www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
03:59 EDT Thứ bảy, 20/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 70

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 66


Hôm nayHôm nay : 2734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 494327

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19640522

Trang nhất » Tin Tức » Suy niệm

Bài giảng tại Santa Marta: Các Kitô hữu đang bị bách hại với một sự im lặng đồng lõa

Thứ tư - 09/09/2015 11:38
Dân tị nạn

Dân tị nạn

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh lễ sáng thứ Hai mùng 7 tháng 9 tại nhà nguyện Santa Marta, với Đức Thượng Phụ tân cử Cilicia của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Armenia, và Đức Tổng Giám Mục Gregoriô Phêrô Ghabroyan thứ 20, cũng như với các Giám Mục của Thượng Hội Đồng Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Armenia và Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương.

Trong bài giảng sau các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha đã nói về tình trạng nhiều Kitô hữu trên thế giới đang tiếp tục bị bách hại với sự im lặng đồng lõa của nhiều nhà lãnh đạo các cường quốc trên thế giới. Thậm chí ngày nay, “các tín hữu Kitô còn bị bách hại trầm trọng hơn trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội. Họ bị giết, đuổi ra khỏi nhà, bị cướp, bị bóc lột, chỉ vì họ là Kitô hữu”

“Anh em thân mến, không có Thiên Chúa giáo nếu không có bách hại. Hãy nhớ đến mối phúc cuối cùng trong Tám Mối Phúc Thật: [Ai chịu khốn nạn vì đạo ngay, ấy là phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.] Nếu người ta tống cổ anh em ra khỏi hội đường, ngược đãi anh em, chửi rủa anh em, anh em hãy biết đó là số phận của một Kitô hữu. Ngày nay cũng vậy, điều này xảy ra trước mắt thế giới, với sự im lặng đồng lõa của nhiều nhà lãnh đạo các cường quốc là những người có thể ngăn chặn điều đó. Chúng ta đang đối mặt với số phận của người Kitô hữu, đó là đi trên cùng một con đường Chúa Giêsu đã đi qua”.

Đức Thánh Cha nhắc lại: “Một trong những cuộc bách hại rất lớn: đó là cuộc thảm sát những người Armenia. Đây là quốc gia đầu tiên cải đạo sang Thiên Chúa giáo: nước đầu tiên. Họ đã bị đàn áp chỉ vì là các Kitô hữu. Những người Armenia đã bị đàn áp, bị đuổi ra khỏi quê hương của họ, không nơi nương tựa, chết trong sa mạc.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “Câu chuyện này đã bắt đầu với Chúa Giêsu. Những gì họ đã làm với Chúa Giêsu, thì họ đã lập lại trong suốt quá trình lịch sử trên chính nhiệm thể của Ngài, là Giáo Hội.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Hôm nay, trong Phụng Vụ Thánh Thể đầu tiên của tôi với anh em như những anh em Giám Mục với nhau, các anh em Giám Mục và Thượng Phụ và tất cả các tín hữu Armenia và các linh mục thân mến, tôi muốn ôm anh chị em vào lòng và tưởng nhớ cuộc bách hại này mà anh chị em đã phải gánh chịu, trong khi nhớ đến những người thánh thiện, đến cơ man những vị thánh của anh chị em là những người đã phải chết vì đói, vì lạnh, vì bị tra tấn, vì bị đầy vào hoang địa chỉ vì là Kitô hữu. "

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhớ cuộc đàn áp rộng lớn hơn mà các Kitô hữu ngày nay đang phải chịu. “Ngay trong thời đại chúng ta đây, trên các tờ báo, chúng ta đọc thấy những kinh hoàng do những nhóm khủng bố gây ra, như cắt cổ họng những người chỉ vì họ là Kitô hữu. Chúng ta hãy nghĩ về các vị tử đạo Ai Cập, gần đây, trên bờ biển Libya, những người đã bị giết hại trong khi kêu tên Chúa Giêsu.”

Đức Thánh Cha đã cầu nguyện xin Chúa “ban cho chúng ta hiểu biết đầy đủ hơn về mầu nhiệm Thiên Chúa nơi Đức Kitô, là Đấng đã vác Thánh Giá, Thánh Giá của bách hại, Thánh Giá của hận thù, Thánh Giá xuất phát từ sự giận dữ của những kẻ bắt bớ - một sự tức giận được khuấy động bởi ma quỷ là ‘cha của mọi điều gian ác’”.

“Nguyện xin Chúa, ngày hôm nay đây làm cho chúng ta cảm thấy trong cơ thể của Giáo Hội một tình yêu dành cho các vị tử đạo của chúng ta, và cả ơn gọi tử đạo. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, chúng ta không biết. Chỉ xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để nếu cuộc bức hại này xảy ra một ngày nào đó, thì chúng ta có lòng dũng cảm và có thể làm chứng cho Chúa như tất cả các vị tử đạo Kitô giáo, và đặc biệt là như các Kitô hữu người Armenia.”

Tác giả bài viết: Đặng Tự Do

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.