www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
15:31 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 90

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 72


Hôm nayHôm nay : 13477

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 841171

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19062366

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Chấn động Hoa Kỳ: Nửa đêm trang bị hùng hậu tấn công Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Công Giáo

Thứ bảy - 11/06/2022 16:10
Tin thế giới

Tin thế giới

Sáng thứ Tư, ngày 08 tháng Sáu, đã có gần 20.000 tín hữu hành hương từ nhiều nơi đến tham dự buổi tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô, tại Quảng trường thánh Phêrô dưới trời nắng khá gay gắt.
1. Trang bị hùng hậu đến nhà lấy mạng Thẩm Phán Công Giáo Brett Kavanaugh

Một phát ngôn viên của Tòa án Tối cao hôm thứ Tư xác nhận rằng một người đàn ông có vũ trang đã bị bắt sau khi đến nhà Thẩm Phán Công Giáo Brett Kavanaugh, trang bị rất hùng hậu.

“Vào khoảng 1 giờ 50 phút sáng hôm nay, một người đàn ông đã bị bắt gần nơi ở của Thẩm Phán Kavanaugh,” nhân viên công chúng sự vụ của tòa án, Patricia McCabe, cho biết trong một tuyên bố. “Người đàn ông đã trang bị vũ khí và đưa ra những lời đe dọa chống lại Thẩm Phán Kavanaugh. Anh ta đã được chở đến Quận 2 của Cảnh sát Montgomery County.”

Washington Post dẫn các nguồn tin nói rằng người đàn ông, có vẻ như khoảng ngoài 20 tuổi, đến từ California và nói với cảnh sát rằng anh ta muốn giết Kavanaugh.

Những nguồn ẩn danh đó cũng nói với tờ Post rằng anh ta đang mang theo nhiều vũ khí. Anh ta cũng mang theo “dụng cụ ăn trộm”, họ nói với tờ Post.

Một quan chức thực thi pháp luật nói với hãng tin AP rằng người đàn ông này có một khẩu súng và một con dao.

Các nguồn tin nói với tờ Post rằng người đàn ông chưa đến được nhà của Kavanaugh thì đã bị bắt trên một con phố gần khu nhà của Thẩm Phán ở Montgomery County, Maryland.

Thống đốc Maryland, Larry Hogan, đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Tư nói rằng ông đã được thông báo tóm tắt về mối đe dọa đối với Thẩm Phán Kavanaugh và gia đình anh ta, đồng thời cảm ơn chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang vì họ đã bảo vệ vị Thẩm Phán.

Thống đốc Đảng Cộng hòa cho biết: “An ninh được nâng cao tại nhà của các thẩm phán bắt đầu sau một yêu cầu của Thống đốc Virginia và tôi đã gửi tới Bộ trưởng Tư Pháp Garland vào tháng trước. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các quan chức thực thi pháp luật liên bang và địa phương để giúp bảo đảm các khu dân cư này được an toàn.”

“Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo ở cả hai đảng ở Washington lên án mạnh mẽ những hành động này vô điều kiện,” Hogan nói thêm. “Điều quan trọng đối với hệ thống hiến pháp của chúng ta là các thẩm phán có thể thực hiện nhiệm vụ của mình mà không sợ bạo lực đối với họ và gia đình của họ”.

Các nguồn tin nói với tờ Post rằng người đàn ông có thể đã tức giận về một dự thảo ý kiến của Tòa án Tối cao bị rò rỉ cho rằng tòa án có thể lật lại vụ án Roe chống Wade, vụ án mang tính bước ngoặt năm 1973 đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.
Source:Catholic News Agency

2. Người đàn ông bị buộc tội cố ý giết Thẩm Phán tòa án tối cao

Một đơn khiếu nại hình sự được đệ trình hôm thứ Tư đã buộc tội Nicholas John Roske, 26 tuổi ở Simi Valley, California, vi phạm luật liên bang với tội cố sát một thẩm phán của Tòa án Tối cao.

