www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
09:47 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 78

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 71


Hôm nayHôm nay : 8028

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 835722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19056917

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Tông Du Kazakhstan: Vài nét về đất nước và Giáo hội tại Kazakhstan. ĐTC cử hành Lễ Suy Tôn Thánh Giá

Thứ năm - 15/09/2022 19:54
Tin thế giới

Tin thế giới

Kazakhstan được độc lập năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã. Trong thập niên 1990 và sau đó, quyền bính tại nước này dần dần tập trung trong tay Tổng thống Nursultan Nazarbayev, một cựu công chức của chế độ Xô Viết. Ông cai quản Kazakhstan cho đến năm 2019, thì nhường quyền cho Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev hiện nay.
1. Vài nét về đất nước và Giáo hội tại Kazakhstan

Kazakhstan là một lãnh thổ rộng lớn, với hai triệu 970.000 cây số vuông, đứng thứ chín trên thế giới về diện tích, gấp tám lần Việt Nam. Nước này bị sáp nhập vào Nga hồi thế kỷ XVIII, dưới thời Nga Hoàng Catarina Đại Đế. Bà gửi các linh mục Công Giáo đến làm việc mục vụ cho các tín hữu công nhân người Đức và Hòa Lan đến khai phá vùng này. Được độc lập ngày 16 tháng Mười Hai năm 1991, sau khi đế quốc Liên Xô tan rã, lãnh thổ Kazakhstan ngày nay chỉ có gần 19 triệu dân cư thuộc 150 sắc dân khác nhau, trong đó 63% là người Kazaki bản xứ, 24% là người Nga và 2% là người Ukraine.



Tuy chính phủ hiện nay muốn dành ưu tiên cho người Kazaki và ngôn ngữ này, nhưng cho đến nay, chỉ có 2% dân số tại Kazakhstan nói tiếng kazaki, và tất cả đều sử dụng tiếng Nga.

Kazakhstan được độc lập năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã. Trong thập niên 1990 và sau đó, quyền bính tại nước này dần dần tập trung trong tay Tổng thống Nursultan Nazarbayev, một cựu công chức của chế độ Xô Viết. Ông cai quản Kazakhstan cho đến năm 2019, thì nhường quyền cho Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev hiện nay.

Về mặt tôn giáo, Kazakhstan có khoảng 70% dân số là tín hữu Hồi giáo, và Kitô giáo chiếm 26%, trong đó đa số thuộc Chính thống Nga. Cũng có 3% không thuộc tôn giáo nào.

Số tín hữu Công Giáo tại Kazakhstan chỉ có khoảng 125.000 người, với một Tổng giáo phận Astana-Nur-Sultan, hai giáo phận thuộc hạt là Almaty và Karaganda, và miền Giám quản Tông tòa Atyrau, tổng cộng có 81 giáo xứ, 146 trung tâm mục vụ. Nhân sự của Giáo hội gồm sáu giám mục, 78 linh mục giáo phận và 26 linh mục dòng, 5 tu huynh và 133 nữ tu. Cũng có 18 thừa sai giáo dân và 50 giáo lý viên.

Số tín hữu Công Giáo tại đây quá một nửa là người gốc Ba Lan, phần còn lại là người gốc Ý, Đức, Tây Ban Nha, v.v.

Tuy là thiểu số, nhưng các tín hữu Công Giáo đã hiện diện từ thế kỷ XIII tại nước này, và máu các vị tử đạo đã tưới gội tại đây, nhất là trong thế kỷ XX. Trong số các vị tử đạo được Tòa Thánh tôn phong chân phước, hồi cuối tháng Sáu năm 2001, đặc biệt có một giám mục và một linh mục bị giam và chết rũ tù trong các nhà giam gần thành phố Karaganda, mạn trung Kazakhstan, đó là Đức Tổng Giám Mục Budka và cha Zaricki.

2. Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh lễ tại Nur-Sultan



Theo tin Tòa Thánh, vào lúc 16 giờ 45 ngày 14 tháng 9, 2022, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh lễ đại trào tôn vinh Thánh Giá, tại Khu vực Tiển lãm ở thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan. Dù người Công Giáo của nước này chỉ chiếm 1% dân số 19 triệu người, rất đông đã lũ lượt tới tham dự Thánh lễ này.

