www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
14:39 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 41

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 39


Hôm nayHôm nay : 11652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 637213

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19783408

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

20 câu hỏi dành cho ĐHY Fernández về Tuyên ngôn thảm họa Fiducia đang gây chia rẽ Giáo Hội Công Giáo

Thứ tư - 03/01/2024 21:34
Tin thế giới

Tin thế giới

Hồng Y Fernández và Hồng Y Sturla đều được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong làm tổng giám mục trong năm đầu tiên của ngài, và cả hai vị đều thuộc các tổng giáo phận liền kề với Buenos Aires. Nếu bây giờ Hồng Y Fernandez đã mất đi sự ủng hộ của vị Hồng Y do Đức Thánh Cha Phanxicô phong ở bên kia sông, thì điều đó cho thấy Fiducia Supplicans đã được đón nhận kém đến mức nào.
1. Hai mươi câu hỏi dành cho Đức Hồng Y Fernández (và Đức Thánh Cha Phanxicô?)

Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Trên tờ The Catholic Thing, ngài có bài viết nhan đề “Twenty Questions for Cardinal Fernández (and Pope Francis?)”, nghĩa là “Hai mươi câu hỏi dành cho Đức Hồng Y Fernández (và Đức Thánh Cha Phanxicô?)”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Đầu năm nay, Đức Hồng Y Daniel Sturla, Tổng Giám mục Montevideo, và Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández, lúc đó là Tổng Giám mục La Plata, đã có các Tòa Giám Mục đối diện ở hai bờ một con sông. Giờ đây, hai vị thấy mình đang ở trong những xu hướng đối lập với nhau, vì người trước lo lắng rằng người sau sẽ đẩy Giáo hội vào tình trạng xung đột và hỗn loạn ngay trước lễ Giáng Sinh. “Tôi không nghĩ đây là một chủ đề có thể được đưa ra vào dịp Giáng Sinh,” Đức Hồng Y Sturla nói về Tuyên ngôn Fiducia Supplicans, là tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin về việc chúc lành cho các cặp “bất hợp lệ” và “đồng giới”. “Quyết định đó đã thu hút sự chú ý của tôi một cách mạnh mẽ, bởi vì đây là một vấn đề gây tranh cãi và nó đang chia rẽ nội bộ Giáo hội.”

Không chỉ Tiber, mà cả ở La Plata.

Hồng Y Fernández và Hồng Y Sturla đều được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong làm tổng giám mục trong năm đầu tiên của ngài, và cả hai vị đều thuộc các tổng giáo phận liền kề với Buenos Aires. Nếu bây giờ Hồng Y Fernandez đã mất đi sự ủng hộ của vị Hồng Y do Đức Thánh Cha Phanxicô phong ở bên kia sông, thì điều đó cho thấy Fiducia Supplicans đã được đón nhận kém đến mức nào. Thế mà, Hồng Y Fernández đã hối hả tăng thêm thảm họa là đẩy toàn bộ Giáo hội vào xung đột và hoang mang về một vấn đề gây tranh cãi chỉ vài ngày trước Lễ Giáng Sinh, là thời điểm mà tiếng nói tôn giáo được chú ý nhiều hơn trên báo chí thế tục.

Đức Hồng Y Fernández đã có ý áp dụng những hướng dẫn của ngài về cách chúc lành cho “các cặp vợ chồng không hợp lệ” – các cặp sống thử, các “cặp vợ chồng” đa thê, các cặp ngoại tình, các cặp đồng tính, và còn rất nhiều nữa. Hồng Y Fernandez viết hôm thứ Hai 18 Tháng Mười Hai: “Vì vậy, ngoài hướng dẫn được cung cấp ở trên, sẽ không có phản hồi nào thêm về những cách khả thi để điều chỉnh các chi tiết hoặc tính thực tế liên quan đến các phước lành kiểu này”. Nhưng, đến cuối tuần, ngài đã phải trả lời phỏng vấn bằng tiếng Tây Ban Nha cho The Pillar. Mọi việc đã không diễn ra như kế hoạch. Một trong những người tiền nhiệm của ngài ở Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tuyên bố Fiducia Supplicans là “tự mâu thuẫn”.