Được ký bởi đặc vụ FBI Ian Montijo, đơn khiếu nại liệt kê hành vi phạm tội của Roske với mục “Cố gắng bắt cóc hoặc giết người, hoặc đe dọa hành hung, bắt cóc hoặc giết một Thẩm phán Hoa Kỳ, đang là một Thẩm phán hiện tại của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.”

Tin tức được đưa ra sau khi một nữ phát ngôn viên của Tòa án Tối cao xác nhận rằng một người đàn ông có vũ trang đã bị bắt sau khi đe dọa Thẩm Phán Brett M. Kavanaugh.

Theo một bản khai kèm theo đơn khiếu nại, hai phó cảnh sát trưởng Hoa Kỳ “nhìn thấy một người mặc quần áo đen, mang ba lô đen và một chiếc vali, ra khỏi một chiếc xe taxi dừng trước Quận Montgomery, Maryland, nơi cư trú của một Thẩm Phán đương nhiệm vào đầu ngày Thứ Tư, lúc 1:05 sáng”

Chiếc vali và ba lô đó chứa một áo giáp chống đạn và một con dao găm, một khẩu súng lục Glock 17 với hai băng đạn, bình xịt hơi cay, dây buộc, một cái búa, tuốc nơ vít, đinh bấm, xà beng, băng keo và ủng đi bộ đường dài, trong số các mục khác.

Theo tờ khai, Roske sau đó nói rằng anh ta đã mua khẩu súng lục cùng với các vật phẩm khác, với mục đích giết Thẩm Phán trước khi tự sát. Roske cho biết anh ta đã tìm thấy địa chỉ của vị Thẩm Phán trên các mạng xã hội.

Bản tuyên thệ cho biết thêm rằng Trung tâm Liên lạc Khẩn cấp Quận Montgomery đã nhận được cuộc gọi từ một người được xác định là Nicholas John Roske. Người này tiết lộ với trung tâm rằng anh ta đang có ý định tự tử và có một khẩu súng, và nói với người gọi rằng anh ta đã đi từ California để giết một thẩm phán Tòa án tối cao.

Cảnh sát sau đó tìm thấy Roske, trong khi anh ta vẫn đang nói chuyện với trung tâm liên lạc khẩn cấp, và bắt anh ta vào tù.

Roske sau đó đã tiết lộ với một thám tử về động cơ của mình. Anh ta “buồn về việc rò rỉ dự thảo quyết định gần đây của Tòa án Tối cao liên quan đến quyền phá thai cũng như vụ xả súng gần đây ở Uvalde, Texas.”

Trong khi khiếu nại hình sự không phải là kết luận có tội, Roske phải đối mặt với mức án tối đa là 20 năm tù liên bang nếu bị kết tội, thông cáo báo chí của Sở Tư Pháp, Maryland, cho biết.

Roske đã xuất hiện lần đầu tại Tòa án Quận Hoa Kỳ ở Greenbelt vào thứ Tư, một báo cáo của một chi nhánh địa phương của ABC và Associated Press đã cho biết như trên. Roske sẽ vẫn ở trong tù và bị từ chối tại ngoại hầu tra.

Theo phóng viên Beatrice Peterson của ABC, Roske sẽ vẫn bị giam giữ cho đến phiên điều trần sơ bộ dự kiến vào ngày 22/6.

Trong những tuần gần đây, các trung tâm trợ giúp mang thai và các ngôi thánh đường đã bị phá hoại nhiều lần sau khi bản dự thảo của Tòa án Tối cao bị rò rỉ vào tháng 5 cho thấy rằng các thẩm phán đã sẵn sàng lật ngược lại phán quyết Roe chống Wade, được Tòa án Tối cao đưa ra năm 1973 về hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc.

Tòa án dự kiến sẽ đưa ra quan điểm hoặc quyết định chính thức trong vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson, vào cuối tháng Sáu hoặc đầu tháng Bảy.
Source:Catholic News Agency

3. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Tuổi già tỏ cho chúng ta sự dịu dàng của Thiên Chúa

Sáng thứ Tư, ngày 08 tháng Sáu, đã có gần 20.000 tín hữu hành hương từ nhiều nơi đến tham dự buổi tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha Phanxicô, tại Quảng trường thánh Phêrô dưới trời nắng khá gay gắt.

