www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
13:41 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 80

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 73


Hôm nayHôm nay : 11758

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 839452

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19060647

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Tham gia biểu tình linh mục Miến Điện bị bắt. Nhà thờ Công giáo lịch sử ở Louisville bị phá hoại.

Thứ bảy - 22/05/2021 18:18
Tin thế giới

Tin thế giới

Theo thông tin được xác nhận với thông tấn xã Fides bởi Giáo hội địa phương, vị linh mục này đã bị bắt vào ngày 14 tháng 5 khi đang trên đường đến thành phố Myitkyina, nơi ngài đến quyên góp cho việc hỗ trợ các gia đình nghèo thất nghiệp và những người đang tham gia vào phong trào phản đối cuộc đảo chính quân sự diễn ra ở Miến Điện vào ngày 1 tháng 2.

1. Tiến sĩ George Weigel ca ngợi Đức Gioan Phaolô II 'vô cùng đáng yêu' nhân kỷ niệm lần thứ 101 sinh nhật của vị thánh

Tiến sĩ George Weigel đã lên tiếng ca ngợi Đức Gioan-Phaolô II là “người của Thiên Chúa, một nhà phân tích lỗi lạc về thân phận con người, và là một con người vô cùng đáng yêu” nhân kỷ niệm lần thứ 101 sinh nhật của vị thánh.


Đánh dấu lễ kỷ niệm ngày 18 tháng 5, người viết tiểu sử giáo hoàng nói rằng giáo huấn của vị Thánh Giáo Hoàng vẫn còn phù hợp sau hơn một thế kỷ ngài chào đời ở Wadowice, Ba Lan.

Tác giả của cuốn “Chứng nhân hy vọng”, một cuốn tiểu sử tuyệt vời về vị Giáo hoàng Ba Lan, đã được xuất bản năm 1999, nhận xét rằng:

“Đức Gioan-Phaolô II hiểu rằng vấn đề lớn lao đối với tương lai nhân loại trong thế kỷ 21 và hơn thế nữa là khái niệm về con người nhân bản là điều sẽ hình thành văn hóa và xã hội.

Phải chăng chúng ta chỉ đơn thuần là những bó ham muốn, và phải chăng tự do chỉ đơn thuần là sự thỏa mãn những ham muốn đó? Hay chúng ta được tạo ra để thực hiện quyền tự do lớn hơn: đó là tự do tìm kiếm những chân lý được xây dựng trong thế giới và trong chúng ta và sống cuộc đời của chúng ta theo những chân lý đó?”

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tên khai sinh là Karol Wojtyła, sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920, sống sót sau thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan và giúp lãnh đạo cuộc kháng chiến của Giáo hội chống lại chế độ cộng sản áp bức sau đó.

Được bầu làm giáo hoàng vào năm 1978, ngài đã lãnh đạo Giáo hội trong 26 năm cho đến khi ngài qua đời vào năm 2005. Trong 455 năm trước đó, tất cả các vị Giáo Hoàng đều là người Ý. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên sau thời kỳ ấy không phải là người Ý. Ngài đã thực hiện nhiều chuyến tông du nước ngoài hơn tất cả các giáo hoàng trước ngài cộng lại và ban hành 14 thông điệp.

“Giáo huấn của Đức Gioan-Phaolô II phản ánh niềm xác tín, mà ngài đã giúp viết vào Hiến chế Mục vụ của Công đồng Vatican II về Giáo hội trong Thế giới Hiện đại. Đó là trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta gặp được những sự thật sâu sắc nhất về Thiên Chúa và về chính mình”, Tiến sĩ Weigel nói.

“Đó là sứ điệp trung tâm mà Giáo hội phải đưa ra cho thế giới, nếu đó là Giáo hội của Tân Phúc âm hóa mà Đức Gioan Phaolô II đã công bố”.

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông đã đưa ra các bình luận trê để trả lời các câu hỏi của Văn phòng Truyền thông Đối ngoại của Hội đồng Giám mục Ba Lan.

Trong khi đó, Viện Văn hóa Thánh Gioan Phaolô II, thuộc Khoa Triết học tại Đại Học Angelicum ở Rôma, đang khởi động một chương trình kéo dài một năm dành cho sinh viên sau đại học.

Học viện được thành lập tại Angelicum, chính thức được gọi là Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquina, nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của vị thánh Giáo Hoàng vào năm 2020. Đây là ngôi trường Đức Gioan Phaolô II đã theo học sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tuyển sinh vào chương trình mới bắt đầu vào ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Gioan Phaolô II. George Weigel là một trong các giáo sư của chương trình này.

Phát biểu với giới truyền thông Ba Lan, Weigel cho biết: “ Tôi háo hức trở thành một phần của sáng kiến quan trọng này, tôi hy vọng sẽ giúp các sinh viên 'nhìn' thế giới qua những ý tưởng và lời dạy của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thay vì chỉ nhìn ngài như một con người gương mẫu”.

