www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
22:33 CDT Thứ hai, 18/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 121

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 120


Hôm nayHôm nay : 50834

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 615385

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 18836580

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Ngoạn mục: Biến cố Đức Mẹ hiện ra cứu dân Lithuania. Dân nghèo Malaysia treo cờ trắng kêu cứu

Thứ sáu - 09/07/2021 15:40
Tin thế giới

Tin thế giới

Những đứa trẻ đang chơi đã nhìn thấy một người phụ nữ trẻ đẹp đang đứng trên tảng đá ôm một đứa trẻ trong tay và khóc lóc thảm thiết. Cô ấy không nói, nhưng nhìn các em một cách buồn bã, và khóc như thể trái tim cô ấy đang tan vỡ.

1. Biến cố Đức Mẹ hiện ra cứu dân Lithuania thoát khỏi trào lưu Tin Lành

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây diễn ra tại Siluva, Lithuania vào đầu tháng 7 hằng năm để kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra trong vòng 4 năm từ 1608 đến 1612 để cứu dân nước này thoát khỏi làn sóng Tin lành.


Có nhiều báo cáo đã thấy Đức Mẹ hiện ra nơi này nơi khác. Tuy nhiên, Giáo Hội chỉ nhìn nhận 16 cuộc hiện ra. Cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Siluva, Lithuania là một trong 16 cuộc hiện ra được công nhận. Đức Mẹ Siluva cũng là bổn mạng của quân đội Lithuania. Cho nên, trong ngày lễ này chúng ta có thể thấy sự hiện diện của nhiều tướng lãnh và các binh sĩ Lithuania.

Những đứa trẻ đang chơi đã nhìn thấy một người phụ nữ trẻ đẹp đang đứng trên tảng đá ôm một đứa trẻ trong tay và khóc lóc thảm thiết. Cô ấy không nói, nhưng nhìn các em một cách buồn bã, và khóc như thể trái tim cô ấy đang tan vỡ. Nước mắt cô đầm đìa đến nỗi chảy dài trên má và một vài giọt nước trong số đó bắn tung tóe trên tảng đá. Người phụ nữ mặc áo choàng màu xanh và trắng, không giống bất kỳ trang phục nào mà bọn trẻ quen thuộc. Mái tóc dài màu nâu nhạt buông nhẹ qua vai. Một luồng sáng kỳ lạ bao quanh cả người phụ nữ và đứa trẻ.

Thời ấy, người Công Giáo Lithuania, từ mấy thập niên trước đã đua nhau bỏ sang Tin lành. Mục sư Tin lành Calvin trong vùng, khi nghe những đứa trẻ này kể lại, đã quát nạt chúng. Ông đã phủ nhận những tuyên bố về sự kiện hiện ra này, gọi đó là Satan và “sự mê tín của người Rôma”. Tuy nhiên, chính ông đã bị sốc khi nhìn thấy người phụ nữ và đứa trẻ đang khóc. Lấy hết sức bình tĩnh ông hỏi: “Tại sao bà lại khóc?” Bằng một giọng đầy xúc động, người phụ nữ trả lời: “Đã có lúc Con yêu dấu của ta được dân ta tôn thờ ngay tại chỗ này. Nhưng bây giờ họ đã giao mảnh đất thiêng liêng này cho những người cày, những người xới đất và cho gia súc ăn cỏ”. Không nói thêm lời nào, cô ấy biến mất. Suy đi nghĩ lại trong lòng về hiện tượng này, chính Mục sư ấy là người phát khởi cho cao trào trở lại đạo Công Giáo.

Niềm tin rằng Mẹ Thiên Chúa đã đích thân xuất hiện để trừng phạt họ vì họ đã bỏ bê Đức tin Công Giáo đã nhanh chóng gia tăng trong dân chúng. Hầu hết họ đều chú ý đến thông điệp của Đức Mẹ và bắt đầu quay trở lại với Giáo Hội Công Giáo. Một thập kỷ sau, vào ngày Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, hơn 11,000 người đã rước lễ trong một thánh lễ được tổ chức tại hiện trường.

Một người đàn ông mù, hơn 100 tuổi, sống ở một ngôi làng gần đó. Câu chuyện về những lần hiện ra đến tai ông và ông nhớ lại vào một đêm, khoảng tám mươi năm trước, khi làn sóng Tin lành đang nổi lên dữ dội, ông đã giúp Cha Holubka chôn một chiếc rương bằng sắt chứa đầy các vật báu của nhà thờ bên cạnh một tảng đá lớn. Dân làng dẫn ông đến cánh đồng hiện ra để xem liệu ông có thể giúp xác định vị trí nơi chôn các kho báu hay không. Ngay sau khi ông đến được chỗ đó, thì thị lực của ông đã được phục hồi một cách kỳ diệu. Khuỵu gối vì vui mừng và biết ơn, ông chỉ vào vị trí chính xác nơi chôn cất chiếc rương.