Như những lần trước đây, trước khi bắt đầu lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha đi xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu, trước khi lên bục cao ở thềm Đền thờ để bắt đầu buổi tiếp kiến.

Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá, mọi người nghe đọc đoạn Tin mừng theo thánh Gioan (3, 3-6), thuật lại lời Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thật tôi bảo ông, nếu ai không sinh ra từ trên cao thì không thể thấy Nước Thiên Chúa”. Ông Nicôđêmô nói với Ngài: “Làm sao một người có thể sinh ra khi đã già rồi? Phải chăng họ lại vào lòng mẹ lần thứ hai để tái sinh?”. Chúa Giêsu đáp: “Thực, tôi bảo thực, nếu một người không sinh ra bởi nước và Thánh Linh, thì không thể vào Nước Chúa. Điều gì sinh ra bởi xác thịt thì là xác thịt, và điều gì sinh ra bởi Thần Trí thì là Thần Trí”.

Trong bài giáo lý tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già. Bài thứ 13 này có tựa đề: “Ông Nicôđêmô: “Làm sao một người có thể sinh ra khi đã già rồi” (Ga 3:4).

Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong số những nhân vật cao niên có liên quan nhất trong các Tin Mừng là Nicôđêmô - một trong những nhà lãnh đạo Do Thái – người, vì muốn biết Chúa Giêsu, đã đến gặp Người vào ban đêm, mặc dù trong vòng bí mật (x. Ga 3: 1-21). Trong cuộc trò chuyện giữa Chúa Giêsu và Nicôđemô, cốt lõi mạc khải của Chúa Giêsu và sứ mệnh cứu chuộc của Người hiện rõ khi Người nói: “Vì Thiên Chúa yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Người, hầu cho hễ ai tin Con ấy sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (câu 16).

Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng để “nhìn thấy vương quốc của Thiên Chúa”, người ta cần “được sinh lại từ trên cao” (xem câu 3). Điều này không có nghĩa là bắt đầu lại từ việc sinh ra, lặp lại việc chúng ta đến trong thế giới, hy vọng rằng một sự tái nhập thể mới sẽ mở ra cơ hội để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tái nhập thể như thế không có nghĩa gì cả. Đúng hơn, nó sẽ làm trống rỗng mọi ý nghĩa của cuộc sống mà chúng ta đã sống, xóa bỏ nó như thể đó là một thí nghiệm thất bại, một giá trị đã chấm dứt, một khoảng trống lãng phí. Không, không phải như vậy, không phải là sự tái sinh mà Chúa Giêsu nói đến. Nó là một điều khác thế. Dưới mắt Thiên Chúa, sự sống này rất quý giá - nó lên căn tính chúng ta như những hữu thể được Thiên Chúa yêu thương dịu dàng. Việc “sinh ra từ trên cao” này, một việc giúp chúng ta “vào” vương quốc của Thiên Chúa, là việc sinh ra trong Chúa Thánh Thần, một vượt qua từ nước hướng về miền đất hứa của một sáng thế đã được hòa giải với tình yêu của Thiên Chúa. Đó là sự tái sinh từ trên cao với ơn sủng Thiên Chúa. Nó không phải là được tái sinh về thể lý một lần nữa.

Nicôđêmô hiểu sai việc sinh ra này và hoài nghi nó khi dùng tuổi già làm bằng chứng cho việc bất khả thi của nó: các hữu thể nhân bản chắc chắn sẽ già đi, giấc mơ của tuổi trẻ vĩnh viễn biến mất, cao điểm là số phận của bất cứ sự sinh ra nào trong thời gian. Làm sao có thể tưởng tượng được một hình thức sinh ra một lần nữa? Đây là cách Nicôđêmô nghĩ và ông không thể tìm ra cách nào để hiểu được lời của Chúa Giêsu. Chính xác thì sự tái sinh này là gì?

