www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
16:41 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 76

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 69


Hôm nayHôm nay : 10225

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 483797

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19629992

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Bí ẩn: Các tín hữu Cuba sốc nặng khi bị hiến binh Vatican tịch thu cờ. Những uẩn khúc bên trong

Thứ sáu - 29/10/2021 23:19
Tin thế giới

Tin thế giới

Mặc dù các biểu hiện chính trị luôn bị cấm tại sự kiện này, những người hành hương thường mang theo cờ, hy vọng Đức Giáo Hoàng sẽ đề cập đến đất nước của họ.
1. Tranh cãi xung quanh việc tịch thu cờ ở quảng trường Thánh Phêrô

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24 tháng 10 vừa qua, tại quảng trường Thánh Phêrô đã xảy ra cãi vã giữa hiến binh Vatican và những người Cuba lưu vong, khi hiến binh Vatican đến tịch thu cờ của họ. Diễn biến này đang gây ra những chỉ trích nặng nề đối với Tòa Thánh và cá nhân Đức Thánh Cha Phanxicô.


Cô Inés San Martín, trưởng ban thông tín viên của tờ Crux có bài nhận định sau nhằm bênh vực Tòa Thánh một cách khéo léo. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Nhiều người đã bị sốc vào hôm Chúa Nhật khi hiến binh Vatican buộc một nhóm khoảng 15 người Cuba hạ cờ Cuba của họ trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ở quảng trường Thánh Phêrô.

Mặc dù các biểu hiện chính trị luôn bị cấm tại sự kiện này, những người hành hương thường mang theo cờ, hy vọng Đức Giáo Hoàng sẽ đề cập đến đất nước của họ.

Hôm Chúa Nhật, ít nhất một thanh niên Cuba đã từ chối từ bỏ lá cờ của mình xuống, thay vào đó anh ta quỳ xuống quảng trường. Các videos trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy một hiến binh Vatican nắm lấy lá cờ. Một phụ nữ, tên Amor de Grecia Rodriguez, người đang phát trực tiếp trên Facebook trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, đã quấn lá cờ quanh cổ, như một chiếc áo choàng, và cùng một người hiến binh ấy đã lấy nó khỏi cô ấy.

Khi cô ấy yêu cầu lấy lại lá cờ của mình, anh ta từ chối. Khi một số giọng nói được nghe thấy nói với hiến binh Vatican rằng không ai có thể bị cưỡng chế rời khỏi nhà của Chúa, người đàn ông, đeo kính râm, nói rằng họ không bị đuổi ra, và lập luận rằng anh ta đã yêu cầu họ nhiều lần hạ cờ.

Xung quanh họ có thể nhìn thấy các biểu tượng quốc gia của Peru, Honduras, Tây Ban Nha và các quốc gia khác.

Tại sao người Cuba lại ở quảng trường Thánh Phêrô?

Rôma là nơi sinh sống của một cộng đồng lớn người Cuba lưu vong, hầu hết những người Cuba này đã chạy trốn khỏi sự áp bức của chế độ Cộng sản cai trị đảo quốc kể từ cuộc cách mạng năm 1959 của Fidel Castro.

Kể từ ngày 11 tháng 7, sau một loạt các cuộc biểu tình trên đảo, người dân Cuba đã có mặt tại các sự kiện công cộng của Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là các buổi tiếp kiến vào thứ Tư hàng tuần và buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật.

Lúc đầu, chiến lược của họ là cố gắng thu hút sự chú ý của Đức Giáo Hoàng để ngài nói về những gì đang xảy ra, và chiến lược này xem ra có hiệu quả: Vào ngày Chúa Nhật 18 tháng 7, Đức Phanxicô bày tỏ sự gần gũi với Cuba, với hy vọng rằng đất nước sẽ trở nên công bằng và huynh đệ hơn.

Những người Cuba sống ở Rôma biết - và tuân thủ - các quy tắc của Vatican: không được phép phát biểu chính trị. Nhưng các lá cờ luôn được bật đèn xanh. Vào hôm Chúa Nhật, điều đó đã thay đổi.

“Tôi cảm thấy như bị đưa trở lại Cuba,” Amor de Grecia Rodriguez nói với Crux hôm thứ Hai. “Chúng tôi đã đến dự các sự kiện của Đức Giáo Hoàng rất nhiều lần và chúng tôi biết rằng không được phép sử dụng các khẩu hiệu chính trị. Và chúng tôi OK với điều đó”.

