www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
01:05 CDT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 102

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 101


Hôm nayHôm nay : 1617

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 619149

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 18840344

Trang nhất » Tin Tức » Suy niệm

Một Suy Tư Về Ðời Yêu Thương

Chủ nhật - 01/03/2015 13:47
Một Suy Tư Về Ðời Yêu Thương

Một Suy Tư Về Ðời Yêu Thương

Đời người được sinh ra lớn lên trong yêu thương và cầu mong được chết và an táng trong yêu htương. Kitô giáo là đạo của tình yêu. Tất cả cuộc sống của Kitô hữu là một cố gắng không ngừng để sống yêu thương. Nhưng yêu thương là cả một nghệ thuật đòi hỏi phải được hiểu biết và trao đổi từng ngày. Kitô giáo vừa là trường dạy yêu thương vừa là nơi thực tập yêu thương. Để có thể thực thi lòng mến, để biết yêu thương thật sự, người tín hữu phải trau dồi và học hỏi không ngừng.

Để có thể sống một cách sung mãn ơn gọi yêu thương Kitô hữu, chúng ta cần vun góp và xây dựng ba cột trụ như kiềng ba chân cho đời sống đạo là thăng tiến về Giáo lý, siêng năng cầu nguyện và thực thi bác ái. Chúng ta cũng tìm thấy nơi Đức maria, một mẫu gương tuyệt hảo về cuộc sống đặt căn trên ba yếu tố trên. người mà Tông Huấn Maria Cultus của Đức Phaolo đệ lục đã tóm gọn vào ba đặc điểm: Maria người nữ suy niệm Lời Chúa; Maria, người nữ nguyện cầu và Maria, người nữ rộng mở tâm hồn thực thi tôn ý Thiên Chúa.
 
 Mục đích của Giáo lý hay học hỏi Lời Chúa là giúp khám phá tình yêu của Thiên Chúa và đáp trả lại tình yêu ấy một cách đúng đắn. Giáo lý và Lời Chúa chính là lý thuyết của một nghệ thuật yêu thương. Người ta không thể trau dồi một nghệ thuật nếu không nắm vững những nguyên tắc của nghệ thuật ấy. Cột trụ thứ hai là trong tòa nhà tu đức của người tín hữu Kitô là sự cầu nguyện. Triết gia Pascal: “Muốn có đức tin, con người cần phải quỳ gối cầu nguyện”. Đó là thái độ cơ bản nhất của người tín hữu.
 
 Cầu nguyện trước hết là nói lên sự nghèo hèn, trơ trụi, bất lực của con người. Như mẹ Maria đã đáp trả Lời của Sứ thần truyền tin: “Này tôi là tôi tớ…”. Cũng như tấm gương của các tông đồ, được tiếp cận Chúa Giêsu, theo dõi cách cầu nguyện của Ngài, nhưng cuối cùng các ngài cũng đành thú: “Lạy Thầy xin dạy chúng con cầu nguyện”.
 
 Cuối cùng, chính hai yếu tố suy niệm học hỏi Lời Chúa và nguyện cầu đã thúc đẩy chúng ta tới hành động. Như Mẹ Maria đã biết đáp hai tiếng “Xin vâng” bằng hành động ‘đồng công cứu chuộc, khổ đau cùng Con của Mẹ… Như chính Chúa Giêsu, đã luôn thân thưa với Chúa Cha và như các Tông đồ đã làm chứng tá cho Chúa cho tới hơi thở cuối cùng.
 