Sự phản bác của Nicôđêmô dạy chúng ta nhiều điều. Thực vậy, chúng ta có thể đảo ngược nó, theo lời của Chúa Giêsu, với việc khám phá ra một sứ mệnh phù hợp với tuổi già. Thật vậy, già đi không những không phải là một trở ngại đối với việc sinh ra từ trên cao mà Chúa Giêsu muốn nói đến, mà còn trở thành thời điểm thích hợp để soi sáng nó, khiến nó không bị đánh đồng với niềm hy vọng đã mất. Thời đại của chúng ta và nền văn hóa của chúng ta, vốn chứng tỏ xu hướng đáng lo ngại coi việc sinh ra một đứa trẻ chỉ là vấn đề của diễn trình sản xuất con người và tái sản xuất họ về phương diện sinh học, nuôi dưỡng huyền thoại về tuổi trẻ vĩnh cửu như nỗi ám ảnh tuyệt vọng về một cơ thể không thể bị hủy hoại. Tại sao tuổi già không được đánh giá cao về nhiều mặt? Vì nó mang bằng chứng không thể chối cãi về sự kết liễu huyền thoại này, điều khiến chúng ta luôn muốn trở lại lòng mẹ để trở lại với một cơ thể trẻ trung.

Kỹ thuật, nhiều cách, đang rất hào hứng trước huyền thoại trên. Trong khi chờ đánh bại thần chết, chúng ta có thể giữ cho cơ thể sinh động bằng thuốc và mỹ phẩm có tác dụng làm chậm, giấu, xóa tuổi già. Đương nhiên, phúc lợi là một chuyện, huyền thoại nuôi dưỡng nó lại là một chuyện khác. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng sự nhầm lẫn giữa hai điều này đang tạo ra sự hoang mang tâm thần nào đó trong chúng ta. Nhầm lẫn giữa phúc lợi với việc nuôi dưỡng huyền thoại về tuổi trẻ vĩnh cửu. Phải làm mọi điều để luôn có tuổi trẻ này - trang điểm thật nhiều, can thiệp phẫu thuật thật nhiều để có vẻ ngoài trẻ trung. Những lời của một nữ diễn viên người Ý khôn ngoan, [Anna] Magnani, hiện ra trong tâm trí tôi, khi người ta nói với cô rằng cô phải xóa nếp nhăn, cô nói, “Không, không được chạm đến chúng! Phải mất rất nhiều năm để có được chúng đấy - đừng chạm đến chúng!” Các nếp nhăn ấy chính là: dấu hiệu của kinh nghiệm, dấu hiệu một cuộc sống, dấu hiệu của sự trưởng thành, dấu hiệu của một cuộc hành trình. Đừng chạm đến chúng để trở nên trẻ, để khuôn mặt anh chị em có thể trông trẻ ra. Điều quan trọng là toàn bộ nhân cách; trái tim mới quan trọng, và trái tim vẫn còn với tuổi trẻ của rượu ngon - rượu càng lâu năm càng ngon.

Cuộc sống trong xác phàm của chúng ta là một thực tại đẹp đẽ “chưa hoàn thành”, giống như một số tác phẩm nghệ thuật có sức hấp dẫn độc đáo chính là do tính chưa hoàn thành của chúng. Vì cuộc sống ở đây là một "sự khởi đầu", không phải là sự hoàn thành. Chúng ta bước vào thế giới giống như thế, giống như những người thực, như những người tiến tới tuổi tác nhưng luôn có thật. Nhưng sự sống trong xác phàm của chúng ta là một không gian và thời gian quá nhỏ để có thể giữ nó nguyên vẹn và mang nó tới chỗ trọn vẹn trong thời gian ở đời này, phần quý giá nhất trong cuộc hiện sinh của chúng ta. Chúa Giêsu nói rằng đức tin, điều chào đón việc loan báo Tin Mừng về vương quốc của Thiên Chúa mà chúng ta được định sẵn, chứa đựng một hiệu quả chính yếu phi thường. Nó cho phép chúng ta “nhìn thấy” vương quốc của Thiên Chúa. Chúng ta trở nên có khả năng thực sự nhìn thấy nhiều dấu hiệu cho thấy niềm hy vọng nên trọn của chúng ta đang tới gần, niềm hy vọng vốn mang trong cuộc đời chúng ta dấu hiệu được định sẵn để hưởng cuộc sống vĩnh cửu trong Thiên Chúa.