Bà nói: “Chúng tôi tin rằng Chúa biết những đau khổ của người dân Cuba. Chúng tôi không cần phải đến Vatican hay một Nhà thờ để Ngài biết về điều đó. Nhưng chúng tôi cảm thấy mệt mỏi với những người mù, điếc và câm từ chối nhìn, nghe và nói về những gì đang xảy ra với người dân của chúng tôi”.

Rodriguez thừa nhận rằng họ biết Đức Thánh Cha Phanxicô không thể sửa chữa các vấn đề của Cuba.

“Nhưng chúng tôi muốn ngài cho chúng tôi một phút trong thời gian của ngài, một lần nữa lên tiếng phản đối chế độ độc tài. Ngài là một nhân vật của công chúng, có tầm quan trọng trên thế giới, và như vậy, ngài có thể có ảnh hưởng,” cô nói.

Bà nói: “Chúng tôi bị đối xử như những con chó”.

Tại sao cảnh sát Vatican lại hành động vào hôm Chúa Nhật?

Nam diễn viên người Mỹ gốc Cuba và là nhà hoạt động chính trị Alexander Otaola đã triệu tập những người theo ông tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô vào Chúa Nhật, và khoảng 500 người từ khắp Âu Châu đã sẵn sàng đáp lại lời kêu gọi của ông.

Trong một thông báo trực tiếp trên Facebook vào thứ Bảy vừa qua, Otaola tuyên bố rằng cảnh sát đã nói với họ rằng họ sẽ được phép vào quảng trường Thánh Phêrô, đồng thời thông báo cho những người theo ông rằng các cuộc biểu tình bên trong Vatican bị cấm. Sau lời cảnh báo này, ông kêu gọi họ “gặp gỡ ở đó với tư cách là những người hành hương, với tư cách là tôn giáo, với tư cách là những người có đức tin, với tư cách là những người đến bênh vực cho những người nghèo khổ, những người đến ủng hộ những người bị áp bức.”

Ông cũng nói rằng lý do ông sẽ tham dự là để Đức Phanxicô có “lập trường chống lại chế độ độc tài Cuba.”

“Đức Giáo Hoàng phải nói, ngài phải thể hiện mình và với tư cách là người đứng đầu một Quốc gia, ngài phải có lập trường trước những đau khổ, trước sự đàn áp, trước tai họa, nỗi sợ hãi, sự quấy rối mà người dân Cuba đang phải gánh chịu,” Otaola nói.

Tuy nhiên, vào sáng Chúa Nhật, thông điệp lan truyền trên các nhóm WhatsApp của người Cuba lưu vong nói rằng họ sẽ không được phép vào quảng trường Thánh Phêrô. Vì lý do này, chỉ có 15 người có thể vào quảng trường, bao gồm cả những người như Rodriguez, người đã nói với lính canh rằng cô đến từ Rôma và là công dân Ý, là những điều cô biết mình có thể chứng thực bằng giấy tờ tùy thân của mình.

Nhân viên cảnh sát Vatican, người đã cầm lá cờ của cô ấy đã nói với cô ấy rằng hãy nghĩ mình là “may mắn” vì đã được ở đó, và cô ấy nói với Crux: “Tôi đã không 'may mắn', tôi chỉ có thể vào quảng trường vì tôi 'không phù hợp với tiêu chuẩn của họ về ngoại hình của một người Cuba: da nâu và tóc đen”.

Otaola và những người khác đã nằm trên Via della Conciliazione, tức là Đại Lộ Hòa Giải, dẫn đến Đền Thờ Thánh Phêrô và nằm xuống, phủ lên mình lá cờ Cuba và mang biểu ngữ đậm màu sắc tôn giáo, chẳng hạn như “hãy có lòng thương xót đối với người dân Cuba”.

Một số những người Cuba khác thường đến các sự kiện công khai của Đức Giáo Hoàng, và có mặt hôm Chúa Nhật, nói với tờ Crux rằng họ cảm thấy “bị mắc kẹt giữa một thanh kiếm và bức tường”, bởi vì “mọi thứ hơi phức tạp một chút - hoặc phức tạp rất nhiều - hơn vẻ bề ngoài”.

