www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
05:02 EDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 75

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 65


Hôm nayHôm nay : 2371

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 830065

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19051260

Trang nhất » Tin Tức » Tin Mừng đời thường

Chứng Nhân Thời Đại: Bà Dorothy Day

Thứ sáu - 13/03/2015 07:16
Dorothy Day

Dorothy Day

“Bất cứ điều gì mà tôi đã đọc về các thánh lúc thiếu thời đều làm cho tôi rùng mình sợ hãi. Tôi có thể nhìn thấy lòng cao thượng khi các ngài hy sinh cuộc đời của mình cho người đau yếu, người khuyết tật, người phung cùi… Nhưng còn có một câu hỏi khác nữa quay cuồng trong đầu tôi. Tai sao các ngài đã làm nhiều như vậy để sửa chữa những sự dữ thay vì trước tiên là tìm cách ngăn ngừa chúng xẩy ra? …Các thánh tìm cách cải tổ trật tự xã hội ở đâu? mà chỉ có các đấng đi tìm cách giúp đỡ người nô lệ, mà không thấy có đấng nào đứng lên chống đối lại chính sách nô lệ? …”

Khi Dorothy Day qua đời vào năm 1980 lúc 83 tuổi thì mọi người đều nhìn nhận bà là người có ảnh hưởng rất sâu rộng và là một khuôn mặt rất quan trọng trong lịch sử của Giáo Hội Công Gíao Hoa Kỳ. Đây là một sự việc lạ lùng đối với một người không giữ một chức vụ nào trong Giáo Hội mà những ý tưởng phần nhiều đều bị gạt bỏ hoặc lên án trong suốt cả cuộc đời của mình.
 
 “Công nhân Công Giáo”, một phong trào giáo dân đã được bà thành lập từ năm 1933. Bà đã hy sinh làm việc trong suốt hơn 50 năm trời, là một cố gắng để chứng tỏ là lề luật thương yêu của Chúa Kitô trong Phúc Âm có thể mang ra áp dụng ở thế gian được. Bà cho rằng đây là một thách thức không riêng cho công việc bác ái tự nguyện của cá nhân nhưng là một phong trào chính trị vận động tranh đấu hầu cải tiến xã hội cần thiết cho công việc bác ái. Bà đại diện cho sư thánh thiện trong chính trị là tìm một phương cách thờ phượng Thiên Chúa không phải chỉ bằng cách cầu nguyện và hy sinh mà còn bằng cách đoàn kết với người nghèo và cùng sát cánh tranh đấu cho công lý và hòa bình.
 
 Kết quả là có nhiều người gán cho bà là Cộng sản. Bà bị ám sát hụt, bị bỏ tù và liên tục bị cơ quan FBI (Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ) điều tra. Bà vẫn một mực tin tưởng vào công việc của mình dù bị chỉ trích nặng nề. Bà thường trích dẩn câu Kinh Thánh: “Người tôi tớ không thể lớn hơn chủ mình”. Trái lại cũng có một số đông muốn gọi bà là một bà thánh. Đây là một vấn đề, bà nói: Khi người ta nói một đấng thánh là họ nghi ngờ và cho công việc của bà chỉ là ảo tưởng.
 
 Cho đến bây giờ vẫn có nhiều người ngạc nhiên về ơn gọi đi làm công việc tranh đấu làm đẹp xã hội của bà. Bà thường nói: “ Trong các cuộc cách mạng hay làm chứng đức tin đều có những chịu đựng đau khổ. Đối với tôi Chúa Kitô không thể mua được bằng giá ba chục đồng bạc mà chính bằng máu của con tim tôi. Chúng ta không thể mua rẻ như vậy trong thị trường hôm nay.”
 
 Dorothy Day sinh ra ở Brooklyn năm 1897. Mặc dù bà đã được rửa tôi theo giáo phái Episcopalian, bà rất ít chú trọng đến đạo giáo. Khi học ở Đại Học bà tứ chối mọi tín ngưỡng mà sống như một người vô thần. Bà bỏ ngang việc học đi làm phóng viên cho nhiều tờ báo quá khích ở New York và tham gia mọi cuộc xuống đường trong thời bây giờ. Những người bạn của bà phân đông là cọng sản hoặc là những nhóm chủ trương vô chính phủ. Cùng với nhiều văn nghệ sĩ ở New York, phần đông là những người vô thần, họ gọi tôn giáo là “thuốc phiện ru ngủ nhân dân”.
 