Tại Vatican, vào tuần trước lễ Giáng Sinh - những lời chúc phúc cho người đồng giới được treo cẩn thận bên ống khói, với hy vọng rằng Cha James Martin sẽ sớm có mặt ở đó. Với bụi bặm hiện đã lắng xuống và khiến thế giới phải ghi nhận sự thất vọng của họ, sau đây là một loạt câu hỏi mà Đức Hồng Y Fernández có thể chọn trả lời khi ngài bắt đầu một loạt cuộc phỏng vấn mới để bảo vệ tuyên bố của mình.

Câu hỏi 1: Trong bài huấn từ trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật đầu tiên sau khi được bầu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về sự khôn ngoan thần học siêu việt của bà nội, bà ngoại, một chủ đề mà ngài đã quay lại nhiều lần. Sự phân biệt trong tuyên bố của Đức Hồng Y giữa các phước lành “tăng dần” và “giảm dần” có phù hợp với trải nghiệm của những người bà không? Liệu tâm hồn bà có tràn ngập niềm vui Tin Mừng khi hay tin người con rể của bà, là người đã bỏ rơi con gái và các cháu của mình, đã được cha xứ ban phước cùng với cô nhân tình mới không?

Câu hỏi 2: Khi ngài được bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Thánh Cha đã viết cho ngài một lá thư cảnh báo ngài chống lại “một nền thần học gắn chặt với bàn làm việc”. Có phải sự phân biệt tinh tế của Fiducia Supplicans – chúc phúc cho “các cặp” chứ không phải là chúc phúc cho “sự kết hợp”- là điều khiến họ trở thành một cặp – là cách mà những người Công Giáo bình thường nhìn nhận sự việc, hay nó giống nhiều hơn với lối ngụy biện trên bàn giấy?

Câu hỏi 3: Fiducia Supplicans tuyên bố là “đổi mới” và “phát triển” trong cách hiểu thần học về phước lành. Những điều mới lạ này “dựa trên tầm nhìn mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô”. Phải chăng “tầm nhìn mục vụ” của Đức Thánh Cha hiện nay là một quỹ đạo thần học, tương tự như Kinh thánh, truyền thống và huấn quyền? Liệu một người theo chủ nghĩa tối thượng như vậy còn có thể hiểu được liệu tầm nhìn của giáo hoàng có phù hợp với giáo huấn của Vatican II về giám mục đoàn hay không?

Câu hỏi 4: “Tầm nhìn mục vụ” của Đức Thánh Cha Phanxicô là gì? Trong bối cảnh Fiducia Supplicans mâu thuẫn với tài liệu Bộ Giáo Lý Đức Tin năm 2021 về cùng chủ đề, cũng được ban hành với sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, làm sao người ta biết được tầm nhìn mục vụ ấy là gì? Hay việc biết đến tầm nhìn mục vụ ấy là một thứ thuyết Ngộ đạo mà Đức Thánh Cha đã không ngừng chỉ trích?

Câu hỏi 5: Fiducia Supplicans hướng dẫn rằng “khi một người xin một phước lành, không nên đặt một phân tích đạo đức toàn diện làm điều kiện tiên quyết để ban phước lành. Vì những người tìm kiếm phước lành không cần phải có sự hoàn thiện về mặt đạo đức trước đó.” Phải chăng theo quan điểm của Bộ Giáo Lý Đức Tin đây là một thực tế phổ biến cần được điều chỉnh? Có ai ở Bộ Giáo Lý Đức Tin đã từng, dù chỉ một lần, chứng kiến một linh mục tiến hành “phân tích đạo đức toàn diện” khi được yêu cầu ban phép lành không? Có linh mục nào, ở bất cứ đâu, từng yêu cầu phải “hoàn thiện về mặt đạo đức” trước khi ban phép lành không? Điều đó thậm chí có thể trông như thế nào? Có thể nào một giáo sĩ rơm đang được tạo ra ở đây?

