www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
00:30 EDT Thứ bảy, 20/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 74

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 72


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 491097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19637292

Trang nhất » Tin Tức » Đức Mẹ

Tình mẫu tử vô bờ của Mẹ đối với nhân loại và bổn phận nhân loại đối với Mẹ

Thứ hai - 02/03/2015 10:42
Mẹ bồng con

Mẹ bồng con

Từ khi mới tạo dựng nên vũ trụ, Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại không những bằng mối tình của Ðấng Tạo Hóa, của một người cha, mà còn bằng một mối tình của người mẹ. Và, tình mẫu tử này nơi Thiên Chúa vượt xa mọi tình mẫu tử. Nếu có gộp tất cả tình mẫu tử của mọi người mẹ để chỉ yêu một đứa con thì khi so sánh với tình mẫu tử của Thiên Chúa đối với nhân loại, đó cũng chỉ là một cái bóng mờ nhạt mà thôi. Trong sách tiên tri Isaia, Chúa nói cho chúng ta nghe về mối tình hiền mẫu đó của Ngài:

Người đàn bà có thể quên con mình được ư? Nếu bà có quên được đi nữa thì Ta, Ta cũng không quên ngươi." (Is. 49:15)

Trải qua bao thế kỷ, nhân loại dễ dàng cảm nhận tình thương của Ðấng Tạo Hóa, và tình phụ tử mà Thiên Chúa dành cho họ, nhưng nhân loại khó có thể cảm nhận tình mẫu tử của Thiên Chúa như lời Chúa Giêsu than: "Hỡi Giêrusalem, đã bao lần Ta tụ họp con cái các ngươi lại như gà mẹ túc con dưới cánh, nhưng ngươi vẫn không chịu." (Mt. 23:37) Tự nhiên, trí khôn của con người khó có thể chấp nhận tình hiền phụ và tình hiền mẫu trong một Ðấng mà họ gọi là Ðấng Tạo Hóa. Biết được khuynh hướng tự nhiên đó của con người, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta khẩn xin với lời nguyện "Lạy Cha chúng con ở trên trời." Chúng ta gọi Chúa là "Cha" chớ không ai gọi Ngài là "Mẹ" dầu rằng tình hiền mẫu của Ngài đối với nhân loại vượt trên cả mọi tình mẫu tử.

I . ÐỨC MARIA, MẸ NHÂN LOẠI VỚI ÐẦY ÐỦ NHỮNG ÐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI MẸ

Trên đồi Calvê, để làm cho nhân loại có thể dễ cảm nhận tình hiền mẫu của Thiên Chúa hơn, Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa, ban cho nhân loại chính người mẹ bằng xương bằng thịt của Ngài làm mẹ chúng ta. Khi đó, đứng dưới chân thập tự, có Thánh Gioan Tông Ðồ, đại diện cho toàn nhân loại, và Ðức Mẹ Maria, Chúa Giêsu phán:

 "Hỡi bà, này là con bà." Quay sang Thánh Gioan, Chúa Giêsu tiếp lời: "Hỡi con, này là mẹ con." Từ ngày đó, Thánh Gioan đón nhận Ðức Maria về nhà. (Jn 19:26-27)

 "Hỡi bà, này là con bà" --- Qua lời này, Chúa Giêsu muốn mặc khải cho nhân loại biết chân lý thiên chức làm Mẹ Nhân Loại của Ðức Maria. Công Ðồng Vaticanô II, được Chúa Thánh Thần soi dẫn, trong chương Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, trình bày chân lý đó như sau:

 "Ðức Maria đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công trình của Ðấng Cứu Thế, nhờ lòng vâng phục, nhờ Ðức Tin, Ðức Cậy, và Ðức Ái nồng nhiệt để tái lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy, nên bình diện ân sủng. Ngài thật là Mẹ chúng ta." (Lumen Gentium 61)

 "Hỡi bà, này là con bà" --- Qua lời này, Chúa Giêsu muốn nói với Mẹ Ngài: "Hỡi Mẹ, khi Con còn sống thì Mẹ đã yêu thương Con với mối tình mẫu tử vô bờ thì giờ đây xin Mẹ cũng hãy thương yêu nhân loại với mối tình hiền mẫu ấy, vì nhờ giá máu mà Con đaang đổ ra để hiến tế lên Thiên Chúa cha, Con đã thánh hóa nhân loại trở nên em của Con, (Rom. 8:30) trở nên chi thể của Giáo Hội mà chính Con lại là Ðầu. (I Cor. 6:15 & Corl. 1:18) Từ đây họ không còn là họ nữa, nhưng họ chính là Con đây, Người Con mà Mẹ đã thương yêu hơn chính mạng sống của Mẹ." Mẹ Maria đã chu toàn nhiệm vụ đó cách hoàn hảo mà không miệng lưỡi nào có thể tả được. Mẹ đã xác nhận điều đó với Chân Phước Maria Agreda, và Chân Phước Maria Agreda đã viết lại trong quyển THỏNH ÐÔ CỦA THIÊN CHÚA: "Một tàn lửa mà Mẹ yêu mọi người chúng con thì nóng bỏng hơn hàng vạn sức nóng của mặt trời. Nếu hợp tất cả trái tim các bà mẹ lại để yêu một người trong chúng con thì giống như tàn lửa đem đi so với hỏa lò đang rực cháy." Thánh Gioan Vienney cũng quả quyết những lời tương tự: "Trái Tim Mẹ Maria rất dịu dàng. Mẹ yêu chúng ta đến nỗi tất cả quả tim các bà mẹ hợp lại yêu một người con cũng không bằng một tàn lửa yêu mà Mẹ yêu mỗi người chúng ta." Chính Công Ðồng Vaticanô II cũng xác quyết: "Với tình mẫu tử, Mẹ Maria chăm sóc những anh em của Chúa Giêsu đang lữ hành trên dương thế và đang gặp bao nguy hiểm, thử thách, cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc Quê Trời." (Lumen Gentium 62)