Các dấu hiệu ấy là các dấu hiệu của tình yêu Tin Mừng được Chúa Giêsu soi sáng bằng nhiều cách. Và nếu chúng ta có thể “nhìn thấy” chúng, chúng ta cũng có thể “vào” vương quốc qua ngả Chúa Thánh Thần, qua nước tái sinh.

Tuổi già là điều kiện ban cho nhiều người trong chúng ta trong đó phép lạ của việc sinh ra từ trên cao này có thể được đồng hóa một cách thân mật và trở nên đáng tin cậy đối với cộng đồng nhân loại. Nó không thông truyền nỗi tiếc nuối sự ra đời trong thời gian, mà là tình yêu đối với đích đến cuối cùng của chúng ta. Ở góc độ này, tuổi già có một vẻ đẹp độc nhất vô nhị - chúng ta đang hành trình về phía Vĩnh cửu. Không ai có thể vào lại tử cung của mẹ mình, thậm chí không sử dụng chất thay thế nó của kỹ thuật và xã hội tiêu dùng. Đấy không phải là khôn ngoan; đấy không phải là cuộc hành trình đã được hoàn thành; đấy là nhân tạo. Điều đó thật đáng buồn, ngay cả khi nó khả hữu. Người lớn tuổi tiến lên phía trước; người cao niên hành trình hướng về đích cuối cùng, hướng tới thiên đàng của Thiên Chúa; người cao niên hành trình với sự khôn ngoan của kinh nghiệm sống. Do đó, tuổi già là thời điểm đặc biệt để tách rời tương lai khỏi ảo tưởng kỹ trị của thuật sinh tồn sinh học và người máy, đặc biệt vì nó mở đường đưa người ta vào sự dịu dàng của tử cung sáng tạo và sinh sản của Thiên Chúa. Tôi muốn nhấn mạnh từ ngữ này ở đây - sự dịu dàng của người già. Anh chị em hãy quan sát cách một người ông hoặc một người bà nhìn các cháu của họ, cách họ ôm lấy cháu mình - sự dịu dàng, thoát mọi đau khổ của con người, đã chiến thắng những thử thách của cuộc đời và có thể trao tặng tình yêu thương, sự gần gũi yêu thương của một con người cho một con người khác. Sự dịu dàng này mở cửa giúp anh chị em hiểu được sự dịu dàng của Thiên Chúa. Thiên Chúa là như thế, Người biết ôm ấp như thế nào. Và tuổi già giúp chúng ta hiểu khía cạnh này của Thiên Chúa, Đấng là chính sự dịu dàng. Tuổi già là thời điểm đặc biệt để tách rời tương lai khỏi ảo tưởng kỹ trị, đó là thời điểm dịu dàng của Thiên Chúa, sự dịu dàng sẽ tạo ra, tạo ra một nẻo đường cho tất cả chúng ta.

Cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta việc mở lại sứ mệnh tinh thần - và văn hóa - của tuổi già biết hòa hợp chúng ta với việc sinh ra từ trên cao. Khi nghĩ về tuổi già như thế, chúng ta có thể nói - tại sao nền văn hóa vứt bỏ này lại quyết định loại bỏ người già, coi họ là kẻ vô dụng? Người già là sứ giả của tương lai, người già là sứ giả của sự dịu dàng, người già là sứ giả của sự khôn ngoan từ kinh nghiệm sống. Chúng ta hãy tiến về phía trước và quan sát những người cao niên.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.