Câu hỏi 6: Trong cuộc phỏng vấn với Pillar, ngài nói, “Tôi không biết tại thời điểm nào chúng ta đã đề cao cử chỉ mục vụ đơn giản này đến mức chúng ta đánh đồng nó với việc rước lễ. Đó là lý do tại sao chúng ta muốn đặt ra nhiều điều kiện để được ban phước lành.” Bộ Giáo Lý Đức Tin có biết ai, ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ lúc nào đã “đánh đồng” việc ban phép lành với việc “tiếp nhận Bí tích Thánh Thể” không? Đây có phải là một giáo sĩ rơm khác được tạo ra từ đống cỏ khô của máng cỏ không?

Câu hỏi 7: Trong cùng một cuộc phỏng vấn, ngài viết rằng, “Một số giám mục đã đề ra các hình thái được nghi thức hóa trong việc chúc lành cho các cặp vợ chồng không hợp lệ, và điều này là không thể chấp nhận được.” Liệu Bộ Giáo Lý Đức Tin có chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ Fiducia Supplicans như vậy không, chẳng hạn, giống như Bộ Phụng tự yêu cầu cấp phép cho Thánh lễ Tridentinô được cử hành trong các nhà thờ giáo xứ?

Câu hỏi 8: Fiducia Supplicans trích dẫn Amoris Laetitia rằng “những gì là một phần của việc phân định thực tế trong những hoàn cảnh cụ thể không thể được nâng lên mức độ của một quy luật” bởi vì điều này “sẽ dẫn đến một lối ngụy biện không thể chấp nhận được”. Fiducia Supplicans có ý định thực hiện các phép lành như Amoris Laetitia đã làm khi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, tức là việc thực hiện cùng một hành vi lại vừa có thể là thánh thiện lại vừa có thể là tội lỗi, tùy thuộc vào hành vi đó được thực hiện ở đâu? Một hành vi được đánh giá là tội lỗi ở Ba Lan, lại được xem là thánh thiện ở Đức, tội lỗi ở Alberta, nhưng là thánh thiện ở Malta.

Câu hỏi 9: Trong Fiducia Supplicans, ngài viết rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã làm việc về tuyên bố này kể từ trước khi ngài nhậm chức vào tháng 9. Thông tin này có được chia sẻ với các thành viên của Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị vào tháng 10, những người đã thảo luận về chính vấn đề này không? Họ có được thông báo rằng ngay cả khi họ quyết định không đề cập đến vấn đề này trong báo cáo cuối cùng của mình thì Bộ Giáo Lý Đức Tin vẫn sẽ mạnh dạn tiến lên không?

Câu hỏi 10: Phải chăng những người quản lý tiến trình Thượng Hội Đồng cho một Giáo hội đồng nghị đã được yêu cầu đừng bận tâm đến việc giải quyết các vấn đề đồng tính trong báo cáo của Thượng Hội Đồng vì Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ giải quyết vấn đề đó bên ngoài tiến trình Thượng Hội Đồng? Phải chăng họ đã chấp nhận loại bỏ các tham chiếu “LGBT” khỏi báo cáo cuối cùng vì biết Bộ Giáo Lý Đức Tin đang lên kế hoạch gì, từ đó đánh lừa các thành viên thượng hội đồng đã đề xuất không?

