www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
02:06 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 92

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 90


Hôm nayHôm nay : 1075

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 849550

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19070745

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Phức tạp vì đại dịch: giáo dân nổi cơn thịnh nộ với cha xứ, giao tranh giữa người du mục và cảnh sát

Thứ tư - 11/08/2021 01:12
Tin thế giới

Tin thế giới

Cha Allegri cho biết ngài cảm thấy buồn và đau đớn vì chưa bao giờ phải hứng chịu những lời công kích dữ dội như thế, nhất là sau một thời gian phục vụ lâu dài tại giáo xứ này.
1. Diễn biến phức tạp của đại dịch: giáo dân nổi cơn thịnh nộ với cha xứ

Cha Lino Allegri, người Ý, linh mục truyền giáo tại Brazil đã hết sức ngỡ ngàng khi anh chị em giáo dân tràn vào phòng áo la hét với ngài sau thánh lễ Chúa Nhật chỉ vì trong bài giảng thánh lễ ngài than van về phương cách đối phó với đại dịch coronavirus của tổng thống Bolsonaro, khiến hơn nửa triệu người Brazil phải thiệt mạng.



Khi Cha Allegri đang cởi chiếc áo lễ của mình, tám giáo dân phẫn nộ xông vào phòng áo, đi ngang qua bức chân dung của Mẹ Teresa với dòng chữ: “Kẻ nguy hiểm nhất là kẻ dối trá. Cảm giác tồi tệ nhất là thù ghét”.

“Quay lại Ý đi! Chúng tôi không muốn ông ở đây!”, một giáo dân hét lên với vị linh mục người Ý gốc Verona, đã nhập tịch Brazil và đã sống ở quốc gia Nam Mỹ hơn 50 năm.

“Tổng thống của chúng tôi là một Kitô Hữu! Một người tốt! Một người đàn ông trung thực!”, một người khác nổi khùng, chỉ ngón tay vào mặt vị giáo sĩ 82 tuổi.

Cha Allegri cho biết ngài cảm thấy buồn và đau đớn vì chưa bao giờ phải hứng chịu những lời công kích dữ dội như thế, nhất là sau một thời gian phục vụ lâu dài tại giáo xứ này.

“Tôi cảm thấy hoang mang,” ngài nói hôm Chúa Nhật mùng 1 tháng 8 khi ngài ngồi trong cùng một phòng áo nơi ngài đã bị đám đông anh chị em giáo dân ủng hộ tổng thống Bolsonaro tấn công. Ba nhân viên cảnh sát có vũ trang loanh quanh trên đường phố bên ngoài để ngăn chặn một vụ tấn công khác.

Một thành viên khác trong nhà thờ lắc đầu buồn bã khi họ nhớ lại cảnh những người Bolsonarista đi nhà thờ hành hạ vị linh mục lớn tuổi. “Đó là sự cuồng tín, không có từ nào khác cho nó. Một sự cuồng tín không thể hiểu nổi”, nhân chứng, người yêu cầu giấu tên nói vì lo sợ cho sự an toàn của chính họ.

“Cha Lino rất được yêu mến bởi tất cả chúng tôi ở đây. Ngài mang lại hòa bình cho chúng tôi”, họ nói thêm. “Tôi chỉ cảm thấy vô cùng buồn khi đất nước của chúng ta đã ra nông nỗi này”.

Cuộc tấn công đã diễn ra tại một một giáo xứ trớ trêu thay có tên là Giáo xứ Hòa bình ở thành phố Fortaleza phía đông bắc Brazil đã gây ra sự phản đối kịch liệt trên toàn quốc và phơi bày chủ nghĩa cực đoan của các Bolsonarista, tức là những người ủng hộ tổng thống Bolsonaro.


Source:The Guardian

2. “Bạo lực sinh ra bạo lực”, cộng đồng Công Giáo kêu gọi chấm dứt xung đột giữa cảnh sát và người Gypsy

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Pastoral dos Nomads hay Văn phòng Chăm sóc Mục vụ Du mục của Hội đồng Giám mục Brazil, đã xuất bản một tài liệu về tình trạng bạo lực ở vùng Vitória da Conquista, thuộc Bang Bahia, dẫn đến cái chết của hai sĩ quan quân cảnh và bốn người Gypsy.

Trong tài liệu có chữ ký của Đức Cha Eunápolis và Cha José Edson Santana de Oliveira, Chủ tịch Văn phòng Chăm sóc Mục vụ Du mục của Brazil, hai vị gửi lời chia buồn và tình đoàn kết với các nạn nhân và gia đình của họ. Đồng thời, ngài cũng tố cáo bầu không khí bất an được tạo ra bởi những sự kiện này, mô tả nó là một “môi trường bất an chi phối bởi cảm giác bất công đối với gia đình của những người bị ảnh hưởng”.

Tài liệu khẳng định “hòa bình phải chiếm ưu thế”, “bạo lực sinh ra bạo lực” và thỉnh cầu “Nhà nước phải hành động để bảo đảm rằng cảnh sát phải xác định và giam giữ thủ phạm, và không biến những người vô tội thành nạn nhân”.

