www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
18:25 EDT Thứ năm, 18/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 56

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 55


Hôm nayHôm nay : 10482

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 469542

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19615737

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Bạn thân Putin tiết lộ: Nếu chiến tranh thế giới thứ ba xảy ra, Putin sẽ bắn vào thành phố nào trước

Thứ sáu - 01/07/2022 21:48
Tin thế giới

Tin thế giới

Đức Giáo Hoàng sẽ đến Canada theo như dự trù để dự lễ Thánh Anna, bà ngoại của Chúa Giêsu, được tôn kính bởi một nền văn hóa tôn trọng người cao tuổi.
1. Sau khi hủy chuyến đi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử Đức Hồng Y Parolin đến thăm Phi Châu

Sau khi miễn cưỡng từ bỏ chuyến tông du Phi Châu theo lịch trình của mình vào tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định cử quan chức cấp cao thứ hai của Vatican thay thế ngài.

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết:

“Sau khi hoãn chuyến tông du đến Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định cử Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đến Kinshasa và Juba để thể hiện sự gần gũi của ngài với những người thân yêu.”

Chuyến thăm của Đức Hồng Y Parolin sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 8 tháng Bảy.

Tòa thánh lần đầu tiên thông báo vào ngày 10 tháng 6 rằng chuyến đi vào tháng 7 của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bị hoãn lại vì lý do sức khỏe, đặc biệt là vì chứng đau đầu gối của ngài. Chúa Nhật tuần sau đó, Đức Giáo Hoàng đã xin lỗi vì đã hoãn chuyến đi của mình vì đau đầu gối và hứa sẽ lên lịch lại “càng sớm càng tốt.” Trong lần xuất hiện gần đây trước công chúng vào tháng này, ngài đã phải sử dụng xe lăn hoặc chống gậy.

Đức Giáo Hoàng sẽ đến Canada theo như dự trù để dự lễ Thánh Anna, bà ngoại của Chúa Giêsu, được tôn kính bởi một nền văn hóa tôn trọng người cao tuổi.

Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Edmonton, Thành phố Quebec, và Iqaluit trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, đã được sắp xếp với lịch trình có phần nhẹ nhàng hơn bình thường, vì lý do sức khỏe của Đức Giáo Hoàng 85 tuổi.

Chuyến thăm của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo qua Đại Tây Dương là một phần của quá trình thống hối và hòa giải do Giáo hội ở Canada khởi xướng, một quá trình đã được tiến hành trong nhiều thập kỷ nhưng được khởi động trở lại sau khi phát hiện ra các ngôi mộ tập thể vào năm 2021 của các trường dành cho người bản địa, một số do Giáo hội quản lý trong thế kỷ 19 và 20.

Vào cuối tháng 3, Đức Giáo Hoàng đã tiếp ba phái đoàn gồm các dân tộc thổ dân tại Vatican, do các giám mục Canada dẫn đầu. Trong sự kiện này, ngài đã lắng nghe những lời chứng của họ, chính thức cầu xin sự tha thứ cho những lỗi lầm trong quá khứ của các thành viên của Giáo hội, và bày tỏ mong muốn được đến thăm vùng đất của họ.

Chương trình của Đức Thánh Cha Phanxicô bao gồm nhiều cuộc gặp gỡ và thăm viếng có liên quan trực tiếp đến vấn đề trường học dành cho người bản địa, công việc tưởng nhớ, chữa lành và tha thứ, và quảng bá văn hóa của các dân tộc thổ dân.

Theo chương trình chính thức do Tòa thánh Vatican công bố, ngày 24-7, Đức Thánh Cha sẽ hạ cánh xuống sân bay Edmonton, tỉnh Alberta vào ngày 24/7. Không có gì khác được lên kế hoạch trong ngày, để cho phép Đức Giáo Hoàng nghỉ ngơi sau chuyến bay kéo dài 10 giờ và thay đổi những múi giờ khác nhau, các giám mục Canada cho biết trong tuyên bố của các ngài.