Câu hỏi 11: Thượng phụ Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, Giáo Hội Công Giáo Đông phương lớn nhất, đã tuyên bố rằng tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin “không có hiệu lực pháp lý đối với các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine” vì nó không tính đến giáo luật, phụng vụ phương đông hoặc sự hiểu biết thần học của riêng họ về phước lành. Bộ Giáo Lý Đức Tin có nhận thức được rằng hướng dẫn của mình hoàn toàn mâu thuẫn với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine dạy rằng “việc ban phép lành của một linh mục hoặc giám mục là một cử chỉ phụng vụ không thể tách rời khỏi phần còn lại của nội dung các nghi thức phụng vụ và không thể giản lược cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của lòng đạo đức riêng tư “?

Câu hỏi 12: Với di sản Byzantine được chia sẻ ở phía đông, Bộ Giáo Lý Đức Tin có xem xét ý nghĩa đại kết của việc ban phép lành xem có thể mâu thuẫn với sự hiểu biết và thực hành của các Giáo hội Chính thống không?

Câu hỏi 13: Một số hội đồng giám mục Phi Châu đã bác bỏ giáo huấn trong Fiducia Supplicans. Thật vậy, Đức Hồng Y Fridolin Ambongo của Kinshasa, chủ tịch Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Phi Châu và Madagascar, đã viết cho các giám mục anh em của mình rằng, “với tư cách là những mục tử của Giáo hội ở Phi Châu, chúng ta có nhiệm vụ phải đưa ra sự minh bạch trong suốt về vấn đề này”. Ngài đề xuất rằng các giám mục Phi Châu đưa ra “sự hướng dẫn dứt khoát cho cộng đồng Kitô hữu của chúng ta” bằng cách “soạn thảo một tuyên bố chung duy nhất của hội đồng”. Có giám mục cao cấp nào của Phi Châu đã được hỏi ý kiến, theo tinh thần đồng nghị, trước khi Fiducia Supplicans được ban hành không?

Câu hỏi 14: Đức Hồng Y Ambongo là thành viên của Hội đồng Hồng Y, nhóm cố vấn nội bộ của Đức Thánh Cha. Hội đồng đã họp tại Rôma vào tháng 12, chỉ vài tuần trước khi Fiducia Supplicans được ban hành. Đức Hồng Y Ambongo có được hỏi ý kiến khi ngài ở Rôma không? Bộ Giáo Lý Đức Tin có hỏi quan điểm của ngài không?

Câu hỏi 15: Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định, sau khi Đức Hồng Y Robert Sarah nghỉ hưu và Đức Hồng Y Peter Turkson bị cách chức, rằng không có các giám mục giáo triều nào đến từ Phi Châu nữa. Liệu Fiducia Supplicans có khác đi không nếu nhóm các giám mục giáo triều hiện tại mang tính đại diện và toàn diện hơn?

Câu hỏi 16: Trong một cuộc phỏng vấn gần đây khác, ngài đã nói về Phi Châu, nơi “có luật trừng phạt đến mức bỏ tù những ai chỉ cần tuyên bố mình là người đồng tính, hãy tưởng tượng như thế thì một phước lành sẽ làm được gì.” Bộ Giáo Lý Đức Tin có xem xét tác động ở Phi Châu của Fiducia Supplicans, rằng có lẽ bạo lực chống Kitô giáo gây chết người có thể gia tăng do dân chúng nhận ra sự chấp thuận của Giáo Hội đối với các kết hiệp đồng giới không? Nếu một giám mục Phi Châu thận trọng không thực hiện Fiducia Supplicans vì các hình phạt dân sự đối với người đồng tính, thì liệu Bộ Giáo Lý Đức Tin có thiếu thận trọng không khi tạo ra ấn tượng toàn cầu rằng Giáo Hội Công Giáo hiện chấp thuận các kết hợp tính dục đồng giới? Hơn 4000 Kitô hữu đã bị giết chỉ riêng ở Nigeria trong năm nay, với khoảng 150 người bị giết vào dịp Giáng Sinh.

