lý Do Để Đừng Quên về Mẹ Maria
 
 Vị Hồng Y này đã liệt kê ra sáu điểm mà Ngài nhìn nhận ra được tầm quan trọng của Mẹ Maria trong sự cân bằng và làm trọn vẹn hóa của Đức Tin Công Giáo.
 
 Điểm Một: Khi một ai đó biết nhận ra vị trí của Mẹ Maria qua tín điều và truyền thống, thì người đó được bén rễ một cách vững chắc vào Kitô Giáo Học (vì theo Công Đồng Chung Vaticăn II, việc thành kính suy gẫm về Mẹ qua ánh sáng của Tin Mừng đã khiến cho con người và Giáo Hội biết cung kính một cách sâu sa hơn về mầu nhiệm vĩ đại của việc Mẹ Nhập Thể trong Lumen Gentium số 65).
 
 Hơn nữa, vì trực tiếp có liên quan đến đức tin về Chúa Kitô, nên những tín điều về việc Mẹ Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác, và Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, là nhằm để bảo vệ đức tin nguyên thủy vào Chúa Kitô như là một Thiên Chúa thật và cũng là một con người thật: hai bản tính trong cùng một Ngôi Thiên Chúa. Chúng cũng bảo chứng quan điểm cho rằng con người không thể nào tránh khỏi thuyết mạt thế và bằng việc chỉ ra việc Mẹ Maria đã về trời, thì chúng ta, những con cái của Mẹ, cũng sẽ theo một định mệnh bất diệt đó đang đợi chờ chúng ta.
 
 Và những tín điều đó cũng còn giúp bảo vệ đức tin, vốn đã bị đe dọa vào thời điểm hôm nay, về Thiên Chúa tạo dựng, Đấng tự do can dự vào việc làm cho Đức Mẹ vẫn còn đồng trinh, vì đó chính là sự thật, một sự thật, vốn dĩ thế giới ngày nay rất khó mà có thể lĩnh hội được.
 
 Cuối cùng, Mẹ Maria, như Công Đồng đã gọi là: “hoàn toàn có liên quan một cách sâu sắc vào lịch sử của việc cứu chuộc nhân loại.. theo cách hiệp nhất trong lòng Mẹ, và điều đó đã làm vang dội / trội lên (reechoed) về những mầu nhiệm quan trọng nhất của Đức Tin.” (trích Lumen Gentium số 65).
 
 Điểm Hai: “Học thuyết về Mẹ Maria của Giáo Hội bao gồm mối quan hệ chính xác, cần thiết cho sự hội nhập giữa Kinh Thánh và truyền thống. Bốn tín điều về Đức Mẹ có nguồn gốc rõ ràng trong Kinh Thánh. Nhưng chúng cũng giống như là một hạt giống được gieo trồng, lớn lên và sinh hoa kết trái trong đời sống truyền thống cũng như mang một ý nghĩa trong Phụng Vụ, trong cách nhìn nhận của người có niềm tin và trong việc suy niệm về thần học được hướng dẫn bởi Công Đồng.”
 
 Điểm Ba: “Trong bản tính rất riêng của Mẹ, một thiếu nữ Do Thái trở nên Mẹ của Đấng Messiah. Mẹ Maria cùng hòa quyện nên Dân xưa và Dân mới của Thiên Chúa, Israel và Kitô Giáo, Do Thái và Giáo Hội, theo một cách sống động và không thể chia cắt được. Mẹ, muôn đời vẫn là, một mối dây liên kết mà không có Đức Tin (như hiện trạng ngày nay), sẽ khiến cho con người mất đi sự thăng bằng qua việc hoặc là bỏ rơi Giao Ước Mới đối với Dân xưa, hay thiêu hủy nó cùng với Dân xưa. Qua Mẹ, chúng ta có thể sống hiệp nhất trọn vẹn trong Tin Mừng.”
 