Thánh Alphonse Rodriguez có lòng yêu mến Ðức Mẹ tha thiết. Một hôm đang quì trước bàn thờ Mẹ, Ngài được Ðức Mẹ hiện ra đẹp đẽ lạ lùng và hỏi: Alphonse, con có mến Mẹ không? Thánh nhân giơ hai tay nói lên: "Tôi đất trời, Lạy Chúa! Con yêu mến Mẹ lắm. Vâng, con mến Mẹ. ai mà không mến Mẹ, một Ðấng đẹp đẽ tốt lành, thánh thiện như thế? Con mến Mẹ đến nỗi sẵn lòng hy sinh thịt máu, danh dự và cả mạng sống của con nữa." Một lần nữa, Ðức Mẹ lại hỏi thánh nhân: "Alphonse, con có mến Mẹ thật không?  Không chần chờ, Thánh Alphonse Rodriguez đáp lại: "Thưa Mẹ, thật, rất thật, hỡi lòng con hãy nói lên vì lưỡi con không đủ lời để diễn đạt. Lạy Mẹ Chí Thánh, Mẹ đừng hỏi điều ấy nữa vì Mẹ biết rõ con yêu mến Mẹ lắm." Chưa lấy làm đủ, Ðức Mẹ lại hỏi thánh nhân lần thứ ba: "Hỡi Alphonse, con có mến Mẹ thật không?" Lần này, theo tính đơn sơo thật thà, Ngài trả lời: "Lạy Mẹ, con yêu mến Mẹ và có lẽ con mến Mẹ còn hơn cả Mẹ yêu con nữa!" Trìu mến nhìn thánh Alphonse Rodriguez, Ðức Mẹ mỉm cười cầm lấy tay vả yêu ngài mà nói: "Ðiều đó không đúng sự thật. Mẹ yêu thương con và những kẻ hết lòng làm tôi Chúa hn tất cả mọi quả tim các con hợp lại để yêu Mẹ."

Thật vậy, Ðức Maria là Mẹ Nhân Loại và Mẹ yêu thương nhân loại với tất cả những đặc tính của tình mẫu tử nơi người mẹ. Chúng ta không dám so sánh tình mẫu tử này của Mẹ Maria đối với tình mẫu tử của loài người, nhưng chúng ta có thể coi tình mẫu tử của loài người là tấm gương phản chiếu đôi chút tình mẫu tử của Mẹ Maria. Có nhiều đặc tính nơi người mẹ, nhưng có lẽ bốn đặc tính nổi bật hơn hết đó là: Tha thiết, hy sinh, can đảm và kiên nhẫn.

A. ÐẶC TÍNH THA THIẾT:

Ðặc tính thứ nhất của tình mẫu tử là đặc tính dạt dào, tha thiết. Nói đến tình tha thiết của một bà mẹ, văn thơ đã không ngần ngại tán dương với những lời thật sâu sắc và đầy ý nghĩa:

Nhìn đại dương bát ngát hồi tưởng tình mẹ yêu, Tuy nước sâu nhưng vẫn kém xa lòng mẹ nhiều, Trái tim yêu lòng mẹ hầu như không có đáy, Chan chứa trân đám con thơ năm tháng không vơi đầy.

Với lời văn thật cảm động, thi sĩ trong bản LÒNG MẸ đã diễn tả tính tha thiết và dạt dào của người mẹ:

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, Tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào, Lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào, Tiếng ru êm đềm trăng tà soi bóng mẹ yêu. Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu, Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ, Lời ru man mác êm như sáo diều đật dờ, Nắng vui sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.

Cuối tháng 3 năm 1975, vì chiến tranh . Suốt từ Nha Trang lên Ban Mê Thuột, nếu nhìn xuống từ trên chiếc trực thăng, người ta có thể nhìn thấy những nhóm người lúc nhúc trên sườn núi đang giơ tay vẫy hoặc ngoắc những áo trắng ra hiệu cầu cứu. Cùng với cả nhóm, một gia đình đông con được vớt lên trên một chiếc trực thăng và bay thẳng về phi trường MõDrak. KHi bay khuất khỏi bốn hoặc năm ngọn núi, tiếng của người mẹ gào thét át cả tiếng trực thăng: "Con Phượng đâu rồi?" Mọi người nhốn nháo cả lên và tìm xem bé Phượng ở đâu, nhưng vô ích, bé không có mặt trên chiếc trực thăng. Trái tim người mẹ se thắt lại và bà ngã xuống bất tỉnh. Chính lúc đó chiếc trực thăng và đáp xuống phi trường. Khi tỉnh dậy, việc đầu tiên người mẹ nghĩ tới là bé Phượng. Hai lệ rơi trên má, bà ra đứng nhìn những ngọn núi đã chôn vùi bé Phượng trong đó. Bé Phượng tuy còn sống như coi như đã chết, và còn hơn thế nữa, thà bé chết đi còn hơn là một mình sống trong nơi rừng hoang muông thú mà không có nơi nương nhờ. Ðôi mắt yêu thương của ngừi mẹ xuyên qua rừng núi để nói cho bé Phượng biết là bà yêu bé, và trái tim của bà đã bị xé nát vì cảnh tang thưng chia lìa quá đau đớn này.

Dầu yêu con tha thiết, nhưng mẹ của bé Phượng không làm gì được cho bé Phượng cả vì sự hạn chết và bất lực của con người. Ðức Maria, với tình mẹ dạt dào, và với quyền năng mà Thiên Chúa trao ban cho Mẹ ngày hôm nay, chắc chắn sẽ làm được nhiều việc để che ch phù trì cho con cái của Mẹ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải được lưu ý đó là nhiều khi Mẹ làm ngơ để Thiên Chúa trao ban thánh giá cho chúng ta là để thử thách, uốn nắn và hướng dẫn chúng ta nên người, nên thánh thiện chớ không phải vì Mẹ không yêu thương chúng ta.

B. ÐỨC HY SINH

Ðặc tính thứ hai của tình mẫu tử là hy sinh tất cả vì con. Ðức hy sinh này vô bờ bến, từ ngày này sang ngày nọ, từ khi con vừa có ở trong lòng cho đến lúc con lọt lòng, lớn khôn thành người. Dầu khi mẹ đã già run rẩy, người con đã trưởng thành trong xã hội, mạnh khỏe về thể xác, người mẹ vẫn để hai mắt lưu ý đến con, và khi cần, xả thân để lo cho con mà không hể đòi sự biết ơn đền đáp của người con. Diễn tả đức hy sinh của người Mẹ, trong điệp khúc của bản LÒNG MẸ, thi sĩ Y Vân tiếp:

Thương con thao thức bao đêm trường,

Lặn lội cheo leo nuôi con tới ngày lớn khôn. Dù cho mưa gió không quản thân gầy mẹ hiền, Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền Ngày vui sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm, Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.

