www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
00:59 CDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 80


Hôm nayHôm nay : 941

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 849416

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19070611

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Hồng Y Tân Cử Wilton Gregory gây sóng gió khi tuyên bố sẽ cho Biden rước lễ, bất chấp giáo luật 915

Thứ bảy - 28/11/2020 11:30
Hồng Y Tân Cử Wilton Gregory

Hồng Y Tân Cử Wilton Gregory

Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Washington DC, người sắp được tấn phong Hồng Y trong vài ngày sắp tới, đã gây thêm sóng gió mới. Trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom vào ngày 24 tháng 11 từ nhà trọ Sanctae Marthae của Vatican, nơi ngài bị cách ly trong 10 ngày để đề phòng COVID-19, vị Hồng Y Tân Cử công khai tuyên bố rằng ngài sẽ cho ông Joe Biden được rước lễ trong tổng giáo phận của ngài.

JD Flynn, tổng biên tập của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài phân tích nhan đề: “Archbishop Gregory says he won’t deny Biden communion. How will Catholics respond?” – “Tổng Giám Mục Gregory nói ngài sẽ không cấm Biden rước lễ. Người Công Giáo sẽ phản ứng ra sao?” Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây.


Đức Tổng Giám Mục của Washington, người sẽ được phong Hồng Y vào cuối tuần này, đã nói với một nhà báo hôm thứ Ba rằng trong tổng giáo phận của ngài, ngài sẽ không từ chối Rước lễ đối với một chính trị gia đã cam kết bảo đảm quyền tiếp cận phá thai trong luật liên bang và cho phép liên bang tài trợ cho việc phá thai. Chính trị gia đó là Joe Biden, người được cho là đã đắc cử tổng thống.

Bình luận của Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory chắc chắn sẽ đặt ra vấn đề về chứng tá ủng hộ sự sống của Giáo hội. Nhưng đối với một số người Công Giáo, nhận xét này cũng có thể đặt ra những câu hỏi liên quan đến sự chân thành của các giám mục Hoa Kỳ đối với chủ đề cải cách giáo hội.

Năm 2004, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, khi đó là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin của Giáo Hội, nói với các Giám Mục Hoa Kỳ trong một bản ghi nhớ rằng một chính trị gia Công Giáo “kiên trì vận động và bỏ phiếu cho các dự luật phá thai và an tử” đang dự phần trong việc “thể hiện” và “hợp tác chính thức” với một trọng tội.

Trong trường hợp như vậy, “mục tử của chính trị gia ấy nên gặp anh ta, hướng dẫn anh ta về giáo huấn của Giáo Hội, và thông báo cho anh ta biết rằng anh ta không được lên Rước Lễ cho đến khi anh ta chấm dứt tình trạng tội lỗi khách quan này, và phải cảnh báo anh ta rằng nếu không chấm dứt, anh ta sẽ bị từ chối Thánh Thể,” Đức Hồng Y Ratzinger viết.

Nếu người Công Giáo ấy vẫn tiếp tục phạm tội trọng và vẫn lên rước lễ, “thừa tác viên Thánh Thể phải từ chối trao Mình Thánh Chúa”.

Bản ghi nhớ của Đức Hồng Y Ratzinger là một ứng dụng của điều 915 trong Bộ Giáo luật, trong đó nói rằng những người Công Giáo “cố chấp kiên trì phạm tội trọng thì không được phép rước lễ”.

Tóm lại, bản ghi nhớ của Đức Hồng Y Ratzinger đã hướng dẫn các giám mục cách áp dụng luật của Giáo hội. Hôm thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Gregory cho biết ngài không có kế hoạch làm như vậy.

Một số người Công Giáo sẽ sớm phản đối nhận xét của Đức Tổng Giám Mục Gregory.

Các nhà hoạt động ủng hộ cuộc sống sẽ nói rằng các giám mục nên bênh vực cho những đứa trẻ chưa chào đời và việc phân phát Thánh Thể cho các chính trị gia phò phá thai ngụ ý rằng phá thai không phải là một vấn đề đạo đức nghiêm trọng. Một số người sẽ buộc tội Tổng Giám Mục yêu thích sự chấp thuận của thế tục hơn là chứng tá Phúc âm không dễ dàng được đón nhận.

