www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
07:07 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 85

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 72


Hôm nayHôm nay : 5408

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 833102

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19054297

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Diễn biến âu lo: Ba nữ tu bị tai nạn xe hơi liên hoàn ở Illinois. Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha

Chủ nhật - 20/06/2021 23:32
Tin thế giới

Tin thế giới

Trong một sự trùng hợp bất thường, một số người phản ứng đầu tiên tại hiện trường vụ tai nạn là một giám mục, một linh mục và một chủng sinh. Các ngài đi sau các sơ một vài chiếc xe khi xảy ra va chạm, và ngay lập tức chạy đến chỗ các sơ.

1. Ba nữ tu ở Illinois tin rằng Lòng Chúa Thương Xót và Đức Mẹ đã cứu các sơ trong một tai nạn xe hơi liên hoàn nghiêm trọng
Ba nữ tu Công Giáo đang được chạy chữa tại một bệnh viện sau một tai nạn xe hơi liên quan đến hàng loạt xe hơi ở Springfield, Illinois. Tai nạn nghiêm trọng này đã khiến cộng đồng địa phương tuôn trào những lời cầu nguyện và hỗ trợ.


Các nữ tu của Dòng Thánh Phanxicô Tử đạo Thánh George là các Sơ Mary Magdalene, Sơ Mary Clementia, và Sơ Michael đang ở trong một chiếc xe hơi thì bị tông từ phía sau vào ngày 9 tháng 6 bởi một chiếc xe khác. Sơ Clementia nói: “Chiếc xe của chị em chúng tôi bị đẩy tông vào một chiếc xe khác và co dúm lại “thành một chiếc đàn accordion”.

Vào ngày 15 tháng 6, Sơ Clementia và Sơ Magdalene đều đã được xuất viện để hồi phục tại nhà mẹ. Sơ Michael đã trải qua cuộc phẫu thuật tái tạo xương hông tại Bệnh viện Đại học St. Louis và hiện vẫn đang nằm trong nhà thương.

“Nhờ Lòng Chúa thương xót và với tất cả những lời cầu nguyện của chúng ta, các nữ tu của chúng tôi bây giờ đang trên con đường phục hồi,” Nữ tu Maximilia, là Mẹ bề trên tỉnh của cộng đồng nói như trên với tờ The Catholic Post.

Mẹ Maximilia cho biết: “Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện cho sự chữa lành hoàn toàn của các sơ và những người khác có thể bị thương trong vụ tai nạn liên hoàn này. Chúng tôi dành cho Chúa và Đức Mẹ lòng biết ơn và tình yêu của chúng tôi”.

Sơ Clementia bị gãy chân trái, xương sườn và đốt sống và sẽ phải đeo nẹp lưng trong 12 tuần tới. Sơ nói với The Catholic Post, tờ báo của Giáo phận Peoria, rằng sơ may mắn không thiệt mạng trong vụ tai nạn.

Sơ nói với The Catholic Post: “Có quá nhiều điều kỳ diệu đã xảy ra, nếu không chúng tôi không còn sống để có mặt hôm nay.”
Sơ Clementia nói rằng sơ đã thoát khỏi một chấn thương nghiêm trọng hơn rất nhiều khi chân của sơ bằng cách nào đó được đẩy lên bảng điều khiển của chiếc xe. Nếu không, chân tôi đã có thể bị kẹp chặt dưới gầm xe.”

Trong một sự trùng hợp bất thường, một số người phản ứng đầu tiên tại hiện trường vụ tai nạn là một giám mục, một linh mục và một chủng sinh. Các ngài đi sau các sơ một vài chiếc xe khi xảy ra va chạm, và ngay lập tức chạy đến chỗ các sơ.

Sơ Clementia không thể nhớ tên của vị giám mục, nhưng nghĩ rằng ngài đến từ Texas. “Tôi nhìn vị giám mục và lúc đầu tôi đang nghĩ, ‘Đó có phải là một vị giám mục không?’” Sơ nói với The Catholic Post. Vị giám mục xuất hiện một cách mầu nhiệm “đã xức dầu cho chúng tôi và cầu nguyện cho chúng tôi. Thật không thể tin được”.

Để đối phó với vụ tai nạn, giáo phận đã đáp lại bằng một loạt những lời cầu nguyện, bao gồm cả hai thánh lễ cầu nguyện cho các sơ sớm phục hồi.

Sơ Clementia nói rằng những lời cầu nguyện đang tiếp thêm sức mạnh cho sơ để “chiến đấu cho sự hồi phục của tôi, và nó cho tôi thấy thực sự có vẻ đẹp trong đau khổ, có niềm vui trong đau khổ”.