Tình hình đang rất căng thẳng và báo chí địa phương đưa tin rằng việc thiếu thông tin chính xác gây khó khăn cho việc làm sáng tỏ vụ việc, vì các phương tiện truyền thông địa phương thường ưu tiên cho phiên bản của cảnh sát, rất khác so với các báo cáo của cộng đồng người Gypsy trong khu vực.

Người dân và các nhóm địa phương lên tiếng phản đối hành động của quân cảnh được báo cáo là đang sợ hãi khi tài khoản mạng xã hội của họ bị theo dõi, với ảnh chụp màn hình hồ sơ và chi tiết cá nhân được chia sẻ trong các nhóm WhatsApp của quân cảnh.


Source:Fides

3. Di sản thế giới cổ đại Lalibela ở Ethiopia bị lực lượng Tigrayan chiếm giữ

Các lực lượng từ vùng Tigray của Ethiopia đã giành quyền kiểm soát thị trấn Lalibela, nơi có các nhà thờ làm từ các phiến đá được đẽo rất công phu, nổi tiếng là Di sản Thế giới của Liên hợp quốc, và các nhân chứng cho biết cư dân đã chạy trốn.

Lalibela, cũng là thánh địa của hàng triệu Kitô Hữu Chính thống Ethiopia, nằm trong Khu Bắc Wollo của vùng Amhara ở phía bắc Ethiopia, nơi ước tính có khoảng 2,500 người thiệt mạng trong vòng một tuần qua.

Các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc và chính phủ Hoa Kỳ đã đến thăm Ethiopia trong tuần này, và đã đưa ra báo động rằng cuộc chiến ở Tigray đang mở rộng sang các khu vực khác ở miền bắc Ethiopia.

Seyfu, một cư dân của Lalibela, nói chuyện với Reuters qua điện thoại, cho biết anh đã nhìn thấy hàng trăm người đàn ông có vũ trang nói tiếng Tigrinya, đi bộ qua thị trấn hôm thứ Năm. Anh nói rằng họ không nói tiếng Amharic, ngôn ngữ của dân tộc Lalibela, và mặc “đồng phục khác” với quân đội liên bang.

Seyfu cho biết các lực lượng từ vùng Amhara, liên minh với chính phủ trung ương Ethiopia, đã bỏ chạy vào đêm thứ Tư cùng với các quan chức địa phương.

“Chúng tôi yêu cầu họ ở lại, hoặc ít nhất là đưa cho chúng tôi những khẩu Kalashnikovs của họ, nhưng họ từ chối và bỏ trốn bằng cách lấy 5 xe cứu thương, một số xe tải và ô tô. Họ đã bắn chết một người bạn của tôi trong khi họ chạy trốn, anh ấy đã cầu xin họ ở lại để bảo vệ dân thường”.

Người đàn ông thứ hai, Dawit, nói với Reuters qua điện thoại rằng anh ta rời Lalibela vào sáng thứ Năm khi lực lượng Tigrayan đang đến gần.


Source:Brisnbane Times

4. Đức Cha Pabillo rời Manila để nhận chức vụ mới ở Palawan

Đức Cha Broderick Pabillo, nguyên Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Manila, đã được báo chí tiên đoán sẽ giữ các chức vụ quan trọng hơn trong Giáo Hội tại Phi Luật Tân, cụ thể, ngài sẽ trở thành Tổng Giám Mục Manila. Tuy nhiên, xem ra các đồn đoán đang diễn ra theo hướng ngược lại.

Ngài đã rời Palawan vào hôm thứ Năm, 5 tháng 8, để đến Palawan trước khi được bổ nhiệm vào ngày 19 tháng 8 với tư cách là Giám Quản Tông Tòa của Taytay.

Rất thường khi chức danh Giám Quản Tông Tòa được giao cho một linh mục trong giáo phận. Và đó là trường hợp của giáo phận Taytay. Cha Reynante Aguanta, Giám Quản Tông Tòa hiện nay, và Cha Philip Jerold Tan, Chưởng ấn đã tiếp đón vị giám mục tại Puerto Princesa, thủ phủ của tỉnh Palawan.

Ngay khi đến nơi, Đức Cha Pabillo sẽ phải trải qua thời gian cách ly bảy ngày.

Trước đó, tại Nhà thờ chính tòa Manila, các linh mục trong tổng giáo phận đã tặng cho Đức Cha Pabillo một chiếc áo lễ như một món quà cho lễ nhậm chức của ngài ở Palawan.

“Khi Đức Giám Mục Broderick Pabillo đến Palawan để nhận chức vụ Giám Quản Tông Tòa của Taytay, Cha Regie Malicdem và Cha Kali Llamado đã tặng ngài một món quà từ nhà thờ chính tòa Manila, đó là chiếc áo lễ ngài sẽ mặc trong lễ nhậm chức”, một bài đăng trên trang Facebook của nhà thờ chính tòa Manila cho biết.

Vị giám mục 66 tuổi này đã làm Giám Mục Phụ Tá của Manila từ năm 2006.
Source:Licas News
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.