 Thật vậy tình yêu đã trở thành sinh lực sống, thành sức mạnh và hạnh phúc ủi an cho đời người. Chính tình yêu đã đưa con người tới hành động như một vài cảnh sống mà chúng ta có thể tìm thấy ngay trong cuộc sống hiện tại:
 
 TÌNH YÊU KHÔNG CHẾT
 
 12 năm chung sống chia sẻ mọi sự Rose tưởng chừng không gì có thể chia cắt nàng với chồng, nhưng sự chết đã chia cắt nàng và chồng vĩnh viễn. Nàng đã phát biểu “Chúng tôi tưởng mình sẽ vĩnh viễn có nhau trên trần thế này, nhưng không; chính vì vậy tôi muốn cất giữ mọi kỷ niệm sâu thẳm trong tâm hồn, trong tâm tưởng ký ức và thân thể của tôi”. Chính vì vậy ngay sau khi tai nạn người chồng vừa tắt thở, cô yêu cầu lấy tinh trùng của chồng ra đông lạnh để cô có thể thụ thai mang con và sinh con cho chồng. Theo khoa học thì nhiễm thể được lấy ra trong vòng 24 giờ sau khi hấp hối thì có hiệu năng hữu dụng.
 
 Trường hợp trên xảy ra nhiều mâu thuẫn vì tại tiểu bang Victoria, không cho phép thụ thai với người chết, nên nàng nại tới Tòa án tối cao tại Canberra, vì chồng nàng từ Canberra đi Melbourne làm việc và chẳng may bị ngộ nạn tại Melbourne. Nhưng điều tranh luận ở đây theo ý kiến của các nhà luật pháp ngay cả ông chánh án Gary Humphries ở Canberra cũng phát biểu là “điều không chấp thuận được là dùng nhiễm thể của người chết để thụ tinh”. Tuy nhiên đạo luật này không đồng nhất vì có tiểu bang cho phép có tiểu bang cấm! Bà Rose đang tìm cách tương tự như bà Diane Blood ở Anh quốc, vì tại Anh cấm nên bà phải chạy qua Bỉ để có thể thụ thại cùng tinh trùng của người chồng đã chết.
 
 SỰ SỐNG LÀ MỘT PHÉP LẠ
 
 Bé Alice Kirman vừa mừng sinh nhật năm thứ 10 của bé và bé cho biết cảm thưởng “sự sống của bé là một phép lạ! và bé mong ước có nhiều em bé được sinh ra chào đời như em”. Bé Alice là một em bé đầu tiên của Úc được sinh ra do một người mẹ khác mang thai hộ. Bé cũng là một trong số những em bé được thụ thai trong ống nghiệm (IVF) và được một người mẹ không phải là mẹ ruột mang thai sinh ra. Người mẹ nhiễm thể của bé là bà Maggie Kirkman, và người dì của bé là bà Linda đã cưu mang thai hộ cho mẹ bé. Cha ruột của bé không phải là ông Severn, chồng của bà Maggie, nhưng là tinh trùng của một người đàn ông khác mà danh tánh bé chưa được biết! Điều bí mật này cũng là một ép lực cho cuộc sống hiện tại của bé Alice, nhưng một ngày kia bé sẽ được cho biết tông tích của người cha nhiễm thể của bé.
 
 YÊU CON NÊN NỖI
 
 Tracey Holmes vì muốn đứa con thơ 3 tuổi của mình là Cameron có được đầy đủ mà nàng đành bước vào nghề mãi dâm và đã bị một gã sở khanh Graeme Green 25 tuổi giết chết sau khi làm tình với nàng tại một motel ở Wangaratta ngày 28/8/1998. Lý do như gã khai tại tòa vì chàng đã không tìm được ngất cảm khi làm tình với Tracey. Hắn đã bị tòa sử 18 năm tù với thời hạn tối thiểu là 14 năm tù ở. Theo người chủ của tổ chức mãi dâm mà Tracey làm cho biết Tracey khác với những cô điếm khác là nàng chỉ làm ba bốn tối mỗi tuần với số tiền kiếm được khoảng 600 đô để lo cho con nàng được đầy đủ mọi sự.
 