Sách báo mọi thời đại đã thuật lại nhiều câu chuyện cảm động chứng minh tình mẫu tử xả kỷ vô bờ của người mẹ. Năm 1979, báo chí Việt Mỹ đã cùng đăng một tin làm xúc cảm nhiều người:

Một chiếc thuyền Việt Nam chở 72 người vượt biên tỵ nạn sang nước Thái. Nhưng không may đã va vào san hô mắc cứng tại đó. Một hạm đội hải quân Phần Lan tình cờ đi ngang qua và họ đã cảm thương cặp sát mạn thuyền để cứu vớt những người còn sống sót. Trong thất vọng, họ thấy mọi người đã chết. Giữa giây phút ngột ngạt của sự chết, một tiếng khóc của trẻ thơ vang lên đâu đây. Người ta lục xét và thấy một em bé nằm trong lòng người mẹ và đang mút ngón tay cái của bà. Vì quá thương con, người mẹ đã cắn nát đầu ngón tay để máu chảy ra làm nhựa sống nuôi con. Trời cao đã thương đến tình hiền mẫu của bà nên đã xui khiến hạm đội hải quân Phần Lan đến đúng lúc kịp cứu con của bà thoát cơn thập tử nhất sinh đó.

Mẹ Maria yêu Chúa Giêsu hơn chính mạng sống của Mẹ. Nhưng, vì tuân theo Thánh Ý Ðức Chúa Cha nhưng đồng thời cũng vì yêu thương loài người, Mẹ Maria đã sẵn sàng hiến dâng Chúa Giêsu làm hy tế cứu chuộc tội lỗi nhân trần, và Mẹ cũng đã cộng tác cách tích cực trong việc Cứu Chuộc này. Mẹ của em bé trong chiếc thuyền vượt biên đã hy sinh cắn ngón tay để dòng máu tươi của bà nuôi dưỡng bé thì Ðức Maria cũng đã hy sinh cho nhân loại, và sự hy sinh đó còn cao hơn bội phần vì Mẹ đã ban hiến chính nguồn sống của Mẹ là Chúa Giêsu cho nhân loại, cũng như Mẹ đã phải chịu trăm cay nghìn đắng để Ðồng Công Cứu Chuộc con người.

C. ÐỨC CAN ÐẢM

Ðặc tính thứ 3 của tình mẫu tử là Ðức Can Ðảm. Không hình ảnh nào đẹp và hùng hồn để diễn tả Ðức Can Ðảm của tình mẫu tử bằng hình ảnh gà mẹ xòe hai cánh chiến đấu với diều hâu hung tàn để bảo vệ đàn bà con đang núp dưới cánh. Chính vì yêu con mà nhiều khi người mẹ có nghị lực và can đảm phi trường mà nhiều khi người mẹ có nghị lực và can đảm phi thường vượt qua mọi trở ngại và khó khăn để bảo vệ người con.

Trong câu chuyện Uncle Tomõs Cabin, tác giả kể lại câu chuyện cảm động về đặc tính can đảm của một người mẹ như sau:

Bác Tom có một người con gái tên là Elizabeth. Elizabeth có chồng và có một bé trai kháu khỉnh 7 tuổi làm được nhiều trò vui mắt tên là Jim. Hai vợ chồng bác Tom, Elizabeth, và cậu Jim được may mắn làm nô lệ cho một điền chủ nhân hậu. Chồng của Elizabeth là một chàng trai khôi ngô tuấn tú nhưng không may lại làm nô lệ cho một ông chủ không tốt, và ông này luôn ghen ghét ép tài chồng. Vì túng tiền và vì bị cưỡng ép trăm bề, chủ nhà đã ký giấy bán bé Jim cho một người buôn nô lệ độc ác nhất trong vùng. Vô tình, Elizabeth nghe lỏm được sự bản tính của chủ nhà với người buôn. Trong cơn lo sợ tột độ, Elizabeth chạy thẳng về nhà cõng bé Jim trên lưng lật đật chạy trốn. Người buôn nô lệ cùng với mấy người khác cầm súng đuổi theo Elizabeth. Tới một con sông, hôm ấy là mùa Xuân nên băng đá đã nứt ra từng tảng một, và tuy đi chân không, Elizabeth đã liều mình cõng bé Jim chạy trên tảng đá này rồi nhảy sang tảng đá khác. Dầu gặp nhiều nguy hiểm, cuối cùng Elizabeth cũng đã qua được bờ bên kia. Mọi người đều bỡ ngỡ, nhưng người buôn nô lệ độc ác đã ký giấy tờ với chủ nhà liền đưa súng lên định bắn Elizabeth và Jim, thấy vậy, có người vì quá cảm động trước gương can đảm hy sinh của tình mẫu tử mà Elizabeth dành cho Jim, ông vội giơ tay kịp thời gạt phăng khẩu súng xuống đất.

Vì yêu con, Elizabeth đã can đảm vượt băng đá của giòng sông để bảo vệ con của bà. Vì tuân theo Thánh Ý Chúa cũng như vì yêu thương nhân loại, Ðức Maria đã can đảm dâng Chúa Giêsu làm hy tế trên cây Thập Tự ở đồi Calvê, và Mẹ đã không yếu đuối ngất xỉu, ngược lại Mẹ sầu khổ nhưng đầy can đảm đứng dưới cây Thập Tử, ngước nhìn lên Chúa Giêsu Mẹ, và cầu nguyện cho nhân loại.

D. ÐỨC KIÊN NHẪN

Còn nhiều đặc tính khác của tình mẫu tử, nhưng có lẽ nổi bật sau cùng là đặc tính kiên nhẫn của người mẹ. Ðức kiên nhẫn của người mẹ chính là giòng sữa siêu hình nuôi nấng đứa con nên người. Cũng chính đức kiên nhẫn của người mẹ là nguồn cảm hóa những người con hoang đàng trở về đường ngay nẻo chính.

Trong quyền NHỮNG MẨU TRUYỆN ÐỂ BỏN LUẬN, Linh mục William Doty kể lại sự kiên nhẫn của bà Ann Mooney với cậu con trai của bà như sau:

John là người con duy nhất mà Thiên Chúa đã ban tặng cho hai ông bà Mooney sau những tháng ngày ông bà khẩn cầu trong nước mắt. Vì John là người con duy nhất nên hai ông bà đã thương yêu cưng chìu quá mức, và vì thế khi lớn lên, cậu John đã trở thành một cậu trai bướng bỉnh khó dạy.