“Tất nhiên, ngài rất gương mẫu, nhưng ngài cũng đã có một phân tích sâu sắc về cuộc khủng hoảng của nền văn minh ngày nay, và phân tích đó đáng được nghiên cứu kỹ lưỡng”.


Source:Catholic News Agency

2. Một linh mục Miến Điện thuộc giáo phận Banmaw bị quân đội bắt giữ

Quân đội Miến Điện đã bắt giữ linh mục Labang Lar Di, một linh mục Công Giáo từ giáo phận Banmaw.

Theo thông tin được xác nhận với thông tấn xã Fides bởi Giáo hội địa phương, vị linh mục này đã bị bắt vào ngày 14 tháng 5 khi đang trên đường đến thành phố Myitkyina, nơi ngài đến quyên góp cho việc hỗ trợ các gia đình nghèo thất nghiệp và những người đang tham gia vào phong trào phản đối cuộc đảo chính quân sự diễn ra ở Miến Điện vào ngày 1 tháng 2. Theo những người thân cận với ngài, vị linh mục đã giúp đỡ nhiều thường dân. Ngài đã hỗ trợ và mang các viện trợ nhân đạo đến cho những người xuống đường hoặc tham gia bằng cách này hay cách khác trong cuộc biểu tình ôn hòa, hoạt động trên tinh thần đoàn kết và bác ái Kitô giáo. Tin tức về vụ bắt giữ linh mục, ngay lập tức lan truyền trên mạng xã hội, đã tạo ra phản ứng từ xã hội dân sự và Giáo Hội Miến Điện, đồng thời đánh dấu một bước nữa trong bạo lực quân sự, sau những trò đe dọa các nhân viên Công Giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Theo một số báo cáo, vị linh mục này đã được trả tự do nhưng giáo xứ Banmaw đã phủ nhận tin đồn về việc ngài được thả. Nhiều linh mục, nam và nữ tu sĩ trên khắp đất nước tiếp tục giúp đỡ những người dân không nơi nương tựa và không có khả năng tự vệ, nghèo khổ hoặc thất nghiệp, bằng cách cung cấp cho họ viện trợ nhân đạo và tiếp tế lương thực. Dịch vụ này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nhiều chuyên gia và công nhân ở Miến Điện, những người có công việc quan trọng đối với nền kinh tế đất nước, đang dẫn đầu Phong trào Bất tuân dân sự chống lại chính quyền quân phiệt. Các nhân viên y tế và bác sĩ, chủ ngân hàng, luật sư, giáo viên, kỹ sư, công chức trên khắp đất nước đã kêu gọi quân đội khôi phục các thể chế dân chủ bằng cách từ chối trở lại làm việc. Zwe Min Aung, bác sĩ phẫu thuật ở Naypyidaw giải thích rằng “cuộc tẩy chay đặc biệt này không có người lãnh đạo mà được sinh ra một cách tự phát từ bên dưới, nhằm phản đối một cách ôn hòa và bất bạo động”, diễn ra và lan truyền chủ yếu nhờ mạng xã hội. Để đối phó với tất cả những điều này, chính quyền quân sự vào ngày 16 tháng 5 đã sa thải hơn 150,000 giáo viên từ các trường học ở tất cả các cấp, từ tiểu học đến đại học, bắt giữ tổng cộng 10,000 nhân viên dân sự trên khắp đất nước.

Kể từ ngày 1 tháng 2, quân đội đã bắt giữ hàng trăm thành viên của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2020, do nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi lãnh đạo, người cũng đang bị bắt giữ. Giáo phận Công Giáo Banmaw, có 34,000 người Công Giáo, nằm ở bang Kachin, phía đông bắc Miến Điện.
Source:Fides

3. Hàng nghìn thứ trong nhà thờ Công Giáo lịch sử ở đầu phía tây của Louisville bị phá hoại

Một nhà thờ Công Giáo lịch sử ở đầu phía tây của Louisville đã bị phá hoại vào đêm thứ Sáu rạng ngày thứ Bẩy. Kẻ gian còn để lại một lá thư hăm dọa với những lời lẽ đáng lo ngại.

Bob Frazier, quản trị viên của Nhà thờ Chúa Kitô Vua, đã rất thất vọng sau khi phát hiện ra vụ phá hoại.

“Đây là loại phá hoại xảy ra tại một thời điểm quá sức tồi tệ và nguy hiểm hơn bất cứ lúc nào”, Frazier nói.

Việc phá hoại nhà thờ không phải là điều mới mẻ trên Vành đai Kinh thánh của Hoa Kỳ, nhưng nó là điều mới mẻ đối với ngôi nhà thờ trên đường 44 South.

Frazier cho biết vụ phá hoại sẽ tốn hàng nghìn đô la để sửa chữa, nhưng những lời hăm dọa rõ ràng đã khiến anh lo lắng.

“Ngôn ngữ ghi trong một cánh cửa của chúng tôi khiến cá nhân tôi rất băn khoăn, trong tư cách là người quản lý giáo xứ dưới sự lãnh đạo của cha sở của chúng tôi... và ngài quan tâm đến sự an toàn của tôi”, Frazier nói.