Tuy nhiên, như lịch sử đã chỉ ra, cũng sẽ có những người Công Giáo khác ca ngợi Đức Tổng Giám Mục Gregory như một nhân chứng cho sự lịch thiệp và khoan dung. Họ sẽ nói rằng không ai nên chính trị hóa Bí tích Thánh Thể, và việc từ chối Rước Lễ không có tính mục vụ, và cũng chẳng thận trọng.

Những người nói như thế sẽ không phải là những người đầu tiên sử dụng ngôn ngữ đó.

Năm 2004, khi các giám mục Hoa Kỳ thảo luận về các chính trị gia phò phá thai và Bí tích Thánh Thể, một Hồng Y trong số họ được giao nhiệm vụ tóm tắt bản ghi nhớ được gửi từ Đức Hồng Y Ratzinger cho các giám mục về chủ đề này, vì rất ít vị nhận được bản ghi nhớ này. Đức Hồng Y đã hạ thấp bản ghi nhớ, nói rằng việc giải quyết vấn đề là tùy thuộc vào quyết định của các giám mục Hoa Kỳ.

“Vấn đề đối với chúng ta không chỉ đơn giản là có thể từ chối không cho rước lễ hay không, nhưng vấn đề là mục vụ một cách khôn ngoan và thận trọng,” vị Hồng Y này nói.

Hồng Y đó là Theodore McCarrick.

Tại cuộc họp mùa xuân năm 2004 của các giám mục Hoa Kỳ, diễn ra ở Denver, McCarrick đã tóm tắt không chính xác các hướng dẫn của Vatican về Rước lễ, bỏ qua các hướng dẫn có tính nguyên tắc của Đức Hồng Y Ratzinger. Dưới ảnh hưởng của McCarrick, các giám mục quyết định cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là tuỳ thuộc vào phán quyết cá nhân của các giám mục.

Thật trùng hợp là: Bản ghi nhớ của Đức Hồng Y Ratzinger chỉ được gửi trước cuộc họp cho hai giám mục Hoa Kỳ: McCarrick, và chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ lúc bấy giờ, là Giám mục Wilton Gregory.

Đứng trước các tai tiếng gần đây của McCarrick, những người phò sinh sẽ không phải là những người duy nhất than thở về quyết định của Tổng Giám Mục Gregory đối với Biden. Những người Công Giáo quan tâm đến việc cải cách giáo hội cũng có thể có những lo ngại.

Tổng Giám Mục Gregory được giao nhiệm vụ lãnh đạo Tổng giáo phận Washington sau vụ tai tiếng McCarrick, và trước những câu hỏi nghiêm trọng được đặt ra liên quan đến người tiền nhiệm trực tiếp của ngài, là Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục Gregory được giao trách nhiệm thúc đẩy tiến trình chữa lành, và ban hành các cải cách, và ngài đã cam kết làm như vậy.

Nhưng những người chỉ trích ngài có thể coi những nhận xét của ngài liên quan đến Biden là một bước lùi trong việc cải cách. Một số người sẽ lập luận rằng Tổng Giám Mục Gregory đang áp đặt phán đoán của chính mình lên trên luật của Giáo hội, và tỏ ra bất chấp đối với các hướng dẫn của Vatican liên quan đến việc áp dụng giáo luật. Họ sẽ nói rằng thực hành này là kiểu chủ nghĩa giáo sĩ khiến vụ tai tiếng McCarrick có thể xảy ra.

Tổng Giám Mục Gregory có thể không nhìn vấn đề đó theo hướng đó, hoặc cũng có thể tin rằng bản thân mình đang bất chấp giáo luật 915. Nhưng nếu các linh mục của ngài nghĩ rằng ngài không tuân thủ nghiêm túc luật giáo hội, chương trình cải cách của ngài có thể bị đe dọa nghiêm trọng.

Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez tuần trước cho biết một nhiệm kỳ tổng thống của Biden hứa hẹn “những thách thức nhất định” cho các giám mục Hoa Kỳ. Khi Hồng Y Tân Cử Gregory bắt đầu tranh cãi giáo luật 915, thì tầm ảnh hưởng của những thách thức đó có thể sớm trở nên hiển nhiên.


Source:Catholic News Agency
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.