Câu hỏi 17: Hiệp thông Anh giáo đã thực sự kết thúc vào năm nay, với việc các Giám Mục đại diện cho hơn 80% người Anh giáo không còn công nhận Tổng Giám mục Canterbury là “công cụ của hiệp thông”. Nguyên nhân gần nhất của sự tan rã là do sự ban phước cho các cặp đồng giới. Phải chăng Bộ Giáo Lý Đức Tin tự tin rằng những hậu quả thảm khốc đối với người Anh giáo sẽ không thể vang vọng trong Giáo Hội Công Giáo?

Câu hỏi 18: Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu sứ vụ Phêrô với ước mơ về một “Giáo hội nghèo dành cho người nghèo”. Có Giáo hội nghèo nào yêu cầu cung cấp Fiducia Supplicans không? Ngược lại, có thể coi Fiducia Supplicans là loại việc mà một Giáo hội giàu có sẽ làm cho người giàu, như người ta có thể thấy ở khu West Side của Manhattan hoặc ở Đức, nơi Giáo hội địa phương giàu có nhất thế giới?

Câu hỏi 19: Ngài đã thông báo rằng ngài sẽ đến Đức để giải quyết một số vấn đề khó khăn do “Tiến Trình Công Nghị” của Đức gây ra, vốn đã bị Vatican nhiều lần lên án. Ngài có nghĩ rằng Fiducia Supplicans sẽ truyền cảm hứng cho người Đức thay đổi đường lối của họ, hay ngược lại càng trở nên bướng bỉnh hơn, khi kỳ vọng rằng như Đức Thánh Cha đã đảo ngược chính mình trong Fiducia Supplicans, thì ngài cũng sẽ đảo ngược chính mình đối với Tiến trình Công Nghị nói chung?

Câu hỏi 20: Trước khi ngài được bổ nhiệm làm bộ trưởng giáo lý năm nay, Đức Hồng Y Eduardo Pironio được kể là người Á Căn Đình nổi bật nhất phục vụ trong Giáo triều Rôma từ những năm 1970 đến 1990. Ngài đã được phong chân phước hai ngày trước khi Đức Hồng Y công bố Fiducia Supplicans. Đức Hồng Y có lấy ngài làm hình mẫu cho việc phục vụ của mình trong Giáo triều Rôma không? Lần sau về thăm nhà, khi đến thăm di tích của ngài, Đức Hồng Y có nghĩ rằng ngài sẽ ban phước lành cho công việc của Đức Hồng Y không, và ngài có nên tự phát xin chúc lành không? Ngài có thể cầu nguyện trước thánh tích với Đức Hồng Y Sturla của Montevideo không?

Source:The Catholic Thing

2. Đây là nơi Kitô hữu tiếp tục đối mặt với bách hại vào năm 2023

Kitô hữu đã bị các nhóm đối nghịch bắt bớ kể từ thời các thánh Tông Đồ, và ở nhiều nơi trên thế giới, Kitô hữu tiếp tục phải đối mặt với những mối đe dọa hiện hữu từ các chính phủ và các thực thể khác.

Vào ngày 26 tháng 12 lễ Thánh Stêphanô, vị tử đạo Kitô giáo đầu tiên qua đời vào khoảng năm 34 sau Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong Kinh Truyền Tin rằng “2.000 năm sau, thật không may, chúng ta thấy rằng cuộc đàn áp vẫn tiếp tục”.

“Vẫn còn những người đó, và có rất nhiều người trong số họ, chịu đau khổ và chết để làm chứng cho Chúa Giêsu, cũng như có những người bị bách hại ở nhiều cấp độ khác nhau vì hành động phù hợp với Tin Mừng, và những người hãy cố gắng mỗi ngày để trung thành, không ngần ngại, với những bổn phận tốt đẹp của mình, trong khi thế giới chế nhạo và rao giảng điều ngược lại”, Đức Thánh Cha nói.