Ngày hôm sau, 25 tháng 7, Đức Giáo Hoàng sẽ đến Maskwacis, ngôi nhà của trường dành cho người bản địa Ermineskine trước đây, một trong những trường lớn nhất trong nước, cách Edmonton khoảng 100 km. Ngài sẽ gặp gỡ các dân tộc First Nations, Métis và Inuit và sau đó kết thúc một ngày tại Nhà thờ First Nations ở Edmonton. Tòa nhà gần đây đã được phục hồi sau trận hỏa hoạn kinh hoàng vào năm 2020.

Vào ngày 26 tháng 7, lễ kính Hai Thánh Joachim và Anna, Đức Giáo Hoàng dự kiến cử hành thánh lễ tại sân vận động của Edmonton - có sức chứa 65.000 người - và sau đó sẽ đến Hồ Thánh Anne, cách thủ đô của Alberta 75 km. Một cuộc tụ họp Công Giáo đã được tổ chức ở đó hàng năm kể từ năm 1886 để tôn vinh Thánh Anna, vị thánh bảo trợ của người Canada. Theo truyền thống, sẽ có hàng chục nghìn người Cree, Dene, Blackfoot và Métis, là những người có lòng sùng kính đặc biệt đối với bà ngoại của Chúa Giêsu, tượng trưng cho tầm quan trọng của hình bóng người cao tuổi trong cộng đồng của họ.


Source:Catholic News Agency

2. Vatican bắt đầu tờ báo hàng tháng của người nghèo và với người nghèo

Vatican đang bắt đầu xuất bản hàng tháng một ấn phẩm mới dành riêng cho người nghèo và những người sống bên lề, nhằm mục đích không chỉ kể câu chuyện của họ mà còn liên quan đến việc sản xuất và phân phối báo chí

Ấn bản đầu tiên của tờ L'Osservatore di Strada (Quan Sát Viên Đường Phố), xuất phát từ tên của nhật báo L'Osservatore Romano, nghĩa là Quan Sát Viên Rôma, của Vatican, ra mắt ngày 29 tháng 6, một ngày lễ đặc biệt của Rôma dành riêng cho hai Thánh Phêrô và Phaolô.

Trong tương lai, Vatican có kế hoạch phân phối ấn phẩm vào Chúa Nhật đầu tiên của tháng sau buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật của Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô, do khách của một nhà tạm trú cho người vô gia cư gần đó phân phối. Nhà tạm trú cho người vô gia cư này do một tổ chức bác ái Công Giáo điều hành. Văn phòng truyền thông của Vatican cho biết trong một tuyên bố rằng họ hoan nghênh các khoản đóng góp với bất kỳ số tiền nào.

Sáng kiến này là bằng chứng hữu hình về nỗ lực của Đức Phanxicô trong việc mang đến tiếng nói và giá trị cho các nhóm thường bị gạt ra ngoài lề xã hội như người nghèo, người vô gia cư và người di cư. Mục đích là để họ tham gia viết và minh họa những câu chuyện của chính họ, bằng thơ, ảnh hoặc các tài năng khác, và cung cấp cho họ nguồn lực để làm việc đó, nếu cần.

“Osservatore di Strada sẽ không chỉ là một tờ báo của người nghèo và dành cho người nghèo, nó muốn trên hết là một tờ báo với người nghèo,” tuyên bố của Vatican cho biết.

Ấn bản đầu tiên có thiết kế của nghệ sĩ đường phố Maupal. Tờ Quan Sát Viên Rôma có một ấn bản hàng tháng khác dành riêng cho phụ nữ, được gọi là Women, Church, World.


Source:AP

3. Đồng minh của Putin tuyên bố thành phố đầu tiên Nga sẽ tấn công nếu Thế chiến 3 bắt đầu

Một nhà lập pháp ở Nga đã trở thành khách mời mới nhất trên kênh truyền hình do Điện Cẩm Linh hậu thuẫn để cảnh báo về một cuộc tấn công hỏa tiễn vào một thủ đô của Âu Châu. Ông ta đã nêu tên thành phố mà ông tin rằng phải là mục tiêu đầu tiên của Mạc Tư Khoa nếu Thế chiến thứ ba nổ ra.

