www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
00:43 CDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 94

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 91


Hôm nayHôm nay : 687

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 849162

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19070357

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Giáo huấn

Bài Giáo Lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: tuổi già và sự vỡ mộng theo sách Giảng viên

Thứ năm - 26/05/2022 20:54
Tin thế giới

Tin thế giới

Sáng thứ Tư, 25 tháng Năm vừa qua, đã có hơn 20.000 tín hữu hành hương từ nhiều nơi đến tham dự buổi tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô, tại Quảng trường thánh Phêrô dưới bầu trời nóng như mùa hè.
Trước khi bắt đầu lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha đi xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu.

Đầu buổi tiếp kiến là phần tôn vinh Lời Chúa. Mọi người lắng nghe đoạn sách Giảng viên (Gv 2,17-18; 12.13-14):



“Bấy giờ, tôi đâm ra oán ghét cuộc đời, vì mọi việc người ta làm dưới ánh mặt trời đều không thể chịu nổi đối với tôi. Thực vậy, tất cả chỉ là hư vô và là một sự chạy theo gió. Tôi oán ghét mọi công việc mà tôi đã vất vả thực hiện dưới ánh mặt trời, vì tôi sẽ phải để lại nó cho người kế nhiệm tôi [...] Kết luận diễn văn sau khi lắng nghe mọi sự: hãy kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ các giới răn của Ngài, vì trọn con người là ở đó. Thực vậy, Thiên Chúa sẽ xét xử mọi hành động, cả tất cả những gì kín đáo, điều lành hoặc điều tốt”.

Trong bài huấn giáo tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già và trình bày bài thứ mười một này với tựa đề: “Sách Giảng viên: đêm đen không chắc chắn về ý nghĩa và những sự việc của cuộc đời”.

Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong suy gẫm của chúng ta về tuổi già - chúng ta tiếp tục suy gẫm về tuổi già - hôm nay chúng ta bàn tới Sách Qoheleth, hay sách Giảng viên, một viên ngọc khác được nạm vào Kinh thánh. Đọc nó lần đầu, cuốn sách ngắn này gây ấn tượng mạnh và khiến người ta ngạc nhiên bởi điệp khúc nổi tiếng của nó: “Mọi sự đều là phù vân”, mọi sự đều là phù vân: điệp khúc cứ thế lặp đi lặp lại, mọi sự đều là phù vân, mọi sự đều là “sương mù”, mọi sự đều là “mây khói”, mọi sự đều là “trống rỗng”. Thật đáng ngạc nhiên khi thấy trong Kinh Thánh những biểu thức nghi vấn ý nghĩa của đời sống. Thực thế, việc Qoheleth liên tục dao động giữa ý nghĩa và vô nghĩa là trình bầy đầy oái oăm một nhận thức về cuộc sống tách rời khỏi niềm đam mê công lý, mà Sự phán xét của Thiên Chúa về nó là một bảo đảm. Và phần kết luận của Sách chỉ ra con đường thoát khỏi thử thách: “Hãy kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ các điều răn của Người; vì đây là toàn thể bổn phận của con người ”(12:13). Đấy là lời khuyên để giải quyết vấn đề này.

Đối diện với một thực tại mà ở một số thời điểm nào đó, đối với chúng ta, dường như có thể tiếp nhận mọi mâu thuẫn, gán cho chúng cùng một số phận bất chấp mọi điều – một cách sẽ kết cục trong hư vô - con đường thờ ơ cũng có thể xuất hiện với chúng ta như một phương thuốc duy nhất cho sự vỡ mộng đầy đau đớn. Những câu hỏi như thế này nảy sinh trong chúng ta: Các cố gắng của chúng ta có thay đổi được thế giới chưa? Có ai có khả năng xác nhận sự khác biệt giữa người công chính và người bất chính chưa? Có vẻ như tất cả những điều này đều vô ích… Tại sao phải nỗ lực nhiều như vậy?

Có một loại trực giác tiêu cực có thể hiển hiện trong bất cứ mùa nào của cuộc đời, nhưng điều chắc chắn là tuổi già khiến cuộc gặp gỡ với sự thất vọng này gần như không thể tránh khỏi. Sự thất vọng đến với tuổi già. Và do đó, sự phản kháng của tuổi già đối với những tác động làm sa sút tinh thần của sự thất vọng này có tính quyết định: nếu những người cao niên, những người, vào thời điểm đó, đã chứng kiến mọi sự, vẫn giữ nguyên vẹn được niềm đam mê công lý của họ, thì sẽ có hy vọng cho tình yêu và cả đức tin nữa. Và đối với thế giới đương thời, việc vượt qua cuộc khủng hoảng này, một cuộc khủng hoảng lành mạnh, đã trở nên chủ yếu. Tại sao? Vì một nền văn hóa có cao vọng đo lường mọi sự và thao túng mọi sự kết cục cũng sẽ tạo ra một sự hạ giá đối với ý nghĩa, đối với tình yêu, và đối với lòng tốt.

Sự hạ giá này làm mất đi ý chí hành động của chúng ta. Điều tự nhận là “chân lý” nào tự giới hạn vào việc quan sát thế giới, cũng sẽ thờ ơ đối với các điều mâu thuẫn và gán chúng cho dòng chảy của thời gian và số phận của hư vô, không hề có ơn cứu chuộc. Trong hình thức này - bị che đậy trong tính khoa học, nhưng thiếu tính nhậy cảm và thiếu tính đạo đức - hành trình hiện đại tìm kiếm sự thật đã bị cám dỗ bỏ rơi hoàn toàn niềm đam mê công lý. Nó không còn tin vào số phận của nó, lời hứa của nó, ơn cứu chuộc của nó.