Trong Thánh lễ này, Đức Giáo Hoàng trình bầy với anh chị em tín hữu đường lối mầu nhiệm Chúa dùng xử lý với tội lỗi của chúng ta: mở cho chúng ta một chân trời mới. Sau đây là nguyên văn bài giảng của ngài, dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh.
Thập giá là cái giá của sự chết. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta cử hành việc tôn vinh thập giá Chúa Kitô, vì trên cây gỗ của nó, Chúa Giêsu đã tự mình gánh lấy mọi tội lỗi và điều ác của thế giới chúng ta, và đánh bại chúng bởi tình yêu của Người. Đó là lý do tại sao chúng ta cử hành ngày Lễ hôm nay. Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe cho chúng ta thấy việc tương phản rắn cắn với rắn cứu đã diễn ra như thế nào. Chúng ta hãy cùng nhau suy gẫm về hai hình ảnh này.

Đầu tiên, rắn cắn. Những con rắn này đã tấn công những người, một lần nữa, rơi vào tội nói chống lại Thiên Chúa. Việc nói chống lại Thiên Chúa như vậy không phải chỉ là việc càu nhàu và phàn nàn; ở bình diện sâu xa hơn, đó là dấu hiệu cho thấy trong lòng họ, dân Israel đã đánh mất lòng tin của họ vào Người và vào các lời hứa của Người. Khi dân Thiên Chúa băng qua sa mạc để đến miền đất hứa, họ ngày càng mệt mỏi và không còn sức chịu đựng cuộc hành trình nữa (xem Dân số 21: 4). Họ trở nên chán nản; họ mất hy vọng, và đến một điểm nào đó, thậm chí họ dường như còn quên cả lời hứa của Thiên Chúa. Thậm chí họ còn thiếu cả sức mạnh để tin rằng chính Chúa đang hướng dẫn họ đến một vùng đất dư thừa.

Không phải chuyện tình cờ khi không còn tin tưởng vào Thiên Chúa nữa, thì dân đã bị rắn độc cắn. Chúng ta nhớ đến con rắn đầu tiên được đề cập trong Kinh thánh, trong Sách Sáng thế: kẻ cám dỗ, kẻ đã đầu độc trái tim của Ađam và Evà và khiến họ nghi ngờ Thiên Chúa. Ma quỷ, dưới hình dạng một con rắn, đã lừa họ và gieo mầm ngờ vực trong họ, thuyết phục họ rằng Thiên Chúa không tốt, và thậm chí còn ghen tị với tự do và hạnh phúc của họ. Giờ đây, trong sa mạc, rắn xuất hiện trở lại, lần này là “rắn lửa” (câu 6). Nói cách khác, tội nguyên tổ trở lại: dân Israel nghi ngờ Thiên Chúa; họ không tin tưởng Người; họ phàn nàn và họ nổi loạn chống lại Đấng đã cho họ sự sống, và vì vậy họ gặp cái chết của họ. Đó là chỗ để những trái tim không tin tưởng kết thúc!

Anh chị em thân mến, phần đầu tiên của bài tường thuật này yêu cầu chúng ta xem xét kỹ những khoảnh khắc trong đời sống bản thân và cộng đồng của chúng ta khi sự tin cậy của chúng ta vào Chúa và người khác đã không còn. Biết bao lần chúng ta đã trở nên khô khan, chán nản và thiếu kiên nhẫn trong sa mạc bản thân của mình và đánh mất mục tiêu cuộc hành trình của mình! Ở đây cũng vậy, trên đất nước rộng lớn này, có một sa mạc. Dù với tất cả vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời của nó, nó vẫn có thể nhắc nhở chúng ta về sự mệt mỏi và khô cằn mà chúng ta đôi khi mang trong lòng. Những giây phút mệt mỏi và thử thách, khi chúng ta không còn đủ sức để nhìn lên Chúa. Các tình huống trong cuộc sống của chúng ta khi, với tư cách cá nhân, với tư cách Giáo hội và xã hội, chúng ta có thể bị cắn bởi con rắn của sự ngờ vực, bị đầu độc bởi sự vỡ mộng và tuyệt vọng, bi quan và cam chịu, và chỉ chăm chăm vào bản thân, thiếu tất cả nhiệt tình.

Ấy thế nhưng, vùng đất này đã trải qua những "vết cắn" đau đớn khác trong lịch sử của nó. Tôi nghĩ tới những con rắn hung hãn bạo lực, của vô thần bách hại và tất cả những khoảng thời gian khó khăn khi quyền tự do của con người bị đe dọa và nhân phẩm của họ bị xúc phạm. Chúng ta nên giữ cho ký ức về những đau khổ đó sống động và không quên những khoảnh khắc nghiệt ngã nào đó; nếu không, chúng ta có thể coi chúng như nước chẩy dưới cầu và nghĩ rằng bây giờ, một lần và mãi mãi, chúng ta đang đi đúng đường. Không. Hòa bình không bao giờ đạt được một lần và mãi mãi; giống như sự phát triển toàn diện, công bằng xã hội và sự chung sống hài hòa của các dân tộc và truyền thống tôn giáo khác nhau, nó cần được phục hồi mỗi ngày. Đòi hỏi mọi người phải cam kết nếu Kazakhstan muốn tiếp tục phát triển trong “tình huynh đệ, đối thoại và hiểu biết… xây dựng những nhịp cầu liên đới và hợp tác với các dân tộc, quốc gia và nền văn hóa khác” (Thánh Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Lễ đón tiếp, ngày 22 tháng 9 Năm 2001). Tuy nhiên, ngay cả trước đó, chúng ta cần phải đổi mới đức tin của mình vào Chúa: nhìn lên trên, nhìn vào Người và học hỏi từ tình yêu phổ quát và bị đóng đinh của Người.