 KHI TÌNH PHỤ
 
 Ngày 28/11/1997 một người vợ trẻ vì hận chồng ngoại tình đã liều mạng kết liễu cuộc đời mình cùng với hai đúa con trai thơ. Bà Radhika Kishore 35 tuổi đã cho hai con là Daniel 7 tuổi và Brendon 5 tuổi uống sửa sô cô la có pha nhiều rượu voka cho say rồi đặt nằm trên đường rầy xe lửa gần trạm Oakleigh. Khi Kamal người chồng 28 tuổi về nhà không thấy vợ con thì báo tin cho bố mẹ vợ và cảnh sát hay thì cảnh sát tìm thấy 3 xác chết trên đường rầy xe lửa, cạnh xác chết có chai rượu voka và sữa sô cô la. Cảnh sát thử máu của em Brendon thấy nồng độ rượu là 0.12 và của bé Daniel là 0.1
 
 HUYỀN NHIỆM SỰ CHẾT
 
 Với khoa học tiến bộ ngày nay, người ta dùng máy chụp và quay phim li ti để bỏ vào trong bụng mẹ hay trong con người để khám phá sự tiến triển hay hủy phá của con người ra sao. Đó là tập phim tài liệu về Thân thể con người của Đài truyền hình Anh quốc nhằm trình chiếu cho khán giả biết tiến trình của con người từ lúc thụ thai cho tới khi chết.
 
 Gần đây ông Herbert Mowes, gốc Đức sinh sống tại Ái Nhĩ lan, mắc chứng ung thu kinh niên chỉ còn chờ chết, đã cho phép hãng phim đài BBB dùng một chiết máy li ti đặt trong nười của ông và gần một năm hàng ngày ghi lại những hình ảnh của hai cục bứu to gần bằng trái banh. Máy ghi lại những sự hủy hại của các tế bào nơi con người của ông và những giây phút cuối đời của ông ra sao?
 
 SỨ MỆNH TÌNH THƯƠNG TRÊN MỘT GIẢI ĐẤT HẬN THÙ
 
 Geraldine Cox sinh trưởng và lớn lên tại Adelaide, Nam Úc. Cô là một cô gái “ngựa chướng” trong gia đình lẫn xã hội Úc Đại Lợi. Cô rời ghế trường khi vừa tròn 15, vì không đủ trí thông minh theo học! Tuổi mộng mơ yêu đương, cô đắm mình và những cuộc tình nóng bổng. Rồi từ vòng tay chàng này sang tay chàng khác… Rồi khi mãn cuộc vui, nàng bắt gặp một chàng trai Hy Lạp yêu nàng thực sự và khát vọng có con cùng nàng. Đó cũng là tâm trạng của nàng nhưng thảm họa thay bác sĩ khám phá ra căn bệnh trớ trêu về buồng trứng nên nàng không bao giờ có con được! Cả nàng và Theo đều thất vọng và vì thế Theo đã bỏ nàng về nước!
 
 Trong nỗi thất vọng nàng phải tìm cách đối diện với thực tại và tương lai ‘không bao giờ có con’ này để sinh tồn. Được một vài người bạn mách bảo về việc làm thư ký cho các tòa đại sứ thuộc bộ ngoại giao Úc! Nàng đâm đơn và đúng lúc chính phủ Úc đang tìm người thư ký cho một đất nước chiến tranh và nghèo khổ Cambot, nên nàng được nhận và gửi đi Phnom Penth. “Phnom Penth” địa danh mà nàng chưa từng nghe tới! Ở đâu? Madrid, Paris, Roma hay Cairo thì nàng đã đi hay biết tới chứ Phnom Penth thì mù tịt! Cho nên nàng cũng hơi thất vọng, tuy thế nàng cũng tổ chức một bữa tiệc tạm biệt bạn bè và những người thân để lên đường vào một ngày của tháng sáu năm 1971.
 