Mới 16 tuổi mà trong khoảng thời gian 16 năm đó, John đã bỏ nhà đi bụi đời hơn 10 lần và đã gây biết bao phiền phức cho hai ông bà. Sau 2 ngày vào lần sinh nhật thứ 18, John trốn hai ông bà, đăng tên xin gia nhập binh chủng. John được điều động đi qua Âu Châu chống sự xâm lăng của Ðức Quốc Xã trong Ðệ Nhị Thế Chiến.

Hơn 1 năm trời hai ông bà không hề nhận được một lá thư nào của John. Hai ông bà Mooney, nhất là bà, ngóng trông tin tức của John từng ngày. Bà Mooney kiên nhẫn âm thầm cầu nguyện cho John. Lời cầu nguyện tha thiết và kiên nhẫn của bà Mooney đã được Chúa chấp nhận, và Chúa đánh động lòng của John. Một ngày nọ hai ông bà nhận được lá thư của Linh Mục tuyên úy quân đội ở Âu Châu gởi đến. Trong lá thư, Linh Mục tuyên úy báo cho hai ông bà biết John đã qua đời, nhưng cái chết của John là một cái chết lành thánh với nguyên văn: "Hôm đó tôi (tức linh mục tuyên úy) rất bỡ ngỡ khi John đến xin gặp tôi để nói chuyện. Anh cho tôi biết tự nhiên anh cảm thấy có một cái gì mới lạ xâm chiếm lòng anh, và anh cảm thấy hối hận về đời sống dĩ vãng hết sức. Anh xin tôi ban Phép Giải Tội cho anh vì ngày hôm sau anh phải ra chiến trường, và hơn nữa, đã hơn 3 năm nay anh chưa hề bước chân vào Tòa Cáo Giải. Ngày hôm sau người ta cho tôi biết anh đã tử trận tại chiến trường, nhưng trước khi chết, anh đã nêu cao gương anh dũng của một người Kitô hữu, một chiến binh yêu nước. Cùng với mười mấy chiến sĩ khác, anh đã tình nguyện ở lại để chận đường không cho xe tăng của quân Ðức Quốc Xã qua cầu nhanh quá ngõ hầu quân đội Ðồng Minh có thể rút quân kịp. Anh đã làm tròn nhiệm vụ, nhưng cùng với cả nhóm chiến sĩ cảm tử, anh đã ngã gục tại đầu cầu."Cầm bức thư đọc, bà Ann Mooney đã khóc hết nước mắt, nhưng bà cảm thấy xen kẽ trong lòng một nỗi vui mừng vì sự kiên trì cầu nguyện của bà đã đem lại phần rỗi cho đứa con yêu duy nhất của bà là John.

Ðức kiên nhẫn của Mẹ Maria đối với các con cái của Mẹ thật vô tận. Ðã bao lần chúng ta phạm tội xúc phạm đến Chúa và làm mất lòng Ðức Mẹ, nhưng Ðức Mẹ cũng không nỡ trách phạt chúng ta chết xuống hỏa ngục chịu phạt đời đời ngay. Mẹ Maria lúc nào cũng kiên nhẫn cầu xin Chúa để ban cho chúng ta thêm cơ hội, để sau này chúng ta hối lỗi sửa mình hầu có thể chết an lành sau này.

Ðức Maria yêu thương nhân loại như con cái của Mẹ cách vô bờ nên ngay tại tiệc cưới Cana, dầu thời giờ làm phép lạ của Chúa Giêsu chưa đến, Mẹ đã van nài Chúa làm phép lạ hóa nước thành rượu để cho tiệc cưới được vui trọn vẹn. Vì lời cầu bầu của Mẹ, Chúa đã nhậm lời. (Jn.2)

Trong suốt 20 thế kỷ của Giáo Hội, Mẹ Maria đã làm không biết bao nhiêu là phép lạ, ban bố ơn lành cho nhân loại. Những thế kỷ gần đây, càng lúc Ðức Mẹ càng hiện ra với các con cái của Mẹ và làm phép lạ càng nhiều.

Năm 1531, Ðức Mẹ hiện ra ở Guadalupe nước Mễ Tây Cơ với một người tân tòng tên là Juan Diego. Ðức Mẹ đã làm cho tấm áo choàng tuôn đầy hoa hồng và tấm áo choàng đã được lạ lùng khắc ghi hình ảnh của Mẹ. Hiện nay, ngôi đền xây kính mẹ ở thành phố Mexicô để tưởng niệm biến cố này có sức thu hút hàng trăm ngàn người hàng năm vì nơi đây có rất nhiều phép lạ xảy ra như những chứng tích muôn ơn lành Mẹ ban bố trên nhân loại.

Năm 1858, Ðức Mẹ hiện ra với thánh Bernadetta ở Lourdes nước Pháp. Một vương cung thánh đường vĩ đại được xây cất dâng hiến cho Ðức Mẹ Vô Nhiễm tại đây. Từ đó đến nay, hàng triệu người đến viếng nơi này, và hàng trăm ngàn phép lạ đã diễn ra làm nhiều khoa học gia ngạc nhiên. Một trong những người đến viếng Ðức Mẹ Lourdes là bác sĩ Lerrac, một người vô thần. Sau khi chứng kiến những phép lạ Ðức Mẹ làm tại đây, bác sĩ Lerrac đã đổi tên ông thành Carrel nói lên ý nghĩa chính Ðức Mẹ đã đổi ngược cuộc đời vô thần của ông sang cuộc đời tin vào thần linh. Ông có việc một quyển sách thuật lại chuyến hành hương của ông tới Lourdes và sự trở lại đạo của ông như thế nào. Cho tới nay, phép lạ vẫn tiếp tục xảy ra hàng ngày tại Lourdes để chứng tỏ lòng mẹ yêu thương các con cái của Mẹ như thế nào.

Năm 1917, Ðức Mẹ hiện ra với ba trẻ ở Fatima nước Bồ Ðào Nha và làm phép lạ cho nhiều ngàn người xem thấy mặt trời nhảy múa. Một vương cung thánh đường cung hiến cho Trái Tim Mẹ đã được xây cất tại đây. Cũng như tại Lourdes, nhiều phép lạ vẫn đang tiếp diễn như những lời ca ngợi cao rao tình thương của Ðức Mẹ đối với những ai thành khẩn chạy đến Mẹ.