 Khúc quanh của cuộc đời bà bắt đầu từ năm 1926 khi bà sinh sống ở Staten Island với một người đàn ông mà bà đem hết lòng yêu thương. Bà mang thai và chính biến cố này đã đem bà trở về vói tôn giáo một cách lạ lùng. Đây là những khó khăn và đau buồn để kết thúc đời sống vợ chồng với người yêu, người đàn ông bà đã yêu thương không hề có ý thức về đời sống gia đình. Khi bà có bầu thì ông ấy đã đòi bà phá thai, nhưng bà đã cương quyết giữ đứa con. Khi sanh đẻ thì ông ấy đã bỏ rơi bà đi theo một người đàn bà khác và bà phải gọi taxi để đi về nhà sống cô đơn một mình.
 
 Với kinh nghiệm này bà gọi là “một hạnh phúc tự nhiên” đã thay đổi cuộc đời bà, rời bỏ cuộc đời vô thần thác loạn để trở về với Thiên Chúa. Bà quyết định cho đứa con của bà được rửa tội trong Giáo Hội Công giáo, và sau đó bà chính thức gia nhập Giáo hội Công giáo năm 1927.
 
 Việc trở lại đạo Công giáo của bà làm cho nhiều người trong nhóm bạn bè đã trách cứ bà là đã phản bội lý tưởng tranh đấu cho người nghèo. Giáo Hội Công giáo có những chương trình bác ái giúp đỡ người nghèo nhưng đối với nhiều người thì còn quá ít oi. Bà đã sống nhiều năm cô đơn và đầy thất vọng. Bà đã sống cô đơn trong lặng thinh, cầu nguyện để kết hợp đức tin với lý tưởng tranh đấu cho công bình xã hội.
 
 Vào năm 1932, trong một cuộc gặp gỡ tiền định với Peter Maurin, một triết gia cùng là một nhà tranh đấu. Ông này khuyến khích bà viết báo kêu gọi đoàn kết giới công nhân thợ thuyền và đả kích hệ thống xã hội bất công hầu tuân theo lý tưởng của Phúc Âm.. Tờ báo Catholic Worker (Công nhân Công giáo ) ra đời ngày 1 tháng 5 năm 1933. Như một nhà tiên tri, Maurin không chỉ chú trọng đến việc tố cáo những bất công nhưng tuyên xưng một hệ thống trật tự xã hội mới dựa theo Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô. Trong cố gắng thi hành những gì mà bà Day đã rao giảng, bà Day đã cho biến cơ sở văn phòng tờ báo thành một cơ sở đón nhận giúp đỡ người nghèo và vô gia cư vì Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế. (The Depression).
 
 Thông điệp của bà Day không chỉ dừng lại ở công việc từ thiện. Bài giảng trên Núi là nguồn cảm hứng để tranh đấu bất bạo động. Dù có nhiều chỉ trích nặng nề bà vẫn cương quyết giữ thái độ đi tìm kiếm hòa bình cho cuộc Thế chiến II và sau đó có những phong trào bất tuân luật pháp dân sự chống lại Chiến Tranh Lạnh và vũ khí nguyên tử. Đến năm 1960, khi các cuộc phản đối trở nên thường xuyên, bà Day cầu nguyện hàng ngày với niềm tin Công giáo và thách thức chống nạn nghèo đói.
 
 Điều lạ lùng nơi bà Day là bà đã kết hợp được đức tin bảo thủ với đòi hỏi cấp tiến về những cải tổ xã hội. Sự dấn thân giúp đỡ người nghèo, tùng phục giáo huấn của Giáo Hội Công giáo và sống một đời sống khiết tịnh không khác gì các nữ tu. Tuy vậy bà Day vẫn chìm sâu trong cuộc đời thế tục và vô trật tự đến từ giới nghèo khổ.
 
 Đấng thánh mà bà ngưỡng mộ là Thánh Thérèse de Lisieux. Đối với Therese Day mỗi hành động yêu thương phát xuất từ tâm hồn là một đóng góp vào tình yêu trên thế giới và mỗi đau khổ vì yêu thương là một hành động làm giảm một chút đau khổ của người chung quanh đó chính là mầu nhiệm của Tình Yêu Thiên Chúa.
 
 Phối hợp thực hành bác ái với lời kêu gọi sự công bình xã hội, bà Day tiêu biểu cho một thứ thánh thiện rất đặc biệt khó mà thực hành, nhưng cũng là một đặc điểm của thời đại chúng ta. Bà kêu gọi Giáo Hội hãy trở về với căn tính của Giáo Hội như một sự cưởng lại những định chế bất công của thế giới ngày nay. Cuộc đời của bà là một biểu tượng mà bà gọi là một sự bí nhiệm về người nghèo “họ chính là Chúa Giêsu, điều gì mà bạn làm cho người nghèo chính là bạn làm cho chính Chúa Kitô”.
 
 Bà qua đời ngày 29 tháng 11 năm 1980 để lại nhiều thương tiếc và ngưỡng mộ..

Tác giả bài viết: Phó Tế Huỳnh Mai Trác

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.