www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
13:54 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 91

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 83


Hôm nayHôm nay : 11973

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 839667

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19060862

Trang nhất » Tin Tức » Đức Mẹ

Mẹ Maria : "Nguyên Mẫu" của Hội Thánh...

Chủ nhật - 31/05/2015 10:44
Mẹ Maria

Mẹ Maria

Phải chăng giữa lúc chúng ta đang khổ đau lai láng tràn trề, bị áp bức và bốc lột, một cách trắng trợn trong lòng xã hội… tiếng Ngài đang nhắc nhở chúng ta về « thái độ đầy yêu thương và tha thứ vô điều kiện » của Đức Kitô trên Thánh Giá (Lc 23, 34) ?

Trong tâm tư và nguyện vọng của Đức Kitô, Hội Thánh mà chính Ngài đã lập ra trước khi về Trời, để tiếp nối công trình của Ngài, PHẢI NHƯ THẾ NÀO ?

Câu hỏi chỉ vỏn vẹn bao gồm bốn từ « phải như thế nào ? ». Tuy nhiên, trong số những người làm công tác thần học, từ trước cho tới nay, không một ai đã có thể trả lời một cách rốt ráo và dứt điểm cho câu hỏi ấy.

Lý do thứ nhất giải thích sự kiện ấy : Vì Hội Thánh là một Mầu Nhiệm, vượt ra ngoài mọi đường đi nẻo về của lý trí con người. Hẳn thực, càng tìm, chúng ta càng gặp. Càng gặp, nhiều chân trời khác lại mở ra một cách lung linh và thẳm thẳm, trước con mắt nhân loại của chúng ta.

Lý do thứ hai, suốt thời gian ba năm rao giảng Tin Mừng, trong thân phận và điều kiện làm người, Đức Kitô đã « không nói hết tất cả mọi điều ». Chính ngày hôm nay, Chúa Thánh Thần vẫn còn được Ngài sai đến, để tiếp tục soi đường dẫn lối cho chúng ta, mỗi khi chúng ta cần ánh sáng của Ngài (Ga 16, 21-13).

1.-LẮNG NGHE CHÚA THÁNH THẦN

Cho nên, thái độ cần thiết của chúng ta – với tư cách là một thành viên tích cực và năng động trong lòng Hội Thánh - là học tập « lắng nghe Ngài » một cách tỉnh thức và nhạy bén. Hẳn thực, khi chúng ta là « người học trò khát khao và sẵn sàng học tập », Ngài sẽ lập tức xuất hiện, mang đến cho chúng ta nhiều bài học khác nhau, với nhiều phương tiện khác nhau, dưới hình hài của « nhiều Vị Thầy » khác nhau : một em bé, một cụ già, một người ăn xin trên đường phố, một nhận vật đang hống hách, bắt nạt, đe dọa và tố cáo chúng ta…

Phải chăng giữa lúc chúng ta đang khổ đau lai láng tràn trề, bị áp bức và bốc lột, một cách trắng trợn trong lòng xã hội… tiếng Ngài đang nhắc nhở chúng ta về « thái độ đầy yêu thương và tha thứ vô điều kiện » của Đức Kitô trên Thánh Giá (Lc 23, 34) ?

Giữa lúc chúng ta đang bị những động cơ vô thức thúc ép « tố cáo bên này, kết án bên kia, chửi bới bên nọ… », phải chăng Tiếng Ngài đang vọng về bên tai của chúng ta, câu nói của Đức Kitô, với người đàn bà ngoại tình : « Thầy không kết án chị » (Ga 8, 11).

***

2.- QUI CHIẾU VÀO MẸ MARIA

Trong tinh thần và lăng kính ấy, thay vì muốn lên mặt « dạy » cho người khác, những bài học mà tôi không bao giờ chứng nghiệm, tôi chỉ xin chia sẻ một vài điều cơ bản, mà tôi gọi là « mai cốt cách, tuyết tinh thần », của con người ngày ngày cố quyết sống Đức Tin, trong từng hơi thở của mình. Hẳn thực, mỗi khi phân vân, do dự, không biết phải làm gì, với tư cách là « một người con của Hội Thánh », tôi tự khắc « QUI CHIẾU » vào mẫu thức của Mẹ Maria, vì Mẹ là « NGUYÊN TƯỢNG » của Hội Thánh. Phải chăng Thánh Gioan Tông Đồ đã đại diện tất cả chúng ta, khi nhận lãnh sứ mệnh của Đức Kitô : « Đây là Mẹ của con » (Ga 19, 27?