Andrey Gurulyov, cựu phó chỉ huy quân khu phía nam của Nga, đã đưa ra những bình luận trong cuộc thảo luận về việc Lithuania phong tỏa khu vực lân cận Kaliningrad của Nga.

Mạc Tư Khoa đã đe dọa sẽ trả đũa sau khi Vilnius thực thi các biện pháp trừng phạt hàng hóa bị cấm vận quá cảnh vào lãnh thổ Biển Baltic của Nga.

Gurulyov bác bỏ đề nghị mà nhiều người đưa ra là vận chuyển hàng hóa cho Kaliningrad qua một hành lang từ Belarus tới Lithuania vì quân đội Nga có thể bị NATO vây từ hai phía.

Thay vào đó, ông nêu ra triển vọng xâm lược vùng Baltic nhằm đánh chiếm hai nước Lithuania và Estonia. Ông ta mơ mộng việc hoàn nguyên thủ đô Vilnius của Lithuania trở lại danh tính cũ là Vilno và thủ đô Tallinn của Estonia trở lại danh tính từ thời Nga hoàng là Reval.

Cả Estonia và Lithuania đều là các quốc gia NATO và bất kỳ cuộc xâm lược nào của Nga sẽ kích hoạt Điều 5, và có khả năng gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba, là điều mà Gurulyov cho rằng phương Tây sẽ không dám làm.

Ông nói với chương trình Vremya Pakazhet, nghĩa là Thời Gian Sẽ Cho Thấy: “Chúng tôi sẽ phá hủy toàn bộ các vệ tinh không gian của quân thù trong chiến dịch không quân đầu tiên”.

“Bất kể họ là Mỹ hay Anh, chúng tôi sẽ coi họ đều là NATO”, ông nói và nói thêm rằng Nga sau đó sẽ “giảm nhẹ toàn bộ hệ thống phòng thủ chống hỏa tiễn” và rằng “chúng tôi chắc chắn sẽ không bắt đầu từ Warsaw, Paris hoặc Berlin.”

“Người đầu tiên bị tấn công sẽ là London. Không còn nghi ngờ gì nữa, mối đe dọa đối với thế giới đến từ người Anglo-Saxon”, ông nói khi cảnh báo rằng Nga sẽ tấn công vào các địa điểm cực kỳ quan trọng nhằm làm tê liệt và cắt hết điện của Âu Châu.

Ông nói rằng Mỹ sau đó sẽ phải yêu cầu Tây Âu tiếp tục chiến đấu “trong cái lạnh mà không có thức ăn và điện đóm.”


Source:Newsweek

4. Đức Giám Mục Pháp thông báo về 'chuyến thanh tra tông tòa' sau khi lễ phong chức linh mục bị đình hoãn vô thời hạn

Trong một lá thư mục vụ gửi giáo phận của mình, Đức Cha Dominque Rey, Giám Mục Toulon đã xác định một số lý do, bao gồm cả việc thực hành Thánh lễ Latinh Truyền thống, dẫn đến cuộc thanh tra tông tòa của Vatican với đỉnh điểm là việc hoãn các cuộc truyền chức linh mục năm nay.

Đức Cha Rey cũng vạch ra một số điểm hành động mà ngài sẽ thực hiện trong những tuần và những tháng tới để giải quyết các vấn đề khác liên quan đến quản trị, bao gồm việc giám sát chặt chẽ hơn các cộng đồng và phong trào hiện diện trong giáo phận, nỗ lực nhiều hơn để tích hợp các nhóm có “sự nhạy cảm phụng vụ khác nhau”, cũng như thực hiện chu kỳ “thăm viếng mục vụ” trong toàn giáo phận bắt đầu từ năm học tiếp theo.