Đối với nền văn hóa hiện đại của chúng ta, trong thực hành, muốn qui kết mọi sự vào nhận thức chính xác về sự vật, thì sự xuất hiện của lý lẽ khuyển nho mới này – một lý lẽ kết hợp giữa nhận thức và sự vô trách nhiệm - là một hậu quả khắc nghiệt. Thật vậy, nhận thức nào miễn trừ đạo đức cho chúng ta thoạt đầu có vẻ là nguồn của tự do, là nguồn của năng lực, nhưng nhanh chóng biến thành sự tê liệt của linh hồn.

Với sự oái oăm của mình, Sách Giảng viên đã vạch trần cơn cám dỗ chết người này về sự toàn năng của nhận thức - một “cơn mê sảng của trí tuệ toàn tri” – một toàn tri tạo ra sự bất lực cho ý chí. Các đan sĩ của truyền thống Kitô giáo cổ xưa nhất đã nhận diện chính xác căn bệnh của linh hồn này, họ đột nhiên phát hiện ra sự hư vô của một nhận thức không có đức tin và không có đạo đức, ảo tưởng của sự thật không có công lý. Họ gọi nó là “acedia” (vô cảm). Và đây là một cơn cám dỗ cho tất cả mọi người, ngay cả những người cao niên… Nhưng nó là [một cơn cám dỗ] cho tất cả mọi người. Nó không chỉ đơn giản là sự lười biếng; không, nó còn hơn thế nữa. Nó không chỉ đơn giản là trầm cảm. Không. Đúng hơn, acedia là sự đầu hàng trước nhận thức về thế giới mà không có bất cứ niềm đam mê nào đối với công lý và dấn thân cho nó.

Sự trống rỗng ý nghĩa và việc thiếu sức mạnh được mở ra bởi loại nhận thức này, vốn bác bỏ mọi trách nhiệm đạo đức và bất cứ tình cảm nào dành cho điều thiện thực sự, không phải là vô hại. Nó không chỉ lấy đi sức mạnh để ta ước muốn điều tốt: bằng phản ứng ngược lại, nó còn mở ra cánh cửa cho sự hung hãn của các sức mạnh xấu xa. Đây là những sức mạnh của lý trí đã trở nên điên loạn, trở nên khuyển nho bởi một ý thức hệ thái quá. Thực vậy, với tất cả sự tiến bộ của chúng ta, với tất cả sự thịnh vượng của chúng ta, chúng ta đã thực sự trở thành một “xã hội của sự mệt mỏi”. Anh chị em hãy nghĩ về nó: chúng ta là xã hội của sự mệt mỏi. Chúng ta được cho là đã tạo ra một nền phúc lợi rộng rãi và chúng ta chấp nhận một thị trường có chọn lọc một cách khoa học liên quan đến sức khỏe. Đáng lẽ chúng ta phải đặt ra một ngưỡng cửa hòa bình không ai có thể thể vượt qua được, thế mà chúng ta ngày càng chứng kiến nhiều cuộc chiến tàn nhẫn chống lại những người không có khả năng tự vệ. Khoa học tiến bộ, tất nhiên, và điều đó là điều tốt. Nhưng sự khôn ngoan của cuộc sống là một điều gì đó hoàn toàn khác, và nó dường như đang bị đình trệ.

Cuối cùng, lý do vô cảm và không có trách nhiệm này cũng lấy mất ý nghĩa và năng lực khỏi nhận thức sự thật. Không phải ngẫu nhiên mà thời đại của chúng ta là thời đại của tin tức giả mạo, mê tín tập thể và sự thật khoa học giả tạo. Quả là kỳ cục: trong nền văn hóa nhận thức này, biết đủ thứ, thậm chí cả độ chính xác của nhận thức, rất nhiều phép thuật phù thủy đã được loan truyền, mà là những trò phù thủy có văn hóa nhé. Đó là phép thuật phù thủy với một chút văn hóa nào đó nhưng lại dẫn anh chị em đến một cuộc sống mê tín dị đoan: một mặt, đến chỗ thúc đẩy trí khôn hiểu biết mọi sự từ tận gốc rễ của chúng; mặt khác, linh hồn cần một điều gì khác và đi theo con đường dị đoan, và kết cục là trò phù thủy. Từ sự khôn ngoan đầy hài hước của Qoheleth, tuổi già có thể học được nghệ thuật đưa ra ánh sáng sự lừa dối ẩn nấp trong cơn mê sảng về một sự thật của tâm trí không có tình cảm nào với công lý. Người cao niên giàu khôn ngoan và hài hước giúp đỡ rất nhiều cho người trẻ! Họ cứu người trẻ khỏi cơn cám dỗ chỉ muốn một nhận thức về thế giới ảm đạm và không có sự khôn ngoan của cuộc sống. Và những người già này cũng đưa những người trẻ trở lại với lời hứa của Chúa Giêsu: “Phúc cho ai đói khát công chính, vì họ sẽ được no nê” (Mt 5, 6). Họ sẽ là những người gieo niềm đói khát công lý nơi những người trẻ tuổi. Hãy can đảm lên, tất cả chúng ta, những người lớn tuổi! Hãy can đảm và tiến lên! Chúng ta có một sứ mệnh rất lớn trong thế giới. Nhưng, xin vui lòng, chúng ta không được tìm nơi ẩn náu trong một thứ chủ nghĩa duy tâm phần nào không cụ thể, không có thực, không gốc rễ này - chúng ta phải nói rõ ràng như thế - trong phép phù thủy của cuộc sống.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.