Theo nhiều báo cáo, tự do tôn giáo đang bị thu hẹp trên toàn cầu. Một báo cáo từ nhóm giám sát Open Doors cho thấy cuộc đàn áp Kitô hữu đang ở mức cao nhất trong ba thập kỷ. Nó phát hiện ra rằng một số địa điểm tồi tệ nhất đối với Kitô hữu là Bắc Bắc Hàn, Somalia, Yemen, Eritrea, Libya, Nigeria, Pakistan, Iran, Sudan và Ấn Độ.

Một báo cáo tháng 6 của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ cho thấy hơn một nửa dân số thế giới sống ở một số quốc gia đang bị đàn áp tôn giáo nghiêm trọng, từ chính phủ hoặc các tổ chức khác. Những kẻ phạm tội tồi tệ nhất bao gồm Nigeria, Pakistan, Afghanistan, Somalia, Ả Rập Saudi và Bắc Bắc Hàn, cùng những quốc gia khác.

Tại 23 trong số 28 quốc gia được liệt kê vào danh mục “đỏ”, phân loại tồi tệ nhất về đàn áp tôn giáo, tình hình trở nên tồi tệ hơn so với báo cáo trước đó.

Dưới đây là bốn ví dụ điển hình về các quốc gia mà Kitô hữu phải đối mặt với cuộc đàn áp tàn khốc vào năm 2023:

Nigeria

Xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Nigeria đã khiến đất nước này trở thành một trong những khu vực nguy hiểm nhất đối với các Kitô hữu trên thế giới. Cuối tuần lễ Giáng Sinh, gần 200 Kitô hữu đã thiệt mạng trong một vụ tấn công khủng bố ở bang Plateau của Nigeria.

Thống đốc Plateau Caleb Mutfwang cho biết trong một tuyên bố sau các vụ tấn công: “Chúng tôi có không dưới 17 cộng đồng đã bị những tên cướp và tội phạm này tấn công và đánh sập hoàn toàn”.

Mutfwang nói thêm: “Đó là một Giáng Sinh rất kinh hoàng đối với chúng tôi ở Plateau. “Đợt tấn công đặc biệt này được phối hợp nhịp nhàng với vũ khí hạng nặng.”

Chỉ ba tháng trước đó, vào tháng 9, những kẻ khủng bố đã bắt cóc một mục sư Tin lành và hơn 80 Kitô hữu khác trong các cuộc tấn công vào hai nhà thờ riêng biệt. Một trong những nhà thờ nằm ở phía tây bắc Nigeria và nhà thờ còn lại ở phía bắc miền trung Nigeria.

Hơn 5.000 Kitô hữu đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công ở Nigeria trong suốt năm 2021 và ba tháng đầu năm 2022, nhưng vẫn chưa có con số đầy đủ về những người thiệt mạng vào năm 2023.

Lybia

Việc rao giảng Kitô giáo ở Libya, đặc biệt là khuyến khích người Hồi giáo chuyển sang Kitô giáo, vẫn có thể khiến Kitô hữu phải vào tù ở Libya và nhiều quốc gia có đa số người theo đạo Hồi khác. Vào tháng 4, sáu người Libya, hai người Mỹ và một người Pakistan đã bị bắt ở Libya vì rao giảng Kitô giáo.

Một tuyên bố từ Cơ quan An ninh Nội bộ Lybia cáo buộc các nhà truyền giáo như sau: “Tấn công tôn giáo chân chính của chúng tôi không khác gì các hành động cực đoan và khủng bố, và thông qua giám sát và điều tra, cơ quan này đã theo dõi sự gia tăng các hoạt động thù địch với Hồi giáo chân chính, nhắm vào giới trẻ của chúng tôi thuộc cả hai giới”.

Mozambique

Các báo cáo từ Mozambique cho thấy các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đã bắt phụ nữ theo Kitô giáo làm nô lệ tình dục và buộc họ phải chuyển sang đạo Hồi. Những kẻ khủng bố cũng đang giết hại một số người từ chối chuyển sang Hồi Giáo.

