www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
18:32 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 74

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 66


Hôm nayHôm nay : 16399

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 844093

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19065288

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Giáo huấn

Thiên Chúa Là Nền Tảng Cho Niềm Hy Vọng Của Chúng Ta

Thứ sáu - 07/04/2017 04:49
Pope Francis

Pope Francis

Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Buổi Triều Yết Chung hàng tuần vào Thứ Tư, 05/04/2017 tại Quảng Trường Thánh Phêrô.

Anh Chị Em Thân Mến, xin chào buổi sáng!

Thư Thứ Nhất của Thánh Tông Đồ Phêrô là một sự phong phú ngoại thường. Chúng ta phải đọc thư này một lần, hai lần, ba lần để hiệu về chiều kích ngoại thường của nó: nó thành công trong việc mang lại sự an ủi và bình an, cho thấy cách mà Thiên Chúa luôn luôn ở cạnh chúng ta và không bao giờ bỏ mặc chúng ta, đặc biệt là torng những thời điểm tế nhị và khó khăn nhất trong đời sống của chúng ta. Nhưng đâu là “bí mật” của Thư này, và đặc biệt là đoạn mà chúng ta vừa nghe (x. 1 Pr 3:8-17)? Đây là một câu hỏi. Tôi biết rằng các bạn sẽ cầm cuốn Tân Ước lên, tìm kiếm Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô và đọc rất chậm rãi, để hiểu bí mật và sức mạnh của Thư này. Đâu là bí mật của Thư này?

Bí mật hệ tại ở trong sự thật là bản văn này có nguồn gốc sâu xa trong Mùa Phục Sinh, trong trọng tâm của mầu nhiệm mà chúng ta sẽ cử hành, do đó giúp chúng ta tiếp nhận tất cả ánh sáng và niềm vui vốn xuất phát từ sự chết và sự phục sinh của Đức Kitô. Đức Kitô thực sự đã sống lại, và đây là lời chào tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau vào ngày Phục Sinh: “Đức Kitô đã sống lại rồi! Đức Kitô đã sống lại rồi!”, như nhiều người vẫn làm. Chúng ta hãy nhớ rằng Đức Kitô sống lại rồi, Ngài đang sống ở giữa chúng ta, và đang ở trong mỗi người chúng ta. Đây là lý do vì sao mà Thánh Phêrô mạnh mẽ kêu gọi chúng ta hãy tôn thờ Ngài trong tâm hồn của chúng ta (x. c. 16). Ở đó Chúa biến thành nơi cư ngụ của Ngài vào lúc chúng ta chịu Phép Rửa, và từ đó Ngài tiếp tục đổi mới chúng ta và đời sống của chúng ta, lấp đầy chúng ta bằng tình yêu của Ngài và đầy tràn Thần Khí. Đây là lý do vì sao Thánh Tông Đồ nhắc nhớ chúng ta hãy nhận biết niềm hy vọng vốn đang có ở trong chúng ta (x. c. 16): niềm hy vọng của chúng ta không phải là một ý niệm, đó không phải là một tình cảm, đó không phải là một chiếc điện thoại di động, đó không phải là một mớ những của cải! Niềm hy vọng của chúng ta là một Con Người, đó chính là Chúa Giêsu Đấng mà chúng ta nhìn nhận là đang sống và hiện diện ở trong chúng ta và ở nơi anh em của chúng ta, vì Đức Kitô sống lại rồi. Người Xlơ-va khi chào nhau, thay vì nói “Chào buổi sáng” hay “Chào buổi tối” vào ngày Phục Sinh, thì họ chào nhau bằng câu “Đức Kitô sống lại rồi!” này. “Christos voskrese!”, họ nói với nhau, và họ vui mừng khi nói thế! Và đây là câu “Chào buổi sáng” và “Chào buổi tối” mà họ dành cho nhau: “Đức Kitô sống lại rồi!”