“ Tôi chưa bao giờ hiểu điều đó cho đến bây giờ,” sơ nói.


Source:Catholic News Agency
2. Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 20 tháng Sáu.

Chúa Nhật 20 tháng Sáu Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 12 Mùa Thường Niên. Bài Tin Mừng trình bày với chúng ta câu chuyện Chúa làm biển lặng gió yên.

Ngày ấy, khi chiều đến, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ”. Các ông giải tán đám đông; vì Người đang ở dưới thuyền, nên các ông chở Người đi. Cũng có nhiều thuyền khác theo Người. Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước. Và Người thì ở đàng lái dựa gối mà ngủ. Các ông đánh thức Người và nói: “Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?” Chỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: “Hãy im đi, hãy lặng đi”. Tức thì gió ngừng biển lặng như tờ. Rồi Người nói với các ông: “Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?” Bấy giờ các ông kinh hãi và nói với nhau rằng: “Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?” (Mc 4, 35-41)

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Phụng vụ hôm nay tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu làm yên gió bão (Mc 4, 35-41). Con thuyền mà các môn đệ băng qua hồ bị gió và sóng tấn công và họ sợ bị chìm. Chúa Giêsu đang ở với họ trên thuyền, nhưng Ngài nằm ở đằng lái và dựa gối mà ngủ. Các môn đệ, đầy sợ hãi, hét lên với Ngài: “Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?” (Câu 38).

Nhiều lần chúng ta cũng hành xử như vậy, khi bị tấn công bởi những thử thách của cuộc sống, chúng ta đã kêu lên với Chúa: “Tại sao Chúa lại im lặng và không làm gì cho con?”. Đặc biệt là khi chúng ta dường như đang chìm dần, vì tình yêu hoặc dự án mà chúng ta đã đặt nhiều hy vọng vào đó tan thành mây khói; hoặc khi chúng ta đứng trước chập chùng những làn sóng lo lắng dai dẳng; hoặc khi chúng ta cảm thấy choáng ngợp trước những vướng mắc hoặc lạc lõng giữa biển đời, không có lộ trình và không có bến cảng. Hoặc khi chúng ta lâm vào những khoảnh khắc thiếu sức lực để tiếp tục, vì không có việc làm hoặc một chẩn đoán y khoa bất ngờ khiến chúng ta lo sợ cho sức khỏe của mình hoặc của người thân. Có nhiều khoảnh khắc mà chúng ta cảm thấy mình giữa cơn bão, chúng ta cảm thấy mọi sự gần như kết thúc.

Trong những tình huống này và trong nhiều tình huống khác, chúng ta cũng cảm thấy bị bóp nghẹt bởi nỗi sợ hãi và giống như các môn đệ, chúng ta có nguy cơ đánh mất đi điều quan trọng nhất. Thực ra, trên thuyền, ngay cả khi đang ngủ, Chúa Giêsu vẫn ở đó, và Ngài chia sẻ với chúng ta mọi điều đang xảy ra. Giấc ngủ của Ngài, một mặt khiến chúng ta ngạc nhiên, mặt khác lại đưa chúng ta vào thử thách. Chúa ở đó, hiện diện; trên thực tế, có thể nói rằng Ngài đang chờ đợi chúng ta lôi kéo Ngài, mời gọi Ngài, đặt Ngài vào trung tâm của những gì chúng ta đang sống. Giấc ngủ của Ngài khiến chúng ta thức giấc. Bởi vì, để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu tin rằng Thiên Chúa hiện hữu thôi thì chưa đủ đâu, Người hiện hữu, nhưng anh chị em phải dính dáng đến Người, chúng ta cũng phải lên tiếng kêu cầu Người. Hãy lắng nghe điều này: chúng ta phải kêu lên với Ngài. Lời cầu nguyện, nhiều lần, là một tiếng kêu: “Lạy Chúa, xin cứu con!”. Tôi đã thấy, trong chương trình “A sua immagine”, nghĩa là “Theo hình ảnh Ngài”, ngày hôm nay, Ngày Tị nạn, nhiều người đến trên những chiếc thuyền lớn và lúc chết đuối đã kêu lên: “Cứu chúng tôi với!”. Trong cuộc sống của chúng ta, điều tương tự cũng xảy ra: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con!”, Và lời cầu nguyện trở thành một tiếng kêu.