Dòng chữ chửi thề được chạm khắc sâu, xuyên qua các lớp sơn. Đội bảo trì của nhà thờ đã phải cố gắng che phủ vào hôm thứ Bảy.

Ít nhất bốn phòng bị hư hại. Bên trong những căn phòng và hội trường anh chị em giáo dân tìm thấy một cái búa và một viên gạch được cho là dùng để đột nhập từ tầng hầm.

Ngoài ra còn có các mảnh kính rơi vãi khắp các phòng và cửa ra vào, cũng như những cặn bã từ ít nhất ba bình chữa cháy.

“Họ bắn tung toé Coca-Cola ở khắp mọi nơi”, Frazier vừa nói vừa đi qua tấm kính vỡ.

Thật trùng hợp, Frazier cho biết sự việc xảy ra sau báo cáo của WDRB News về việc nước của giáo xứ bị cắt, vì trong nhiều tháng, giáo xứ không hề nhận được hóa đơn.

Nước đã được bật trở lại.

“Chúng tôi không biết liệu điều này có liên quan gì đến vụ phá hoại này không”, Frazier nói, “nhưng thật không may và thật kỳ lạ là điều này diễn ra 48 giờ sau khi chúng tôi trải qua tất cả những rắc rối về chuyện bị cắt nước; và đồng thời Công ty Nước Louisville vẫn đang tiến hành điều tra xem điều gì đã xảy ra”.

Bất chấp tội ác này, Frazier cho biết giáo xứ đang hướng đến việc kỷ niệm một trăm năm vào năm 2028.
Source:WDRB

4. Ðức Thánh Cha hỗ trợ 20 ngàn euro cho một trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Ấn Ðộ

Ðức Thánh Cha trao tặng 20 ngàn euro cho hội nghị “Marathon về tình liên đới” do Ðại học Công Giáo ở Roma và Trung tâm Liên đới Quốc tế của Ðại học tổ chức, nhằm gây quỹ cho Trung tâm Shanti Ashram ở Ấn Ðộ, một trung tâm quốc tế về phát triển, nghiên cứu và hợp tác.

Ðức Hồng Y Konrad Krajewski, Chánh sở Từ thiện của Ðức Thánh Cha đã công bố việc trao tặng này sau một hội nghị trực tuyến quốc tế gồm các bác sĩ phụ khoa và nhi khoa vào thứ Bảy, nhằm quyên góp 60 ngàn euro cho Trung tâm Shanti Ashram. Hiện tại, qua việc hỗ trợ y tế và đào tạo việc làm cho phụ nữ, trung tâm trợ giúp cho 50 ngàn trẻ em và gia đình các em ở các ngôi làng xung quanh thành phố Coimbatore, thuộc bang Tamil Nadu.

Cuộc gây quỹ “Marathon vì tình liên đới” được tổ chức bởi giáo sư Antonia Testa, giáo sư về sản phụ khoa tại Ðại học Công Giáo ở Roma. Giáo sư Testa cho biết, cách đây hai năm, trong một chuyến đi đến Ấn Ðộ, giáo sư đã gặp chủ tịch Trung tâm Shanti Ashram, bác sĩ nhi khoa Kezevino Aram. Và vào tháng Giêng, bác sĩ Kezevino đã liên lạc với giáo sư để yêu cầu giúp đỡ, vì sau tám tháng bị phong tỏa, mọi nguồn lực của Trung tâm đã cạn kiệt và chưa bao giờ Trung tâm ở trong tình trạng khó khăn như lúc này. Bác sĩ đang cố gắng tìm sự hỗ trợ kinh tế để trang trải chi phí cho Trung tâm cho thời gian tới.

Giáo sư Testa giải thích: “Ðể giúp bác sĩ, tôi quyết định mời gọi các đồng nghiệp và doanh nghiệp tham gia 'Marathon vì tình liên đới', một sự kiện trực tuyến kéo dài khoảng 10 giờ với đặc điểm là đối thoại và chia sẻ kinh nghiệm. Khoảng 20 đồng nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực này, đã chấp nhận dự án để hỗ trợ sự phát triển của các cộng đồng Ấn Ðộ trong cuộc khủng hoảng đại dịch này, vốn ngày càng trở nên trầm trọng hơn do sự gia tăng theo cấp số nhân của các ca nhiễm và tử vong ở Ấn Ðộ kể từ cuối tháng Hai”.

Sự kiện hôm thứ Bảy đã quyên góp được gần 40 ngàn euro, thiếu rất nhiều so với mục tiêu đặt ra. Nhưng trong một cuộc điện thoại bất ngờ sau hội nghị, Ðức Hồng Y Krajewski nói với giáo sư Testa rằng Ðức Thánh Cha đã quyết định trao tặng 20 ngàn euro, giúp Trung tâm Shanti Ashram để có thể tiếp tục hoạt động bác ái ở Ấn Ðộ.
Source:Vatican News
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.