Do đó, chúng ta hiểu rằng chúng ta không thể đưa ra một lý do cho niềm hy vọng này ở mức độ lý thuyết, nhưng trên hết là qua chứng tá của đời sống, cả trong cộng đồng Kitô Giáo lẫn bên ngoài nó. Nếu Đức Kitô đang sống và đang cư ngụ ở nơi chúng ta, trong tâm hồn chúng ta, thì chúng ta cũng phải giúp cho Ngài được tỏ hiện, không phải che giấu Ngài, và hành động trong chúng ta. Điều này có nghĩa là Chúa Giêsu phải ngày càng trở nên khuôn mẫu của chúng ta: khuôn mẫu sống của chúng ta mà chúng ta phải học để hành xử như Ngài đã hành xử. Hãy làm điều Chúa Giêsu làm. Niềm hy vọng ở trong chúng ta, do đó, không thể cứ ở kín trong chúng ta, trong tâm hồn chúng ta: có lẽ đó là một niềm hy vọng yếu ớt, vốn không có can đảm để đi ra và để cho nó được nhìn thấy; nhưng niềm hy vọng của chúng ta, rõ ràng như Thánh Vịnh 33 mà Thánh Phêrô trích dẫn, nhất thiết phải tỏ ra bên ngoài, mang lấy hình thức đặc biệt và không thể nhầm lẫn của sự dịu dàng, tôn trọng và tốt lành đối với người thân cận của chúng ta, đế mức tha thứ cho những người đã làm hại chúng ta. Một người không có niềm hy vọng thì không thể tha thứ; người ấy không thể mang lại niềm an ủi của sự tha thứ và nhận sự an ủi của sự tha thứ. Đúng, vì đây là điều Chúa Giêsu đã thực hiện, và bằng cách này Ngài tiếp tục làm thế qua những người biết dành không gian trong tâm hồn của họ và cuộc sống của họ cho Ngài, trong sự nhận biết rằng sự dữ không bị tan biến bởi sự dữ, mà bằng sự khiêm nhường, lòng thương xót và sự dịu dàng. Mafiosi nghĩ rằng sự dữ có thể bị đánh bại bởi sự dữ, và vì thế họ tìm cách trả thù và làm thất cả mọi điều mà chúng ta biết. Nhưng họ không biết khiêm nhường, lòng thương xót và sự dịu dàng là gì. Và tại sao? Vì Mafiosi không có niềm hy vọng. Hãy suy nghĩ về điều này.

Đây là lý do vì sao Thánh Phêrô khẳng định rằng “thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác” (c.17); điều này không có nghĩa là thật tốt lành để chịu đau khổ, mà là khi chúng ta chịu đau khổ vì điều tốt, thì chúng ta đang ở trong sự hiệp thông với Chúa, Đấng chấp nhận chịu khổ và bị treo trên thập giá vì cứu chuộc chúng ta. Vì thế khi, torng những hoàn cảnh nhỏ nhất hay lớn nhất của đời sống chúng ta, chúng ta cũng chấp nhận đau khổ vì điều tốt, điều đó như thể là chúng ta rải các hạt giống của sự phục sinh, những hạt giống của sự sống ở quanh chúng ta, và làm cho ánh sáng Phục Sinh chiếu toả trong đêm tối. Đây là lý do vì sao Thánh Tông Đồ kêu gọi chúng ta luôn luôn đáp trả bằng “phúc lành” (c.9): phúc lành không phải là một sự trịnh trọng, hay thuần tuý là một dấu chỉ của phép lịch sự, mà hơn thế là một quà tặng lớn lao mà chúng ta là người đầu tiên được lãnh nhận, và quà tặng mà chúng ta có trách nhiệm chia sẻ với anh em của chúng ta. Đó là sự loan báo về tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu không có ranh giới, tình yêu đó thì không cạn kiệt, không bao giờ hết và tạo nên nền tảng thật sự cho niềm hy vọng của chúng ta.

Các bạn thân mến, chúng ta cũng hiểu vì sao Thánh Tông Đồ Phêrô lại kêu gọi chúng ta “chúc phúc”, khi chúng ta phải chịu đau khổ vì công lý (x. c. 13). Đó không chỉ là một lý do luân lý hay khổ hạnh, mà đó là vì chúng ta không đáp trả sự dữ bằng sự dữ, mà thay vào đó tha thứ mà không trả thù, tha thứ và chúc phúc, mỗi khi chúng ta làm điều này chúng ta đang toả sáng như những dấu chỉ sống động và sáng láng của niềm hy vọng, do đó trở thành một khí cụ của sự an ủi và bình an, hoà nhịp với tâm hồn của Thiên Chúa. Và bằng cách này chúng ta tiến bước bằng sự dịu ngọt và dịu dàng, tử tế và làm điều tốt ngay cả đối với những người không muốn chúng ta tốt, hoặc những người hãm hại chúng ta. Xa hơn nữa!

Tác giả bài viết: Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.