Hôm nay chúng ta có thể tự hỏi mình: những cơn gió đập vào cuộc đời tôi là gì? Những con sóng nào cản trở việc điều hướng của tôi, và khiến đời sống cá nhân, cuộc sống gia đình tôi, thậm chí cả đời sống tâm linh của tôi gặp nguy hiểm? Chúng ta hãy nói tất cả những điều này với Chúa Giêsu; chúng ta hãy nói với Ngài tất cả mọi thứ. Người muốn điều này; Người muốn chúng ta nắm lấy Người để tìm nơi trú ẩn trước những sóng gió bất ngờ của cuộc đời. Tin Mừng thuật lại rằng các môn đệ đến gần Chúa Giêsu, đánh thức Người và kêu lên với Người (xem câu 38). Đây là sự khởi đầu đức tin của chúng ta: đó là nhận biết rằng một mình chúng ta không thể làm nổi; rằng chúng ta cần Chúa Giêsu như những người thủy thủ cần những vì sao để tìm đường đi của họ. Đức tin bắt đầu từ việc tin rằng bản thân chúng ta thôi thì không đi đến đâu. Đức tin bắt đầu từ việc cảm thấy chúng ta cần Chúa. Khi chúng ta vượt qua được cám dỗ cuộn tròn trong chính mình, khi chúng ta vượt qua được sai lầm tôn giáo là không muốn làm phiền Thiên Chúa, và bắt đầu kêu lên với Ngài, Ngài có thể làm nên những điều kỳ diệu trong chúng ta. Sức mạnh nhẹ nhàng và phi thường của lời cầu nguyện có tác dụng làm nên những điều kỳ diệu.

Chúa Giêsu, khi được các môn đệ cầu xin, đã làm dịu sóng gió. Và Người hỏi họ một câu hỏi, một câu hỏi cũng liên quan đến chúng ta: “Tại sao anh em lại sợ hãi? Anh em không có niềm tin sao?” (câu 40). Các môn đệ bị nỗi sợ hãi bao trùm, bởi vì họ tập trung vào những con sóng hơn là nhìn vào Chúa Giêsu. Cũng thế, sự sợ hãi khiến chúng ta nhìn vào những khó khăn, những vấn đề khủng khiếp mà không nhìn vào Chúa, Đấng nhiều lần đang ngủ. Đó cũng là điều thường xảy ra với chúng ta: chúng ta thường chú tâm vào các vấn đề hơn là đến gặp Chúa và dâng lên Ngài những quan tâm của chúng ta! Chúng ta thường để Chúa ở một góc, dưới đáy con thuyền cuộc đời, và chỉ đánh thức Ngài trong những lúc tối cần thiết! Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin ân sủng của một đức tin không bao giờ mệt mỏi khi tìm kiếm Chúa, và gõ cửa Trái Tim Người. Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng trong đời không ngừng tin cậy nơi Thiên Chúa, khơi dậy trong chúng ta nhu cầu cơ bản là phó thác mình cho Người mỗi ngày.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến!

Tôi hiệp tiếng cùng với các Giám mục Miến Điện. Tuần trước các ngài đã đưa ra lời kêu gọi toàn thế giới chú ý đến trải nghiệm đau lòng của hàng ngàn người dân ở đất nước đang phải di dời và đang chết vì đói: “Chúng tôi cầu xin với tất cả sự thành khẩn rằng các hành lang nhân đạo được cho phép” và “nhà thờ, chùa, tu viện, đền thờ Hồi giáo, cũng như trường học và bệnh viện được tôn trọng như những nơi ẩn náu trung lập”. Cầu mong Trái tim Chúa Kitô chạm đến trái tim của tất cả mọi người, mang lại hòa bình cho Miến Điện!

Hôm nay, chúng ta kỷ niệm Ngày Thế giới về Người tị nạn, do Liên hợp quốc thúc đẩy, với chủ đề: “Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt”. Chúng ta hãy mở lòng đón nhận những người tị nạn; chúng ta hãy biến nỗi buồn và niềm vui của họ thành nỗi buồn và niềm vui của chính chúng ta; chúng ta hãy học sự chịu đựng kiên cường dũng cảm từ họ! Và như thế tất cả cùng nhau, chúng ta sẽ hình thành một cộng đồng nhân loại phát triển hơn, một gia đình lớn.

Tôi gửi lời chào thân ái đến tất cả anh chị em, những người đến từ Rôma, từ Ý và từ các quốc gia khác. Tôi thấy người Peru, người Ba Lan… và các quốc gia khác ở đó…. Đặc biệt tôi xin chào Hiệp hội Hướng đạo Công Giáo Ý; phái đoàn của các bà mẹ giáo viên ở các trường học Ý; các bạn trẻ từ Trung tâm Padre Nostro ở Palermo, được thành lập bởi Chân Phước linh mục Puglisi: những người trẻ Tremignon và Varrarino, và các tín hữu của các giáo phận Niscemi, Bari, Anzio và Villa di Briano.

Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc bữa trưa ngon miệng, chào tạm biệt!
Source:Holy See Press Office

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.