Yêu cầu giấu tên vì vị thế của họ trong cộng đồng người Cuba hải ngoại, họ lập luận rằng “vâng, cảnh sát đã không công bằng, thậm chí là bạo lực” theo cách người Cuba bị đối xử tại quảng trường. Họ cũng nói rằng sự thật là hầu hết những người “bình thường” đến quảng trường Thánh Phêrô vì lý do tôn giáo. Tuy nhiên, cũng có một chút sắc mầu chính trị nội tại trong sự hiện diện của họ bởi vì “chúng tôi không chỉ yêu cầu Đức Giáo Hoàng can thiệp vì lợi ích của chúng tôi với Chúa, mà còn với một chế độ Cộng sản đang giết chết chúng tôi.”

Người này nói rằng giả vờ rằng cuộc biểu dương đã được lên kế hoạch vào Chúa Nhật “tự nó không phải là một tuyên bố chính trị, thì không trung thực lắm.”
 


Source:Crux

2. Bạo lực và phân cực gia tăng khi các cuộc bầu cử gần kề: các Giám mục kêu gọi đối thoại và trách nhiệm

Một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, quốc hội và chính quyền khu vực vào ngày 21 tháng 11, các Giám Mục Chí Lợi đã ra một tiến bước cảnh giác về “bầu không khí hiếu chiến và phân cực trong đời sống chính trị, đặc biệt là trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Đây phải là cơ hội để tranh luận về các ý tưởng, dự án và chương trình về hiện tại và tương lai của quốc gia, trong một thực hành khơi dậy hy vọng, cảm giác thân thuộc và cam kết vì thiện ích chung.”

Ủy ban Thường vụ của Hội Đồng Giám Mục Chí Lợi, trong tuyên bố có tựa đề “Để sống quá trình bầu cử trong hòa bình và hòa hợp”, lấy làm tiếc phải nhận định rằng: “các cuộc biểu tình bạo lực ngày càng gia tăng. Sự phân cực và tính hiếu chiến được thể hiện ở nhiều mức độ trong cuộc sống chung của chúng ta, cũng như trong các mối quan hệ hàng ngày của chúng ta với những người khác. Các vụ giết người và các hành vi phạm tội khác đã gia tăng gần đây. Buôn bán ma túy và tội phạm chiếm nhiều lĩnh vực và không gian trong các thành phố của chúng ta. Cuộc biểu tình chính trị hợp pháp, do hành động của một số nhóm, thường trở nên các vụ bạo động phá hoại tài sản và không gian công cộng và tư nhân”.

Đối mặt với tình trạng này, các Giám mục kêu gọi người Chí Lợi “nghiêm túc xem xét lại cách sống chung của chúng ta”, “chấm dứt bạo lực”, “học cách đối thoại với tư cách là anh chị em với nhau, và là đồng bào của cùng một đất nước và ngôi nhà chung”.

Một nguyên nhân khác gây lo ngại đến từ thảm kịch kinh tế, mà hậu quả tiêu cực của nó đặc biệt ảnh hưởng đến các gia đình nghèo và dễ bị tổn thương, ngoài ra đại dịch đã tạo ra các vấn đề sẽ kéo dài trong thời gian dài.

Các Giám Mục chỉ ra rằng:

“Điều mâu thuẫn là trong khi chúng ta tìm kiếm và khao khát mức độ hạnh phúc và công lý cao hơn, chúng ta không xây dựng các đường lối ổn định hơn, và các hành động chính trị cho phép chúng ta đối mặt với những thách thức xã hội và kinh tế mà chúng ta đang phải đối mặt. Vì lợi ích của đất nước, chúng ta phải nhìn xa hơn những tính toán bầu cử”.

Vì lý do này, các giám mục mời gọi mọi người “hành động có trách nhiệm”, nhấn mạnh rằng “đối với những người lên cầm quyền đất nước trong giai đoạn tiếp theo, nhiệm vụ sẽ khó khăn và phức tạp do bối cảnh kinh tế và chính trị mà chúng ta đang trải qua, đó là chưa nói đến sự hiện diện của cuộc khủng hoảng sức khỏe coronavirus”.

Cuối cùng, các Giám Mục giao phó cho Đức Trinh Nữ ở Núi Carmêlô “thời gian thử thách này đối với đất nước chúng ta”.


Source:Fides
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.