www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
07:59 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 86

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 72


Hôm nayHôm nay : 6247

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 833941

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19055136

Trang nhất » Tin Tức » Tin Mừng đời thường

“Abbé Pierre” nói về sự chết

Thứ sáu - 30/10/2015 11:52
Cha Pierre

Cha Pierre

Vào năm 2000, Cha Pierre có một buổi nói chuyện với một nhóm trẻ em. Cuộc nói chuyện đó được ghi lại trong một tập sách với nhan đề: “Sự Sống là gì? Tại sao lại có Sự Chết?...

Sau đây là một đoạn được trích ra từ tập sách đó:
 
 - Cha đã phản ứng như thế nào, khi lần đầu tiên cha đối diện một người chết?
 
 - Việc này xẩy ra đã khá lâu. Lúc đó cha cùng lứa tuổi bằng các con, từ 10 đến 11 tuổi. Cha sẽ kể cho các con biết một điều hết sức bí mật. Bây giờ mỗi lần có cuộc họp mặt trong gia đình, mọi người đều cười rộ khi nhắc đến sự việc đó. Bây giờ các con sẽ biết vì sao lại có chuyện như vậy. Lần đầu tiên cha thấy tận mắt một người chết, đó là ông nội của cha. Cha yêu mến ông nội cha nhiều lắm. Khi ông nội chết thì cha mẹ của cha lo lắng là cha sẽ đau buồn phản ứng mạnh và tức giận khóc lóc nên đã nói với cha rất khéo léo như sau: "Ông nội đi về với Chúa rất nhân lành." Cha cũng chẳng hiểu gì cả. Nhưng có một ý tưởng đến với cha, nếu ông nội ở đây, thì làm sao đến với Chúa Rất nhân lành được… nhưng tại sao mọi người đều buồn bã như vậy? Cha tưởng tượng, ông nội là người rất tốt chắc chắn là ông nội sẽ được Chúa đón tiếp nồng hậu nơi cửa Thiên đàng. Và cha đã mỉm cười và la lên: "À như vậy thì ông nội không còn đau răng nữa."
 
 “Đó các con thấy chưa, cha không có đau buồn gì cả mà còn ngạc nhiên trước sự chết. Bởi vậy từ ngày đó cha thường nghĩ, chết là đi về với Chúa nên Cha không còn lo lắng sợ sệt gì cả về Sự Chết.
 
 -Dù là cha không sợ chết, nhưng con nghĩ, quả thật là rất đau buồn khi đứng nhìn người thân yêu chết, cha có nghĩ như vậy không?
 
 - Đứng trước vài trường hợp xẩy ra sự chết, cha cũng có phản ứng chống đối tức giận nhân danh Lòng nhân ái và Chúa Tình Yêu, và không thể chấp nhận được, cha vẫn tiếp tục khóc lóc thảm thiết : “Lạy Chúa, lạy Chúa tôi ! Không thể chấp nhận được, không thể được.!”
 
 “Cha nhớ lại một biến cố thật đau buồn. Vào đêm ngày 3 tháng 1 năm 1954, chính phủ đang bàn thảo và bỏ phiếu một quỷ đặc biệt giúp xây nhà rẻ tiền cho người nghèo không nhà ở. Mùa đông năm ấy quá lạnh, việc làm khẩn cấp là giúp những người nghèo đó một chổ ấn náu tạm thời qua mùa giá lạnh. Đêm đã khuya và các vị nghị sĩ cảm thấy mệt mỏi. Họ dời buổi họp lại, và họ đi về nhà nên chương trình đã bị hoãn lại.
 
 Sáng hôm sau cha nghe một tin làm cha rúng động. Trong đêm đó trong khi các nghị sĩ đang bàn cải thì có một bé trai chết cóng vì lạnh. Trong trường hợp đó thì sự chết không thể chấp nhận được, và cha cảm thấy tức giận buồn khổ và muốn la hét lên. Không có một ai đó làm một điều gì để cứu mạng sống của em bé đó sao. Nước Pháp tỏ ra đau buồn, cà nước để tang nhưng cha thì cho đó là niềm tủi hổ nhục nhã của nước Pháp.
 
 Sau thảm kịch đó, nhờ các cơ quan truyền thông lên tiếng, dân chúng và chính quyền bỏ ra một số tiền rất lớn gấp ba lần số tiền cứu trợ dự định một tỷ đồng franc. Một niềm hy vọng đang nở rộ. Và các cộng đồng Emmaus cũng được thành lập. Câu chuyện còn dài...
 
 -Cha có tin em bé trai đó đã lên Thiên đàng và đã bắt đầu một đời sống mới không?
 
 - Đúng vậy, em bé đó không bắt đâu đời sống mới, em đó chỉ tiếp tục cuộc sống mà thôi. Sau cái chết của ông nội cha và những người cha cùng đồng hành trên cuộc đời này, cha tin tưởng là họ ra khỏi đời này trong bình an cũng như đến khi cha phải đi ra khỏi đời này vậy. Cha chưa bao giờ có ý nghĩ chết là đi vào hư không.
 
 Cha cũng có kinh nghiệm quý báu là được ở bên cạnh một mình với cha của cha, với mẹ của cha và cùng người bạn thân là bà Coutaz, trong giây phút cuối cùng đời của họ, cầm lấy tay của họ, cảm nhận nhịp thở cuối cùng cho đến lúc tắt hẳn, cha cảm thấy bình an và đã không hề than khóc cho những người thân của cha.
 
 Vâng họ đã chết, nhưng họ đang ở trên Thiên đàng. Sự vắng mặt của những người thân yêu làm cho cha buồn thật vì cuộc tiễn biệt nào cũng vậy dù tốt đẹp cũng để lại nỗi buồn cho người ở lại. Và cha tư nói “Hẹn gặp lại” như nói với người sắp phải đi xa trong một chuyến viễn hành lâu dài.”
 
 - Cha có tin vào luân hồi không?
 
 - Thật ra thì cha thấy không cần thiết và cha cũng không hề muốn phải sống lập lại ở trên thế gian này một lần nữa. Cha đã có một cuộc sống quá đầy đủ và cha cảm thấy cần phải nghỉ ngơi.
 
 Trở lại câu hỏi của các con: lẽ dĩ nhiên là cha không sợ chết. Nhiều người nghĩ rằng chết là một sự chia ly. Điều đó đúng cho những người đang còn sống, nhưng đối với người chết thì đó là một cuộc hành trình đi xa. Họ để lại cho chúng ta tự khám phá ra một cuộc gặp gỡ tuyệt vời là đối diện với Chúa Tình Yêu.
 
 Cha cũng không thể biết rỏ được nhưng cha biết chắc chắn là khi một người lìa khỏi đời này sẽ gặp hàng trăm tỷ người đã sống trước chúng ta. Khi cha biết là có hàng trăm tỷ thiên hà vận chuyển trong không gian và mỗi thiên hà có hàng tỷ hệ thống mặt trời cũng không làm cho cha phải lo lắng. Cha chờ đợi sự chết đến với cha trong bình an.
 
 - Gặp gỡ Chúa có khi nào trở thành một điều thất vọng không?
 
 - Câu hỏi của con thật là hay. Khi đứng bên người sắp chết cha thường đọc Kinh Kính Mừng nhưng cha đổi đoạn cuối cùng cầu cho chúng con là kẻ tội lỗi lúc này và trong giờ lâm tử bằng câu “lúc này và trong giờ gặp gỡ Chúa. Amen.” 

Tác giả bài viết: PT Hùynh Mai Trác dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.