- Qui chiếu vào Mẹ, để lắng nghe và cưu mang Lời Chúa, trong xương da máu thịt của mình. Nhờ vậy, tôi có thể mang Ánh Sáng Tin Mừng của Ngài, cho anh chị em đống bào, trên khắp mọi nẻo đường của Quê Hương (Lc 1, 39-45).

- Qui chiếu vào Mẹ, để mở lòng đón nhận và thấm nhuần Chúa Thánh Thần (Lc 1, 35), trước mỗi chọn lựa và quyết định giữa hai con đường mâu thuẩn với nhau. Một bên là Tình Yêu vô điều kiện, bên kia là Lo Sợ với bao nhiêu phản ứng tự vệ « cửa đóng then gài ». Một bên là buông xả, trao ban và hiến tặng, với một tâm hồn an bình và nghèo khó… bên kia là cố thủ đằng sau những pháo đài phê phán, tố cáo, tấn công và gào thét. Một bên là Thứ Tha và Đồng Cảm, giống như Đức Kitô đã diễn tả và thực hiện, trên Thánh Giá trước hơi thở cuối cùng, bên kia là những thái độ « suy bụng ta ra bụng người », « có ít xít ra cho nhiều » hay là « thấy hạt bụi trong con mắt của kẻ khác và không nhận ra cái xà đang nằm chình ình trước mặt mình ».

- Qui chiếu vào Mẹ, để can đảm đi lên ngọn đồi Gôn-gô-tha với Đức Kitô, và thinh lặng « đứng thẳng » dưới chân Thánh Giá của Ngài, khi đoàn lũ vây quanh đang om sòm la lối, thét gào, đòi nợ máu…(Ga 19, 25).

- Qui chiếu vào Mẹ, để có mặt một cách năng động và hữu hiệu, với những tâm hồn đang phân vân, lo ngại, ở trong tình trạng bấp bênh và đợi chờ, không biết ngày mai sẽ xảy đến như thế nào. Giống như Mẹ, trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 1, 14), chúng ta hãy đến với anh chị em. Hãy ở giữa. Hãy có mặt. Lắng nghe phải chăng là một quà tặng, cao quí hơn tất cả mọi loại quà tặng khác, trong tình huống của thế giới ngày hôm nay ?

- Qui chiếu vào Mẹ, để nhắc nhủ, hướng dẫn tất cả những ai đang có mặt hai bên cạnh, như trong tiệc cưới ở làng Cana: « Ngài bảo gì, các anh các chị em hãy nghe theo Ngài » (Ga 2,5).

- Sau hết, chúng ta qui chiếu vào Mẹ, để liên tục cầu nguyện với Mẹ, theo cách của Mẹ. Cách thứ nhất là thanh thản thưa « Xin Vâng » (Lc 1, 38), đối với những biến cố đang xảy đến cho mình. Cách thứ hai là tạ ơn « Linh hồn tôi ngợi khen Chúa » (Lc 1, 46-56), đối với những điều Ngài đã và đang thực hiện. Cách thứ ba là tìm hiểu vai trò tác động của Chúa Thánh Thần, « Việc ấy sẽ xảy ra bằng cách nào ? » (Lc 1, 34), trong những trách vụ mà chúng ta cần thực thi, trong lòng xã hội, để làm chứng về Tin Mừng Thứ Tha của Thiên Chúa Ngôi Cha.

***

3.- BÀ ÊVA MỚI

Có lẽ, Thánh Gioang Da-ma-xê-nô là người đầu tiên đã làm nổi bật vai trò Nguyên Tượng của Mẹ Maria, trong lòng Hội Thánh, khi Ngài gọi Mẹ là « Bà Êva Mới », trong nhiều bài giảng của Ngài (*).

Hẳn thực, Bà Êva cũ là người mẹ đầu tiên của chúng ta, về mặt nhân loại. Trong quan hệ giữa bà và Thiên Chúa, Sách Sáng Thế thuộc Kinh Thánh Cựu Ước đã đưa ra một số đường nét chính yếu như sau (St 3,1-17) :

- Thứ nhất, trong tâm tưởng của bà Êva Cũ, Lời Chúa không phải là « khuôn vàng thước ngọc », khả dĩ điều hướng mọi quyết định và chọn lựa của bà.

- Thứ hai, xuyên qua câu chuyện trao đổi giữa bà và con Rắn Xa Tan, Thiên Chúa chỉ là Người muốn lừa dối và lường gạt. Ngài lo sợ con người sẽ lấn chiếm mọi quyền lực của mình, sau khi họ trở thành « con người biết lành biết dữ », giống như Ngài.