Nicaragua

Chế độ độc tài của Tổng thống Daniel Ortega đã đàn áp một cách có hệ thống Giáo Hội Công Giáo bằng cách đóng cửa các trường học Công Giáo và các phương tiện truyền thông Công Giáo. Chế độ cũng đã bắt giữ các thành viên của hàng giáo sĩ.

Vào tháng 12, ngay sau lễ Giáng Sinh, chính phủ đã bắt giữ bốn linh mục Công Giáo. Nhìn chung, chế độ độc tài đã bắt giữ hơn một chục linh mục, trong đó có Giám mục Rolando José Álvarez, người vẫn đang bị giam giữ.

3. Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Giới trẻ Kitô Âu châu

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi Giới trẻ Kitô Âu châu xây dựng một thế giới mới, khác với thế giới hiện nay, nơi mà bạo lực ngày càng bành trướng với bao nhiêu xung đột và chiến tranh.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây, trong sứ điệp được Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nhân danh Đức Thánh Cha gửi đến 5.000 bạn trẻ Kitô Âu châu, đang tham dự cuộc gặp gỡ lần thứ 46 do Tu viện Đại kết Taizé tổ chức, từ ngày 28 tháng Mười Hai đến ngày 01 tháng Giêng năm tới, 2024, tại Ljubljana, thủ đô cộng hòa Slovenia. Các bạn trẻ đến từ 48 nước và thuộc các hệ phái Kitô khác nhau: Công Giáo, Chính thống, Tin lành, Anh giáo.

Phần lớn họ được trú ngụ trong các gia đình hoặc tại hội trường của 48 giáo xứ ở địa phương, nơi họ nguyện kinh ban sáng. Ban chiều, các bạn trẻ tập họp tại hội trường thể thao Arena Stozice ở Ljubljana để cầu nguyện, suy niệm và hát thánh ca.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Các bạn thân mến, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy tiếng động, trong đó các giá trị của thinh lặng và lắng nghe bị bóp nghẹt. Trong bối cảnh ấy, tôi mời gọi các bạn hãy tái khám phá chiều kích sâu rộng của sự lắng nghe. Lắng nghe là một hành động yêu thương. Nó ở trọng tâm niềm tin tưởng. Nếu không lắng nghe thì ít những gì có thể tăng trưởng hoặc phát triển. Lắng nghe giúp dành chỗ cần thiết cho người khác để hiện hữu. Chúng ta thường có cảm tưởng người nào kêu to nhất thì đáng được nghe. Rất tiếc là ngày nay bạo lực càng bành trướng. Chúng ta sống trong một thời kỳ khó khăn với những xung đột và chiến tranh rải rác trên thế giới, vì không ai lắng nghe nữa. Tôi khuyên các bạn hãy dám xây dựng một thế giới khác, trong một thế giới lắng nghe, đối thoại và cởi mở, “trình bày những giấc mơ khác mà thế giới này không cống hiến, làm chứng về vẻ đẹp của lòng quảng đại, phục vụ, thanh khiết, can đảm, tha thứ, trung thành với ơn gọi, cầu nguyện, chiến đấu cho công lý và công ích, yêu thương người nghèo, tình bạn xã hội” (Christus vivit, n.36).

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cũng đề cập đến đề tài cuộc gặp gỡ hiện nay ở Ljubljana là “cùng tiến bước”, để cải tiến phẩm chất của cuộc sống trong xã hội, cản trở sự gạt ra ngoài ra, khép kín, loại trừ và bãi bỏ một lớp người. Ngài viết: “Các bạn hãy trở thành những người bắc cầu giữa các dân tộc, các nền văn hóa và tôn giáo để đạt được một thế giới bền vững và cởi mở. Chúng ta phải dấn thân sống như Thầy và Chúa Giêsu của chúng ta, Đấng không loại trừ ai khỏi con đường của Ngài”.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp Đức Hồng Y Burke giữa tranh cãi về tiền lương và nhà ở

Vatican cho biết hôm thứ Sáu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có buổi tiếp kiến Đức Hồng Y Raymond Burke, vài tuần sau khi có một loạt tranh cãi được đưa tin liên quan đến giáo hoàng và vị giám mục 75 tuổi sinh ra ở Mỹ.