Còn rất nhiều nơi khác Ðức Mẹ đã hiện ra và làm nhiều phép lạ như ở Lavang tỉnh Quảng Trị nước Việt Nam, như ở Medjugorje nước Bosnia-Herzegovina, và như ở Amsterdam nước Thụy Ðiển. Ðặc biệt tại Kieho nước Rwanda thuộc lục địa Phi Châu, năm 1981, Ðức Mẹ hiện ra và xưng mình là Mẹ Nhân Loại, báo trước cho quốc gia này biết một thảm cảnh tàn sát sẽ diễn ra tại đây nếu họ không ăn năn hối lỗi. Ðúng như lời Ðức Mẹ loan báo, năm 1994, quốc gia này bị loạn lạc chiến tranh, và hàng trăm ngàn người bị thảm sát.

II. BỔN PHẬN CỦA CHÚNG TA ÐỐI VỚI MẸ

Sau khi đã trao phó nhân loại cho sự săn sóc đầy tình mẫu tử của Mẹ Maria, Chúa Giêsu Kitô muốn nhân loại phải có tình thảo hiếu với Mẹ hiền của Ngài, Ngài quay sang thánh Gioan, vị đại diện của nhân loại, và phán: "Hỡi con, này là mẹ con.ọ

"?ỡi con, này là mẹ con" --- Qua lời này, Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ từng người chúng ta như sau: "Từ đây mỗi người chúng con sẽ thay thế Giêsu này đây để sống hiếu thảo với Mẹ Maria như chính Giêsu đây đã sống với Mẹ vậy."Mẹ Maria chỉ có một người con duy nhất là Chúa Giêsu, và hôm nay đây Chúa Giêsu đó đã khuất bóng thì những Giêsu khác phải tái sinh, sống đời sống của Chúa Giêsu như lời Thánh Phaolô nói: "Tôi sống nhưng không phải tôi sống, nhưng chính Chúa Kitô sống trong tôi." (Gal.2:20)

Sống hiếu thảo với Mẹ Maria như Chúa Giêsu đã sống với Mẹ có nghĩa là chúng ta phải noi gương tinh thần tôn kính, vâng phục, yêu mến, và phó thác của Ngài đối với Mẹ.

A. TÔN KÍNH MẸ CHA

Tôn kính cha mẹ là nghĩa vụ của con cái và đã được chính Chúa truyền dạy trong điều răn thứ 4 của Mười Ðiều Răn: "Hãy tôn kính cha mẹ." Ðiều răn này đã được Chúa Giêsu xác quyết lần nữa với chàng thanh niên muốn tìm cách chiếm hữu Nước Trời: "Nếu ngươi muốn vào nơi hàng sống thì hãy giữ các giới răn: Hãy tôn kính cha mẹ..." (Mt. 19:17-19)

Tôn kính Mẹ Maria là chúng ta biết nhìn nhận quyền năng, những đặc ân cao cả và thiên chức trọng đại của Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Chúng ta phải bênh vực danh dự của Mẹ, và nếu cần hy sinh mạng sống để bảo vệ danh dự của mẹ thì chúng ta cũng không ngần ngại. Tôn kính Mẹ Maria cũng chính là chúng ta phải biết nhìn nhận Mẹ là kho tàng quý báu đã chôn cất vào thuở ruộng là chính tâm hồn chúng ta (Mt. 13:44) và chúng ta có nhiệm vụ phải bảo vệ kho tàng đó. Gìn giữ kho tàng vô giá là Mẹ Maria có nghĩa là chúng ta hàng năng canh chừng tỉnh thức đừng để cho một triết thuyết nào làm cho chúng ta lung lạc những chân lý cao cả về Mẹ. Gìn giữ kho tàng vô giá là Mẹ Maria cũng có nghĩa là chúng ta phải xa tránh các dịp tội, vì tội lỗi làm cho chúng ta trở nên nô lệ của Satan, và cắt đứt giây giao hảo của chúng ta với Chúa và Mẹ Maria.

Sách ÐÔNG CHÂU LIỆT QUỐC có chép sử của nước Tống, chư hầu nhà Châu như sau:

Tướng nước Tống là Nam Cung Trường Vạn giao tranh với nước Lỗ, và bị bắt làm tù binh. Sau cuộc thương thuyết nối tình giao hảo giữa hai nước, Nam Cung Trường Vạn được trả về nước Tống. Nhân vì việc bị thất trận, Nam Cung Trường Vạn bị vua nước Tống là Tống Mẫn Công đem những lời khinh miệt nói trước bá quan văn võ và cung tần mỹ nữ. Một ngày nọ, vì đã say rượu và vì nghe những lời khinh miệt của Tấn Mẫn Công trước sứ giả Nhà châu và trước các cung nữ, tính nóng giận lấn át lý trí, Nam Cung Trường Vạn cầm lấy bàn cờ ném vỡ sọ nhà vua. Nhà vua băng hà không kịp lời trối trăn.

Quân lính bao vây tìm cách bắt Nam Cung Trường Vạn, nhưng vì có sức mạnh hơn người, Nam Cung Trường Vạn vượt vòng vây và thoát thân. Tuy nhiên, sực nhớ đến người mẹ già hơn 80 tuổi còn ở nơi dinh thất, Nam Cung Trường Vạn liền quay về nhà ôm mẹ lên xe, tay trái cầm kích, tay phải đẩy xe cho mẹ, phá cửa thành chạy nhanh như bay về hướng nước Trần là cừu địch của nước Tống mà không một ai dám chận đường cản bước.

Khi viết đến truyện này, nhà viết sử có lời bình luận như sau:

ôNói đến tướng Nam Công Trường Vạn người ta ít để ý đến tội giết vua mà chỉ khen về việc chí hiếu." Người ta khen Nam Cung Trường Vạn là người chí hiếu là vì ông đã nhận thức được người mẹ là cả một kho tàng quý giá mà Trời đã ban cho ông và chính vì người mẹ này nên ông mới có sự sống. Do đó, ông đã ra sức bảo vệ người mẹ của ông dầu rằng ông biết ông có thể bị mất mạng giữa vòng vây.

Lòng hiếu thảo và tôn kính mẹ của Nam Cung Trường Vạn, dầu lúc đầu do lỗi của ông đã gây nên họa, còn được người đời ca tụng huống chi nếu chúng ta biết tôn kính Mẹ Maria thì chắc chắn không những các con cái của Mẹ trên trần gian này ca khen, mà còn được các thần thánh trên trời chúc mừng. Chính lòng tôn kính Ðức Mẹ này sẽ giúp chúng ta về quê trời cùng các thánh hát ca ngợi khen Chúa và Mẹ Maria muôn đời.

