www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
03:17 EDT Thứ bảy, 20/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 84

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 80


Hôm nayHôm nay : 2056

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 493649

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19639844

Trang nhất » Tin Tức » Suy niệm

Bài giảng tại Santa Marta: Những ai không đối thoại không vâng phục Thiên Chúa

Thứ sáu - 17/04/2015 09:10
Pope Francis

Pope Francis

Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm 16 tháng Tư đã dâng lễ tại nhà nguyện Santa Marta cho Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, nhân dịp sinh nhật thứ 88 của vị tiền nhiệm của ngài. Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn nhắc nhớ rằng hôm nay là ngày sinh nhật của Đức Thánh Cha Bênêđictô 16. Tôi dâng lễ cầu cho ngài, và tôi mời anh chị em cùng cầu nguyện với tôi xin Chúa nâng đỡ và ban cho ngài nhiều niềm vui và hạnh phúc.”

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhận định rằng những ai không biết đến đối thoại thì không vâng lời Thiên Chúa; họ muốn bịt miệng những ai rao giảng sự mới mẻ của Thiên Chúa.

Vâng lời Thiên Chúa có nghĩa là có can đảm để thay đổi cuộc sống mình.

Đức Thánh Cha nói:

“Phụng vụ của ngày hôm nay nói với chúng ta về sự vâng phục là điều thường đưa chúng ta sang một con đường khác không phải là một trong những con đường ta đã từng nghĩ, nhưng là theo những con đường khác. Tuân phục nghĩa là có can đảm để thay đổi đường đời một khi Chúa đòi hỏi điều này nơi chúng ta. Ai tuân phục thì có sự sống đời đời, trong khi ai bất tuân thì cơn thịnh nộ của Thiên Chúa vẫn đeo theo người đó. Vì vậy, trong bài đọc thứ Nhất từ sách Công Vụ Tông Đồ, các tư tế và các nhà lãnh đạo ra lệnh cho các môn đệ của Chúa Giêsu phải ngừng rao giảng Tin Mừng cho mọi người: Họ đâm ra tức giận, họ “đầy ghen tuông” bởi vì những phép lạ không ngừng diễn ra nơi đâu có sự hiện diện của các môn đệ, vì đông đảo dân chúng đi theo các ngài, và số lượng các tín hữu ngày càng lớn dần. Họ đưa các môn đệ vào tù, nhưng trong đêm, Thiên sứ của Chúa giải phóng các ngài và các ngài trở về tiếp tục rao giảng Tin Mừng. Khi bị bắt và bị thẩm vấn một lần nữa, Phêrô đáp lại trước các mối đe dọa của các thượng tế rằng: “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là con người.” Các thượng tế không hiểu.

Nhưng họ là các thầy giảng, họ đã nghiên cứu lịch sử của dân, họ đã nghiên cứu những lời tiên tri, họ đã nghiên cứu lề luật, họ thấu hiểu thần học của dân Israel, mặc khải của Thiên Chúa, họ biết tất cả mọi thứ, họ đều là thầy giảng, nhưng họ không có khả năng nhận thức được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Nhưng tại sao sự chai cứng này lại đến nông nỗi này? Thưa, bởi vì nó không phải là một sự cứng đầu, nó không chỉ đơn giản là sự bướng bỉnh. Ở đây nó là sự chai cứng. .. Và người ta có thể hỏi: đâu là con đường dẫn đến sự bướng bỉnh là tổng hợp những bướng bỉnh của cái đầu và con tim này?

Ai không biết đối thoại thì không vâng lời Chúa

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Lịch sử của sự bướng bỉnh này là một cuộc hành trình co cụm trên chính mình, không đối thoại, thiếu đối thoại”.

Họ không biết đối thoại, họ không đối thoại với Thiên Chúa, vì họ không biết cầu nguyện và lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, và họ không biết đối thoại với người khác. “Nhưng tại sao họ hiểu như thế?” Họ chỉ tìm cách diễn dịch lề luật chính xác hơn, nhưng lại đóng cửa trước các dấu chỉ của Thiên Chúa trong lịch sử, họ đã đóng cửa trước người dân của họ. Họ đã đóng cửa, đóng mọi cửa. Và sự thiếu đối thoại, sự đóng cửa này của con tim dẫn họ đi xa đến mức bất tuân Thiên Chúa. Đây là thảm kịch của những thầy giảng trong dân Israel, của những nhà thần học của dân Thiên Chúa: họ không biết lắng nghe, họ không biết đối thoại. Đối thoại với Thiên Chúa và với anh chị em mình.

Ai không đối thoại chỉ muốn bịt miệng những ai rao giảng sự mới mẻ của Thiên Chúa

Và dấu chỉ cho thấy một người không biết đối thoại, không mở cửa cho tiếng nói của Chúa, và cho những dấu chỉ Chúa thực hiện nơi dân Người là “sự giận dữ và mong muốn làm câm nín những người rao giảng, trong trường hợp này, là sự mới mẻ của Thiên Chúa, là Chúa Giêsu đã Phục Sinh. Họ đi đến mức đó mà chẳng có lý do nào cả. Đó là một cuộc hành trình đáng buồn. Họ cũng chính là những người đã trả tiền cho lính canh mộ để phao lên rằng các môn đệ Chúa đã đánh cắp thi thể Ngài. Họ đã làm tất cả mọi thứ họ có thể làm để đừng mở mở lòng mình ra với tiếng nói của Thiên Chúa. “

Và trong Thánh lễ này chúng ta hãy cầu nguyện cho các thầy giảng, các nhà thông luật, và cho những ai dạy dỗ dân Chúa, để họ sẽ không tự đóng cửa lòng mình, nhưng sẽ đối thoại, và như vậy tránh được cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, là điều sẽ còn đeo theo họ nếu họ không thay đổi thái độ của mình.

Tác giả bài viết: Đặng Tự Do

Nguồn tin: vietcatholic

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.