Tất cả các giám mục trong giáo phận Siluva đã nhìn nhận lòng sùng kính của các tín hữu đối với Đức Mẹ Siluva. Sự sùng kính lớn lao này khiến cho mọi người trong vùng đất này quay trở lại với Giáo Hội Công Giáo. Bên cạnh đó còn có một số lớn phép lạ. Những điều này đã thúc đẩy các nhà chức trách giáo hội tìm kiếm sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng về phép lạ cả thể này.

Sau những cuộc điều tra sâu rộng của giám mục địa phương, Đức Giáo Hoàng Piô VI đã chấp thuận công nhận Đức Mẹ đã hiện ra tại Siluva với những niềm ơn lạ phong phú. Cuộc hiện ra này đã được chứng thực bởi một Sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng Piô Đệ Lục ban hành vào ngày 17 tháng 8 năm 1775.


Source:Miracle Hunter

2. Người Mã Lai Á đau khổ giơ cờ trắng kêu cứu trong đại dịch

Trong bối cảnh kinh tế xã hội suy thoái rất lớn từ đại dịch Covid-19 và việc đóng cửa đang diễn ra, những người Mã Lai Á đau khổ đã tham gia phong trào Cờ Trắng để tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức bao gồm thực phẩm và tiền mặt để sống sót.

Nguồn gốc của phong trào này không được biết rõ, nhưng các báo cáo truyền thông cho thấy mọi người trên khắp đất nước đang giương cao cờ trắng để báo hiệu một cá nhân hoặc một gia đình đang trong tình trạng thảm khốc.

Một số người tin rằng chiến dịch Cờ Trắng là một phản ứng tự phát trước một báo cáo gần đây tiết lộ 468 người đã tự tử ở Mã Lai Á từ tháng Giêng đến tháng Năm năm nay.

Trong một lá thư gửi cho các biên tập viên của cổng thông tin Free Malaysia Today, một độc giả tên là Wong Ee Lynn lưu ý rằng hầu hết những người tự tử đều thấy mình “hết tiền tiết kiệm, thiếu mạng lưới an toàn và không còn lựa chọn nào khác”.

“Chiến dịch Cờ Trắng hiện đang thịnh hành trên các phương tiện truyền thông xã hội để khuyến khích những người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch coronavirus và những hạn chế được đặt ra đối với các hoạt động kinh tế hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Đó là một bản cáo trạng dành cho chính phủ vì những thất bại của nó trong việc cung cấp các hỗ trợ cho các thành viên dễ bị tổn thương nhất của cộng đồng chúng ta”, Lynn viết như trên hôm 04 tháng 7.
Source:UCANews

3. Đại dịch hoành hành khắp các vùng nông thôn Campuchia

Số ca nhiễm Covid-19 đang tăng ở mức kỷ lục ở Campuchia khi đại dịch trải dài khắp các vùng nông thôn, chợ búa, nhà tù, nhà máy và biến thể Delta đang gây kinh hoàng cho các nhà chức trách.

Trong bảy ngày qua, số trường hợp nhiễm bệnh hàng ngày luôn ở mức trên 900, trong khi cho đến nay đã có 55,187 trường hợp nhiễm Covid-19 được ghi nhận với 47,386 trường hợp phục hồi và 748 trường hợp tử vong. Trong số 7,801 trường hợp chưa phục hồi, khoảng 600 trường hợp được coi là nhẹ, nghĩa là các bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà.

“Chúng ta phải khẩn trương hành động, cùng nhau hành động có trách nhiệm. Các công cụ và biện pháp Covid-19 hiện tại phải giúp đối đầu với những thách thức mới, nếu được thực hiện hiệu quả”, Li Ailan, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Campuchia, cảnh báo trên mạng xã hội.

Biến thể Alpha, trước đây được gọi là biến thể Vương quốc Anh, đã tạo ra vấn đề lớn vào ngày 20 tháng 2 sau khi hai phụ nữ từ Trung Quốc hối lộ để ra khỏi vùng cách ly và đi dự tiệc tùng.

Thái Lan đã tuyên bố Campuchia là quốc gia cung cấp biến thể này, mặc dù điều này đã bị chính quyền Campuchia tranh cãi khi cho rằng biến thể đó có nguồn gốc từ một thị trường tôm Thái Lan sau khi được vận chuyển vào nước này bởi những người lao động nhập cư từ Miến Điện.

Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất hiện nay là biến thể Delta, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ.
Source:UCANews

4. Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Hung Gia Lợi và Slovakia hoan nghênh Đức Thánh Cha xác nhận chuyến tông du của ngài

Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Hung Gia Lợi và Slovakia đã hoan nghênh lời xác nhận của Đức Thánh Cha Phanxicô rằng ngài sẽ thăm đất nước của họ vào tháng Chín.