B. VÂNG PHỤC MẸ MARIA

Ðưa đôi mắt âu yếm, Chúa Giêsu nhìn người môn đệ yêu quí và phán:

ôHỡi con, này là mẹ con." Thật vậy, chúng ta không còn là chúng ta nữa, mà là Giêsu Chí Ái của Mẹ Maria, Giêsu mà suốt một đời người luôn mau mắn tuân phục Mẹ trong mọi điều như lời Thánh Sử Luca đã chép: "Ngài theo cha mẹ về Nazareth và vâng phục hai đấng." (Luc 2:51)

Vâng lời Mẹ Maria là trong mọi hành vi cử chỉ, chúng ta phải luôn để tâm lắng nghe tiếng Mẹ phán bảo trong lòng. Trước hết, noi gương Thánh Grignon De Monfort, chúng ta phải tự hỏi: "Trong việc này Mẹ Maria muốn tôi làm gì, và nếu Mẹ ở địa vị của tôi thì Mẹ sẽ thi hành như thế nào?" Hoặc như Linh Mục Chautard trong cuốn Hồn Tông Ðồ tự hỏi: "Nếu ở địa vị của tôi lúc này, Chúa Giêsu có những thái độ gì với Mẹ Ngài, và Ngài sẽ thi hành như thế nào?ọ

Tại tiệc cưới Cana, Mẹ Maria đã tỏ ý muốn của Mẹ, và Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta gương tuân phục trọn hảo đối với Mẹ. Ý muốn của Mẹ là chúng ta hãy yêu mến Chúa trong tha nhân. Mẹ đòi chúng ta phải có một đức tin mãnh liệt để làm nên phép lạ biến nước thành rượu, nghĩa là, biến những cử chỉ tầm thường của chúng ta nên cao cả trước tôn nhan Thiên Chúa. Việc đòi hỏi của Mẹ thật là một việc khó khăn như Chúa Giêsu cũng đã than: "Thời giờ của Con chưa có đến." Nhưng Chúa Giêsu đã vâng phục Mẹ và làm phép lạ hóa nước thành rượu. Việc đòi hỏi của Mẹ Maria là một điều ngoài khả năng tự nhiên của chúng ta, nhưng nếu chúng ta cố gắng cộng tác với ơn Chúa và lời cầu khẩn của Mẹ, nghĩa là chúng ta biết vâng phục Mẹ, chắc chắn chúng ta sẽ làm nên phép lạ: Chúng ta sẽ nên thánh. (Jn. 2)

Vào thời Chiến Quốc, nước Tề và nước Lỗ giao tranh với nhau. Vua nước Tề là Tề Hoàn Công muốn cho nạn binh đao chấm dứt, nhưng không biết làm sao, liền sai người dâng lễ vật cho bà Văn Khương là Thái Hậu nước Lỗ với một mật thư xin bà tìm cách giải hòa hai nước. Thái Hậu Văn Khương liền gọi con là Lỗ Trang Công vào hậu cung và trách: "Tề, Lỗ là hai nước thân thuộc, nếu Tề có điều chi không phải với ta đi nữa, ta cũng không nên làm giảm tình thân, huống chi Tề đã có ý muốn cầu hòa với ta mà ta còn lại không nghe sao?" Lỗ Trang Công không dám cãi lời mẹ, liền sai người viết thư phúc đáp để làm hòa, nhờ đó cả hai nước thoát khỏi nạn binh đao, và tình giao hảo hai nước nối kết lại như xưa.

Nhờ biết nghe lời mẹ mà Lỗ Trang Công đã làm nên một điều hữu ích cho hai quốc gia. Văn Khương là người mẹ trần tục mà còn biết lo cho con cách tốt lành, huống chi Mẹ Maria là người Mẹ đầy uy quyền và sáng suốt? Do đó, vâng phục Mẹ là một điều ích lợi cho chúng ta vô cùng, sẽ làm cho chúng ta tiến bước trên đường hoàn thiện.

C. YÊU MẾN MẸ MARIA

Người đời thường nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau." Tình mẫu tử của Mẹ Maria hằng tuôn đổ trên chúng ta, và để đáp đền lại, chúng ta phải yêu mến Mẹ hết trí lòng, vì: "Chỉ tình yêu mới đền đáp được tình yêu." Ðó là ý nghĩa tại sao Chúa Giêsu đã thêm câu "Hỡi con, này là mẹ con" sau khi đã nói "Hỡi Mẹ, này là con Mẹ." Qua câu, "Hỡi con, này là mẹ con," Chúa Giêsu muốn diễn tả những tư tưởng yêu mến Mẹ: "Suốt đời Mẹ, Mẹ đã vất vả lao nhọc vì yêu thương Giêsu, và Giêsu hằng mến yêu Mẹ để đáp đền lại tình yêu đó. Nhưng giờ đây Giêsu chết thì lấy ai để tiếp tục yêu mến Mẹ trên dương thế này? Gioan đại diện cho nhân loại để trở nên Giêsu thứ hai, vì vậy, nhân loại phải chu toàn sứ mạng đó thay cho Giêsu này đây.ọ

Yêu mến Mẹ Maria, trước hết, chúng ta phải năng tâm sự thổ lộ cho Mẹ biết những suy tư, lo lắng, ước muốn, dự định, vui buồn của chúng ta. Trong quyển LÝ TƯỞNG CỦA TÔI CON ÐỨC Bỏ MARIA, tác giả đã dùng lời của Chúa Giêsu để khuyên chúng ta: "Em hãy kể với Mẹ những tâm tình xâu xa, những cảm tưởng và những ý nghĩ do công việc thường ngày gợi ra. Con chẳng làm như thế với mẹ mình ư? Và em không nghĩ rằng lúc ở gần Mẹ, Anh đã làm như vậy ư?ọ

Thứ đến, yêu mến Mẹ là chúng ta năng kết hợp với Mẹ trong mọi công việc, nghĩa là chúng ta dâng cho Mẹ tất cả những việc làm của chúng ta cho Mẹ để Mẹ hướng dẫn chỉ bảo cho chúng ta biết cách làm, như lời khuyên dạy của Chúa Giêsu trong tác phẩm LÝ TƯỞNG CỦA TÔI CON ÐỨC Bỏ MARIA: "Em hãy kết hợp với Mẹ trong việc làm. Anh đã làm việc cho Mẹ và với Mẹ, em cũng làm như thế. Em hãy dâng mỗi một công việc của em cho Người, nhưng em đưng làm cho lời dâng ấy chỉ còn là một lời xuông. Em chỉ làm những cái Người Muốn, vì Người Muốn, và như Người Muốn.ọ