 Điểm Bốn: “Việc sùng kính Mẹ một cách đúng đắn sẽ bảo chứng cho Đức Tin để “lý trí” được hiện diện hài hòa cùng với “con tim,” như Pascal đã từng nói như vậy. Đối với Giáo Hội, con người chẳng phải là lý trí đơn thuần, hay tình cảm đơn thuần, mà con người chính là sự hội nhập, sự hiệp nhất của hai chiều kích đó. Tâm trí phản ánh sự sáng suốt, và con tim là để có thể cảm nhận được sự ấm áp của việc sùng kính Mẹ (nhằm một mặt giúp làm tránh khỏi những phóng đại giả tạo, và mặt khác là sự hạn hẹp quá đáng trong việc suy tư về phẩm giá trổi vượt của Mẹ Thiên Chúa, như Công Đồng đã nêu ra), và có như vậy, thì đức tin mới phản ánh trọn vẹn chiều kích của nhân loại.”
 
 Điểm Năm: “Việc dùng các từ ngữ của Công Đồng Chung Vaticăn II, Đức Mẹ như là “nhân vật,” “hình ảnh,” và “mẩu gương” của Giáo Hội. Ngắm nhìn Giáo Hội của Mẹ đang được che chở khỏi kiểu mẩu nam tính hóa như đã đề cập trên khi cho rằng Mẹ như là một khí cụ cho một trương trình hành động chính trị xã hội. Trong Mẹ Maria, với tư cách là nhân vật và nguyên hình, Giáo Hội một lần nữa tìm gặp được một khuôn mặt của riêng Mẹ như là một người Mẹ và do đó, không thể nào bị đồng hóa với tính phức tạp của một phe đảng, một tổ chức hay một nhóm gây ra áp lực nào đó trong việc phục vụ cho công ích của nhân loại, ngay cả đó là những lợi ích cao cả nhất. Nếu Mẹ Maria không còn có chổ trong rất nhiều môn thần học và giáo hội học, thì lý do đã quá rõ: chúng đã làm giảm và coi thường đức tin như là một sự trừu tượng hóa (abstraction) mà thôi. Và đối với một sự trừu tượng hóa, thì không cần phải có một người Mẹ.”
 
 Điểm Sáu: “Với phận số của Mẹ, vừa là Đức Nữ Đồng Trinh và là một người Mẹ, Mẹ Maria tiếp túc chiếu rọi ánh sáng đến điều mà Đấng Tạo Hóa đã tiền định cho tất cả những người phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi, cộng với tất cả chúng ta, hay nói chính xác hơn, trong thời đại của chúng ta, mà chúng ta biết được chính là tầm quan trọng của nữ tính đã và đang bị đe dọa đi. Qua sự đồng trinh và trở thành người Mẹ, thì đó chính là một mầu nhiệm dành cho phận số cao cả của người phụ nữ, mà không thể tách rời ra được. Mẹ Maria đã không nản lòng tuyên bố Magnificat, nhưng Mẹ cũng đồng thời lặng lẽ và ẩn dật một cách có hiệu quả. Mẹ chính là Người đã không sợ khi phải đứng dưới chân cây Thập Giá, đã hiện diện ngay từ lúc Giáo Hội được sinh thời. Nhưng Mẹ cũng còn là Người, mà các thánh tông đồ nhấn mạnh rất nhiều lần rằng: “lòng Mẹ cứ trầm tư, băng khoăng, một niềm vui khó tả”. Là nhân vật hiện thể cho sự can đảm và vâng lời Mẹ đã từng là và vẫn còn sẽ là một ví dụ điển hình mà mỗi người nam và nữ Kitô Giáo có thể và nên hướng tới.”
 
 Bài viết trên chính là phần trích đoạn từ trong Bản Báo Cáo Ratzinger, do nhà sách của Dòng Tên đăng vào năm 1985.
  

Tác giả bài viết: Anthony Lê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.