 Tới Phnom Penth, nàng thấy lính tráng hằm hằm sát khí, đó đây trên hè phố dẫy đầy những người vô gia cư! Và rồi cảnh sát, quân cảnh, các bộ sở đều có lính gác, xe quân đội… Đêm đêm ngủ nghe xa xa vọng lại những tiếng nổ ầm ầm mà sau này nàng biết đó là tiếng B 52 dội bom!
 
 Trái ngược với nếp sống cũ của tôi với thịt rượu ê hề, tại Cambodia thấy chứng kiến những gia đình nghèo không có mái tranh che thân, nền đất nhơ nhớp, trẻ em không có sữa uống gầy còm ốm ê! Đặc biệt từ 2/1972 chiến dịch dội bom đã làm cả 2 triệu người không nhà cửa! Tôi có dịp đi thăm viện mồ côi và ôm ẵm tắm rửa cho những đứa trẻ mồ côi thiếu người chăm sóc, chúng ướt nhẹt với nước tiểu và dơ bẩn… Thế là các cuối tuần tôi đều tới làm việc tại viện mồ côi. Tôi một người đàn bà kghông con, thế mà giờ đây tôi có thể săn sóc và nuôi nấng cho nhiều bé thơ như con ruột thịt của tôi. Sau thời gian làm việc tại Phnom Penth hết hạn tôi đã nhận nuôi em bé 18 tháng tên là Lisa Devi. Tôi đã tranh đấu với chính phủ Úc để một người đàn bà không chồng như tôi được phép nhận con nuôi và cuối cùng tôi đã thành công đưa Lisa về Adeliade với tôi!
 
 Nhưng tiếng gọi và tình yêu mời gọi tôi trở lại Cambodia. Tôi đã tìm kiếm tiền và lap một vịn mồ côi cho nhiều trẻ em vất vưởng không mẹ cha bà con! Tôi đã rơi lệ đưa Riddth một em trai 17 tuổi về Úc để chữa bệnh, nhưng bệnh tình của em bất trị ngoại trừ có một người thân trong gia đình của em sẵn sàng hiến tặng cho em ít tuỷ sống! Em trả lời “con là một đứa trẻ mồ côi, con một thân một mình trên cõi trần này!” Em sung sướng được hít thở trời tự do và văn minh của Úc Châu nhưng đối diện với sự chết em tâm sự “Con yêu nước Úc, nhưng Cambodia là quê hương của con, nên khi con chết xin mẹ (bà Cox) đưa con về giữa những người dân khốn khổ của con. Mẹ hứa đưa con về không? Em đã chết trong vòng tay của tôi và tôi đã thể hiện lời hứa đưa em về giữa những anh chị em mồ côi của em!
 
 Vừa gặp các em mồ côi là chúng mừng rỡ bao bọc quanh tôi, đứa ôm chầm lấy tôi, hôn lấy hôn để tôi và kêu “Má bự, má thương chúng con đừng bỏ chúng con đi nữa nhé!” Tôi biết đó là tình yêu chân thực, đó là định kiếp của tôi. Tôi sẽ không bao giờ rời bỏ xứ Chùa Tháp này nữa!
 
 Tại sao lại là Cambodia? Tôi không có câu trả lời. Tôi chỉ biết rằng “mỗi lần tôi rời xa Phnom Penth là mỗi lần tôi cảm thấy ngọn đèn cuộc đời tôi leo loét lụi tàn; nhưng trở lại Phnom Penth ngọn đèn tâm hồn tôi chói chang rực sáng, đong đầy tâm hồn tôi tràn sinh lực, lòng can đảm và ngồn yêu thương.
 
 Đọc qua vài cảnh sống ở trên phải làm cho tôi và bạn suy nghĩ? Cuộc đời chúng ta dù có hạnh phúc hay khổ đau, quá khứ có tốt lành hay bê tha! Không quan trọng bây giờ! Điều tối thiết bây giờ là khởi đầu một bước mới trong yêu thương vun góp.

Tác giả bài viết: Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.