Sau cùng, yêu mến Mẹ là chúng ta noi gương bắt chước những khuynh hướng, tâm tình, và những nhân đức của Mẹ khi Mẹ còn sống tại dương thế. Tại sao? Tột độ của tình mến không phải là hòa tan nên một ư? Vậy, hòa tan nên một với Mẹ là chúng ta phải trở nên giống Mẹ. Trong cuốn SUY NGẮM CHO TU SỸ, Ðức Hồng Y Richard Cushing viết: "Vậy, Mẹ đòi hỏi nơi bạn cái gì? Vì người con thường giống mẹ mình nên Mẹ Maria cũng muốn có một sự giống nhau giữa Mẹ và bạn. Noi gương kẻ khác là bạn tỏ ra sự mến yêu của bạn đối với người đó lên tới tột độ. Mẹ Maria muốn bạn hãy yêu Mẹ tới tột độ, nghĩa là Mẹ đòi bạn phải bắt chước các nhân đức mà Mẹ đã thực hành khi còn sống tại dương thế." Trong cuốn TIẾNG GỌI THỐNG THIẾT, Chúa Giêsu dạy: "Khi yêu mến Mẹ, các con không phải chỉ là kín múc các ơn thánh ở đó, mà còn phải bắt chước Mẹ, không vậy thì các con yêu mến Mẹ cách không chân thành.ọ

Mẹ Thánh Raymond Nonnat chết khi vừa mới sinh ra thánh nhân. Lúc còn nhỏ, Raymond vâng lời cha đi chăn chiên. Nhiều khi chiên đang ăn cỏ, Raymond vào nhà thờ gần đó để cầu nguyện trước tòa Ðức Mẹ. Một hôm, đang cầm trí thỏ thẻ với Ðức Mẹ, Raymond nghe Ðức Mẹ nói: "Hỡi Raymond, đừng sợ. Từ nay Mẹ sẽ nhận con là con. Con hãy đặt hết tín nhiệm vào Mẹ." Từ đó, Raymond càng yêu mến Ðức Mẹ hơn. Mỗi lần trông thấy hình ảnh hoặc tượng Ðức Mẹ, Raymond cảm thấy sung sướng vô cùng. Có lần không thể cầm mình được, Raymond kêu to lên: "Lạy Mẹ yêu quý của con, con yêu mến mẹ." Hàng ngày Raymond năng đến bàn thờ để cầu nguyện. Theo lời phụ thân của Thánh Raymond kể, nhiều lần ông đã thấy một thanh niên thiên thần trông coi đoàn vật thay cho thánh nhân để thánh nhân có thể cầu nguyện tâm sự với Ðức Mẹ.

Mẹ Maria là người mẹ rất chí công và giàu lòng. Nếu chúng ta yêu mến Mẹ, chắc chắn Mẹ sẽ không để cho chúng ta bị thua thiệt. Chính Mẹ sẽ ban tràn đầy ơn phước trên chúng ta như những phần thưởng xứng đáng cho lòng yêu mến mà chúng ta dành cho Mẹ.

D. PHÓ THÁC CHO MẸ MARIA

Hỡi con, này là mẹ con" --- Qua lời này, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta: "Trên đường về quê trời, con cảm thấy thiếu thốn bất lực ư? Này là người mẹ đầy uy quyền và cũng đầy tình thương đang sẵn sàng giúp đỡ con. Con hãy phó thác mọi sự cho Mẹ. Mẹ sẽ tăng nghị lực cho con. Là Thiên Chúa, nhưng Cha cũng đã phó thác cho Mẹ thì con là ai mà lại không làm như thế? Kìa, là một thai nhi sống trong cung lòng của Mẹ 9 tháng, Cha đã sung sướng phó trót mạng sông Cha cho Mẹ Maria. Cha đã sống bởi sự sống của Mẹ, hít thở bằng sự hít thở của Mẹ, và đã được nuôi dưỡng bằng dòng huyết tinh tuyền trong Mẹ. Cha đã lệ thuộc, phó thác trọn vẹn nơi Mẹ và nếu Mẹ có sự bất trắc gì, Mẹ chết thì Cha cũng chết luôn. Có thể nói, sứ mạng cứu thế của Cha đã được phó thác cho Mẹ hoàn toàn. Mở mắt chào đời, Cha vẫn tiếp tục kéo dài đời sống phó thác của một thai nhi trong lòng Mẹ. Cha đã nhờ Mẹ bú mớm, thay quần o và bế ẵm, vì, đối với Mẹ, Cha chỉ là một hài nhi bất lực hoàn toàn. Bạo vương Hêrôđê đe dọa tính mạng của Cha, Cha đã an tâm phó thác cho Mẹ. Cha đã ngủ ngon trong vòng tay của Mẹ, và Mẹ đã ôm Cha sang lánh nạn ở Ai Cập cách bằng an. 30 năm Cha đã sống bên Mẹ, và Mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ Chaa để giờ đây, nhờ có Mẹ, Cha mới chu toàn sứ mạng cứu thế mà Chúa Cha đã trao phó cho Cha.ọ

Trước hết, phó thác cho Mẹ là chúng ta luôn chân nhận nếu không có Mẹ giúp đỡ cầu bầu với Chúa ban muôn ơn lành cho chúng ta, chúng ta sẽ không làm được già. (Jn. 15:5) Chúng ta phải luôn luôn thâm tín chúng rất yếu đuối cần nhờ đến Mẹ để chúng ta luôn bám sát theo Mẹ: "Mẹ đi đâu con sẽ đi theo đó." (Ruth 1:6) Thứ đến, phó thác cho Mẹ là chúng ta năng chạy đến với Mẹ trong mọi lúc, nhất là những lúc gian nan nguy khó để cậy nhờ Mẹ giúp sức cho chúng ta. Trong quyển HỒN TÔNG ÐỒ, Linh Mục Chautard quả quyết: "Chạy đến với Mẹ đó là nhu cầu của tấm lòng người con hiếu thảo." Sau cùng, phó thác cho Mẹ là chúng ta tin tưởng cậy trông vững vàng nơi quyền phép của Mẹ. Khi làm phép lạ, Chúa Giêsu đòi người lãnh nhận hồng ân phải có Ðức Tin, thì đối với Mẹ, tất cả những ai muốn nên thánh cần phải tin vững vàng nơi quyền phép của Mẹ thì sẽ đạt được như ý nguyện.