- Thứ ba, sau khi đã lắng nghe và nhận làm của mình lời xuyên tạc của Rắn, bà Eva Cũ đã khai trừ và trục xuất Lời Chúa ra khỏi lòng mình (Stk 3, 1-24). Từ đó, chính bà và con cháu của bà chỉ biết tố cáo, phê phán và sát hại lẫn nhau, giống như hùm beo muông sói, thể theo câu chuyện ghen tương của Ca-in đối với em ruột của mình là A-ben (Stk 4, 1-16).

Nói tóm lại, vì nghe theo lời xuyên tạc của Rắn, bà Eva Cũ không còn nhận biết mình « chỉ là bùn đất », trong lòng bàn tay của Thiên Chúa. Mẹ Maria, trái lại, là « Người Lắng Nghe Lời Chúa », và « Thực Hiện Lời Ngài », trong suốt cuộc đời của mình (Lc 8, 21 và 11, 27). Chính vì lý do đó, Mẹ đã có khả năng cưu mang Lời Ngài, trong cung dạ của mình. Lời Chúa đã trở thành Con của Mẹ. Ngài là « Tất Cả » đối với Mẹ.

Nói khác đi, thay vì mang trong mình tinh thần đấu tranh, muốn bình quyền với Thiên Chúa, như trong cách sống của bà Eva Cũ, Mẹ Maria nhận biết mình chỉ là người « Tỳ Nữ » của Ngài (Lc 1, 38). Cho nên, theo cách nói của tác giả A. de Mello, « vì Mẹ không có gì trong tay cả », Thiên Chúa đã trở thành « Tất Cả », trong cõi lòng và cuộc đời của Mẹ.

***

4.- NHỮNG NẾP SỐNG CỦA HỘI THÁNH

Để kết luận, chúng ta hãy trở về với câu hỏi lúc ban đầu : Hội Thánh của Chúa Kitô phải như thế nào, trong tâm tư và nguyện vọng của Ngài ?

Soi bóng Hội Thánh vào Con Người của Mẹ Maria tôi đã khám phá được những câu trả lời tương tự như sau:

- Hội Thánh cần phải đóng đinh con người cũ của mình vào Thánh Giá của Đức Kitô, để có thể Sống Lại với Ngài (Cl 3, 9-10).

- Hội Thánh phải là người Tỳ Nữ, giống như Mẹ Maria, sống khó nghèo và không có gì trong tay cả, mới có thể chọn lựa Thiên Chúa làm « TẤT CẢ » (Cl 3, 11), cho cuộc đời của mình. Lúc bấy giờ, và chỉ lúc bấy giờ mà thôi, Hội Thánh mới có thể bắc NHỊP CẦU TRUNG GIAN, để toàn thể Nhân Loại có thể trở về trong cung lòng Đại Dương bao la của Thiên Chúa.

- Hội Thánh phải thức tỉnh lắng nghe Chúa Thánh Thần, để ngày ngày trở nên MỘT, mới có thể làm Vị Hiền Thê của Đức Kitô, trong Nước Trời (Ga 17, 11).

***

5.- BÀI THƠ "CÓ MẸ TRONG TÂM TƯ"

Bài thơ « Có Mẹ… » sau đây phản ảnh một phần nào những hình thức soi bóng của người Kitô hữu, xuyên qua mẫu khuôn của Mẹ Maria:

Có Mẹ trong tâm tư,

Con trở thành con người bất tử.

Có Mẹ trong cuộc đời,

Phép Lạ hiện hình trong mọi sự.


Có Mẹ luôn đồng hành,

Hạnh Phúc nảy mầm khắp tứ xứ.

Có Mẹ dạy con nhìn,

Ánh Sáng chan hòa trong điềm dữ.


Có Mẹ đứng bên mình,

Gieo vãi những hạt mầm Tha Thứ.

Cùng Mẹ thưa « Xin Vâng ».

Hạ sinh cho Đời Vua Thiên Tử.


Với Mẹ bước lên đường,

Ấn mạnh dấu chân Người Ngôn Sứ.

Theo Mẹ sống khó nghèo,

Trong âm thầm cưu mang Đại Sự.

Lausanne Thụy Sĩ - Mùa Xuân 2007


NB (*) Jean DAMASCÈNE - Homélies sur la Nativité et la Dormition - Paris, Cerf 1998.

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.