Hôm 4 tháng 7, Đức Hồng Y Péter Erdő của Esztergom-Budapest cho biết người Công Giáo ở Hung Gia Lợi rất mong đợi chuyến thăm của Giáo hoàng.

“Cộng đồng Công Giáo đang chờ đợi sự xuất hiện của Đức Thánh Cha trong niềm vui và tình yêu lớn lao. Chúng tôi đang cầu nguyện cho chuyến thăm của ngài là dấu chỉ của hy vọng và là một khởi đầu mới sau khi đại dịch lui dần”, ngài nói.

Hôm Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức thông báo rằng ngài sẽ đến thăm các nước Trung Âu láng giềng.

Phát biểu sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha xác nhận rằng ngài sẽ đến thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi vào ngày 12 tháng 9 để tham dự Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52.

Trước đó, Đức Thánh Cha đã đề cập ý định tham dự sự kiện này vào tháng 3, trên chuyến bay trở về Rôma từ Iraq sau chuyến tông du nước ngoài đầu tiên kể từ khi đại dịch coronavirus bùng phát.

Hung Gia Lợi có dân số 9.8 triệu người, 62% là người Công Giáo. Quốc gia này có biên giới với Áo, Serbia, Croatia, Slovenia, Romania, Ukraine và Slovakia, lần cuối quốc gia này đăng cai Đại hội Thánh Thể Quốc tế là vào năm 1938.

Đức Hồng Y Erdő, Giáo chủ Công Giáo Hung Gia Lợi, nhấn mạnh tầm quan trọng của quyết định đích thân cử hành Thánh lễ bế mạc của Đức Thánh Cha Phanxicô. Thánh lễ bế mạc này thường do một đặc sứ của Đức Thánh Cha chủ trì.

Lần cuối cùng một vị giáo hoàng tham dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế là vào năm 2000, khi Đức Gioan Phaolô II tham dự sự kiện này ở Rôma.

Đức Gioan Phaolô II cũng là vị giáo hoàng cuối cùng đến thăm Hung Gia Lợi. Ngài đã thăm Pannonhalma và Győr, ở phía tây đất nước, vào năm 1996, cách đây 25 năm.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết sau khi cử hành thánh lễ tại Budapest, ngài sẽ khởi hành đến các thành phố Bratislava, Prešov, Košice và Šaštin của Slovakia.

Bratislava, ở tây nam Slovakia, là thủ đô của đất nước. Prešov, ở phía đông Slovakia, là thành phố lớn thứ ba. Košice, cũng ở phía đông, là thành phố lớn thứ hai. Šaštin, ở phía tây Slovakia, là nơi có một trong những đền thờ Đức Mẹ quan trọng nhất của quốc gia.

Đức Tổng Giám Mục Stanislav Zvolenský, chủ tịch Hội đồng Giám mục Slovakia, cho biết vào ngày 4 tháng 7 rằng thông báo này là “một tin cực kỳ vui mừng”.

“Tôi thực sự mong chờ điều đó. Tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta, vào lúc này, rất vui khi được quay lại ký ức về chuyến thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II”, ngài nói, khi nhắc đến chuyến thăm năm 1995 của vị Giáo Hoàng người Ba Lan.

“Và một lần nữa chúng ta có thể nói rằng người kế vị các tông đồ, hiện nay là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sẽ đến Slovakia”.

Slovakia là một quốc gia có 5.5 triệu dân, giáp với Ba Lan, Ukraine, Hung Gia Lợi và Áo. Ước tính có khoảng 62% dân số theo đạo Công Giáo.

Đất nước này trước đây là một phần của Tiệp Khắc, được chia thành Cộng hòa Slovakia và Cộng hòa Séc vào năm 1993 sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.

Đức Tổng Giám Mục Zvolenský kêu gọi người dân Slovakia hãy bắt đầu chuẩn bị tinh thần cho chuyến thăm này để họ “thực sự có thể nghe thấy thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô”.

“Đó là một thông điệp cởi mở đối với những người đau khổ, những người sống bên lề xã hội, những người đang có nhu cầu, cho dù vật chất hay tinh thần”.

“Sau đó là sự quan tâm tuyệt vời của ngài đối với những điều tốt đẹp của gia đình, sự nhạy cảm tuyệt vời của ngài đối với các nhu cầu của giới trẻ”.

“Những chủ đề này chắc chắn sẽ là nội dung trong chuyến thăm Slovakia của Đức Thánh Cha Phanxicô”.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể mong đợi một sự củng cố tinh thần lớn trong các lĩnh vực này”.

Các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Hungary và Slovakia hoan nghênh xác nhận chuyến thăm của Giáo hoàng
Source:Catholic News Agency
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.