Thánh Giuse Cottolengo lập tại thành phố Turin nước Ý một viện tế bần để nâng đỡ tất cả những người nghèo khó. Một hôm, ngay từ sáng sớm, chị phụ trách lương thực trình với thánh nhân: "Nhà hết lương thực để dọn bữa trưa rồi." Thánh nhân thản nhiên đáp lại:

ôÐược rồi! Ðã có Ðức Mẹ lo liệu." Nói rồi ngài cứ tiếp tục đọc kinh như thường lệ. Thời giờ trôi qua như ngựa chạy, giờ cơm trưa sắp đến nơi. Chị phụ trách lương thực lại lên báo cáo với thánh nhân lần nữa. Cha thánh bình tĩnh bảo chị: "Chúng ta cứ tiếp tục mọi công việc, trong lúc chờ đợi, chị cho các em xếp hàng xuống nhà cơm đi, rồi chúng ta sẽ thấy Ðức Mẹ lo liệu hết mọi sự cho chúng ta." Nói xong thánh Giuse Cottolengo lại tiếp tục cầu nguyện. Bỗng có chuông nhà khách reo. Một ông lính vội vã vào xin gặp cha bề trên gấp. Ông nói như van xin với cha thánh: "Trình cha con vội quá, liên đội của chúng con đi hành quân sáng nay hẹn trưa sẽ về đơn vị để ăn, nhưng bây giờ họ vừa mới báo lại là không thể về kịp, phải chiều tối mới về, mà cơm nước đã dọn sẵn, làm sao bây giờ? Cha có thương chúng con bằng cách nhận bữa ăn trưa này cho các con cái cha dùng tạm được không? Thật là một ơn huệ cho chúng con." Cha thánh Giuse Cottolengo nhận lời. Thế là cha con vui vẻ ngồi vào bàn ăn, và xe nhà binh chở đầy lương thực đến. Chị phụ trách lương thực từ đó tin tưởng nơi thánh Giuse Cottolengo hoàn toàn vì biết rằng Ðức Phó Thác của thánh nhân nơi Ðức Mẹ đã lên tới tột độ, và Ðức Mẹ không bao giờ để cho thánh nhân phải thất vọng.

Chúng ta không được sự thánh thiện như thánh Giuse Cottolengo, nhưng chúng ta có thể noi gương bắt chước ngài một phần nào trong sự cậy trông tín thác nơi Mẹ. Ðương nhiên, vì chúng ta là con người, chúng ta cần phải làm hết mình trước. Sau đó, mọi hậu quả chúng ta trao phó nơi sự an bài của Chúa và Mẹ Maria như lời cổ nhân có dạy: "Tận sở năng, tri thiên mệnh," nghĩa là, "làm hết mình trước mới biết được ý trời.ọ

Lời Thiên Chúa mặc khải: "Ai thảo hiếu với mẹ mình thì người đó tích trữ một kho tàng vô giá." (Ecclus. 3:5) Khổng Giáo đặt trọng chữ HIẾU với cha mẹ. Vì chữ HIẾU này nên thời Chiến Quốc, ông lão Lai đã hơn 70 tuổi mặc quần áo xanh đỏ ra đứng giữa sân làm trò cho cha mẹ hơn 90 tuổi cười. Bên Phật Giáo cũng coi trọng chữ HIẾU với cha mẹ không kém. Tết Trung Nguyên vào rằm tháng 7, tức là Lễ Vu Lan, là ngày thảo hiếu với cha mẹ. Vu Lan là cái chậu để chứa đựng hoa quả. Lễ này phát xuất từ sự kiện Ðức Mục Kiền Liên xuống ngục A Tỳ tìm cách giải thoát cho người mẹ mình là bà Thanh Ðề. Quỷ giữ ngục A Tỳ không cho Mục Kiền Liên đưa mẹ ra khỏi ngục. Mục Kiền Liên cầu cứu với Ðức Phật, và Ðức Phật dạy rằng vào ngày rằm tháng 7, nhân lúc chư tăng mãn hạ, nên sắm sửa hoa thơm quả ngọt đề vào chiếc chậu Vu Lan mang đến cúng dâng các chư tăng, ăn mày uy đức của các chư tăng để chuyển nghiệp tham sân si nơi người quá cố, thì nhờ uy đức này, người quá cố sẽ được thoát khỏi địa ngục. Mục Kiền Liên làm như lời Ðức Phật dạy, và bà Thanh Ðề sau đó được giải thoát. Chính nhờ sự hiếu thảo này mà Mục Kiền Liên đắc quả nhập niết bàn như Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Phần hồn cao trọng hơn phần xác bao nhiêu thì cũng thế, thảo hiếu với Mẹ Maria, người Mẹ đã sinh ra chúng ta trong ơn thánh, chúng ta tích trữ công phúc gấp trăm vạn lần cho đời sống mai sau. "Hỡi con, này là mẹ con" --- Qua lời này Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta: "Này đây là kho tàng mà Cha muốn trao ban cho các con, các con hãy cố gắng gìn giữ và làm phát triển kho tàng này trong các con, vì mai sau khi ngày phán xét đến, Cha sẽ gạn hỏi các con cách kỹ lưỡng về cách sử dụng của các con đối với kho tàng vô giánày.ọ

KẾT LUẬN:

Quá thấu hiểu chúng ta là những linh hồn nghèo khó trên đường nhân đức, Chúa Giêsu đã thương ban cho chúng ta kho tàng Thiên Quốc là chính Người Mẹ yêu dấu của Ngài, Người Mẹ mà chính Ngài đã đặt làm Trạng Sư, Ðấng giữ kho trời, và là đấng Phù Hộ của những người nguy khó. Chúng ta yếu đuối, Mẹ là sức mạnh đỡ nâng. Chúng ta cô đơn lạc lõng, Mẹ là người đồng hành để nâng đỡ ủi an khuyến khích. Chúng ta gặp gian nan hiểm trở, Mẹ là người che chở phù trì. Chúng ta là tội nhân, Mẹ là vị Trạng Sư bầu cử đắc lực trước tòa phán xét của Thiên Chúa. Nhưng, để xứng đáng được tình mẫu tử của Mẹ Maria, Chúa Giêsu cũng đã căn dặn chúng ta phải biết hiếu thảo với Mẹ. Ðó là ý nghĩa của hai lời trối trăn mà Chúa đã thốt lên trên cây thập tự: "Hỡi bà, này là con bà," và, "hỡi con, này là mẹ con con (Jn. 19:26-27)

Tác giả bài viết: Hoàng Duy Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.