Một thông cáo từ Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đề cập ngắn gọn rằng Đức Giáo Hoàng đã gặp Đức Hồng Y Burke trong một buổi tiếp kiến vào sáng thứ Sáu. Không có lý do nào được đưa ra cho cuộc họp cũng như thông tin chi tiết về cuộc tiếp kiến cũng không được văn phòng báo chí chia sẻ.

Đức Hồng Y hôm thứ Sáu đã từ chối bình luận về cuộc họp. Cuộc họp diễn ra vài tuần sau khi có báo cáo cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã tước bỏ các đặc quyền về nhà ở và tiền lương ở Vatican của Đức Hồng Y Burke, trong đó Đức Thánh Cha được cho là đã tuyên bố rằng Đức Hồng Y Burke là nguồn gốc của “sự mất đoàn kết” trong Giáo hội và rằng ngài đang sử dụng các đặc quyền dành cho các Hồng Y đã nghỉ hưu để chống lại Giáo Hội.

Vào cuối tháng 11, Đức Phanxicô đã xác nhận rằng ngài đang có kế hoạch lấy đi căn nhà và tiền lương của vị Hồng Y. Đức Thánh Cha vào thời điểm đó được cho là đã phủ nhận việc ngài gọi Đức Hồng Y Burke là “kẻ thù” của mình.

Người viết tiểu sử về Giáo hoàng Austen Ivereigh đã viết vào cuối tháng 11 rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với ông rằng tin tức liên quan đến Đức Hồng Y Burke không phải là một thông báo công khai mà là nó đã bị rò rỉ cho báo chí.

Đức Hồng Y Burke được biết đến với những chỉ trích liên quan đến một số quyết định và chỉ thị của Đức Phanxicô. Vào năm 2021, Đức Hồng Y đã đưa ra một tuyên bố 19 điểm liên quan đến tự sắc Traditionis Custodes của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong đó Đức Hồng Y Burke gọi những hạn chế của Tòa thánh đối với Thánh lễ Latinh truyền thống là “nghiêm khắc và mang tính cách mạng” và đặt câu hỏi về thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng trong việc thu hồi việc sử dụng nghi thức này.

Đức Hồng Y Burke cũng nằm trong số năm vị Hồng Y đã gửi một danh sách các nghi vấn đến Đức Thánh Cha bày tỏ mối quan ngại và tìm cách làm sáng tỏ các quan điểm về giáo lý và kỷ luật trước Thượng hội đồng tháng 10 về tính đồng nghị tại Vatican.

Các vị Hồng Y đã đệ trình một phiên bản dubia trước đó cho Đức Phanxicô vào tháng 7, nhưng Đức Thánh Cha đã trả lời bằng những câu trả lời đầy đủ thay vì theo hình thức thông thường là trả lời “có” và “không”, điều này đã khiến các Hồng Y phải gửi yêu cầu sửa đổi để làm rõ. Vào thời điểm đó, các ngài nói: “Các câu trả lời “không giải quyết được những nghi ngờ mà chúng tôi đã nêu ra, nhưng nếu có thì đã làm chúng sâu sắc hơn”.

Đức Hồng Y Burke sau đó nhấn mạnh rằng dubia không nhằm mục đích tấn công chính Đức Phanxicô, nói rằng các câu hỏi chỉ liên quan đến “tín lý và kỷ luật lâu đời của Giáo hội, chứ không phải chương trình nghị sự của Đức Giáo Hoàng”.


Source:Catholic News Agency
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.