Đức Cha Rey đã thông báo vào đầu tháng này rằng lễ truyền chức linh mục của giáo phận, dự kiến vào Ngày 29 tháng 6 Lễ Hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, sẽ bị hoãn lại vô thời hạn. Đó là một cú sốc đối với nhiều người, vì giáo phận Toulon được coi là một trong những giáo phận hưng thịnh nhất ở Pháp.

Toulon nói chung có một đội ngũ giáo sĩ trẻ, hàng năm mang lại nhiều ơn gọi, và được biết đến như một trung tâm chào đón các cộng đồng, phong trào và linh mục từ các khu vực khác với bối cảnh xuất thân và đặc sủng khác nhau.

Chủng viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội của giáo phận ở La Castille, nơi các thanh niên sẽ được thụ phong vào cuối tháng đang theo học, là chủng viện lớn thứ ba ở Pháp về số lượng và sẽ kỷ niệm một trăm năm thành lập vào năm nay.

Đây cũng là nơi cư trú của các linh mục và chủng sinh từ nhiều nguồn gốc và sở thích phụng vụ khác nhau, điều này rõ ràng đã đặt ra những thách thức về việc nuôi dưỡng ý thức về tình huynh đệ hợp nhất và cộng đồng trong chủng viện này.

Trong thông báo ban đầu của mình về việc hoãn truyền chức, Đức Cha Rey cho biết Đức Tổng Giám Mục Jean-Marc Aveline của giáo tỉnh Marseille, mà giáo phận của ngài thuộc về, đã tiến hành một “chuyến viếng thăm huynh đệ” tại giáo phận Fréjus-Tolone theo yêu cầu cụ thể của Rôma vào năm 2021, và rằng các cuộc trò chuyện đang diễn ra đã được trao đổi với Rôma - cụ thể là với Đức Hồng Y Marc Ouellet người Canada, tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican - về “việc tái cấu trúc chủng viện và chính sách chào đón mọi người đến giáo phận.”

Trong lá thư mới nhất gửi giáo phận của mình, được công bố ngày 26 tháng 6, Đức Cha Rey nói rằng “nguồn gốc của các ơn gọi và sự đa dạng của các con đường đào tạo có thể đã bị đặt thành vấn đề ở Rôma,” nhưng đó không phải là vấn đề luân lý.

Ngài nói: “Thành phần đa dạng của linh mục đoàn của chúng ta,” nghĩa là toàn bộ linh mục trong giáo phận, và sự hiện diện của các cộng đồng khác nhau “khiến đôi khi giáo phận gặp khó khăn trong việc đồng hành và hòa nhập họ,” cũng là những nguyên nhân khiến Rôma lo ngại.

Đức Cha Rey nói rằng một trong những “điểm nhạy cảm” khác mà Rôma nêu ra là “vị trí của thế giới truyền thống trong chủng viện và trong giáo phận của chúng ta,” sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô hạn chế Thánh lễ Latinh truyền thống vào năm ngoái.

Trong quá khứ, Đức Cha Rey - người được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm đến Toulon vào năm 2000 - đã phong chức linh mục cho các phó tế ở Toulon bằng cách sử dụng sách lễ cũ năm 1962 và cũng đã sử dụng nghi thức cũ hơn để truyền chức trong các cộng đồng tôn giáo trong giáo phận của ngài.

Ngài tỏ ra hoài nghi sau quyết định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc hạn chế sử dụng Thánh lễ Latinh Truyền thống, công khai bày tỏ lo ngại về tác động của quyết định này đối với các linh mục và cộng đồng trong giáo phận của ngài vẫn cử hành theo Nghi thức Cũ.

Trong lá thư của mình, Đức Cha Rey cho biết Toulon luôn được phân biệt bởi “sự hiện diện của các ứng viên thuộc các cộng đồng có sự nhạy cảm phụng vụ và các đặc sủng giáo hội khác nhau,” và rằng cả sự hài hòa của quần thể và những thách thức của nó, đều được nêu ra trong chuyến thăm năm 2021 của Đức Tổng Giám Mục Marseilles.


Source:Crux
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.