Và vì vậy chúng ta đến với hình ảnh thứ hai: con rắn cứu. Khi dân chúng đang chết vì rắn lửa, Thiên Chúa nghe lời cầu bầu của Môsê và nói với ông: “Hãy làm một con rắn lửa và đặt nó trên một cây sào. Nếu ai bị nó cắn mà nhìn vào, thì sẽ được sống ”(Ds 21: 8). Và quả thật, “nếu ai bị rắn cắn, thì nhìn con rắn đồng mà sống” (câu 9). Tuy nhiên, chúng ta có thể hỏi: Tại sao Thiên Chúa không đơn giản tiêu diệt những con rắn độc đó thay vì đưa ra những chỉ dẫn chi tiết này cho Môsê? Cách hành động của Thiên Chúa cho chúng ta thấy cách Người đối phó với điều ác, tội lỗi và sự ngờ vực của nhân loại. Lúc đó, cũng như bây giờ, trong trận chiến tâm linh vĩ đại kéo dài suốt lịch sử, Thiên Chúa không hủy diệt những thứ thấp hèn và vô giá trị mà đàn ông và đàn bà chọn theo đuổi. Rắn độc không biến mất; chúng luôn ở đó, nằm chờ, sẵn sàng cắn xé. Rồi điều gì đã thay đổi, Chúa làm gì?

Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Tin Mừng: “Như Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3: 14-15). Đây là sự thay đổi mang tính quyết định: con rắn cứu rỗi đã đến giữa chúng ta. Chúa Giêsu, đã được nâng lên trên cây thập giá, không cho phép những con rắn độc tấn công chúng ta để gây cái chết cho chúng ta. Đương đầu với sự khốn cùng của chúng ta, Thiên Chúa ban cho chúng ta một chân trời mới: nếu chúng ta cứ chăm chăm nhìn vào Chúa Giêsu, thì nọc độc của sự dữ không còn chiến thắng được chúng ta nữa, vì trên thập giá, Người đã tự mình mang lấy nọc độc của tội lỗi và sự chết, và đè bẹp sự hủy diệt sức mạnh của chúng. Đó là phản ứng của Đức Chúa Cha đối với sự lây lan của sự dữ trên thế giới: Người đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu, Đấng đến gần chúng ta một cách mà chúng ta không bao giờ có thể tưởng tượng được. “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta” (2Cr 5:21). Đó là sự vĩ đại vô hạn của lòng thương xót thần linh: Chúa Giêsu “trở nên tội lỗi” vì chúng ta. Chúng ta có thể nói Chúa Giêsu trên thập giá “đã trở thành một con rắn”, để khi nhìn chằm chằm vào Người, chúng ta có thể chống lại những vết cắn độc của những con rắn độc ác tấn công chúng ta.

Thưa anh chị em, đây là con đường, con đường dẫn đến sự cứu rỗi của chúng ta, sự tái sinh và sự phục sinh của chúng ta: nhìn Chúa Giêsu bị đóng đinh. Từ đỉnh cao của thập giá, chúng ta có thể nhìn cuộc sống của chúng ta và lịch sử của các dân tộc của chúng ta một cách mới mẻ. Vì từ thập giá của Chúa Kitô, chúng ta học được tình yêu thương, chứ không phải lòng hận thù; lòng cảm thương, chứ không phải sự thờ ơ; tha thứ chứ không phải báo thù. Vòng tay dang rộng của Chúa Giêsu là vòng tay của tình yêu dịu dàng mà Thiên Chúa muốn ôm chúng ta vào lòng. Chúng cho chúng ta thấy tình yêu thương huynh đệ mà chúng ta được kêu gọi dành cho nhau và cho mọi người. Chúng chỉ cho chúng ta con đường, con đường Kitô giáo. Đó không phải là con đường áp đặt và cưỡng bức, của quyền lực và địa vị; nó không bao giờ vung thập giá của Chúa Kitô chống lại anh chị em của chúng ta, những người mà Người đã hiến mạng sống mình cho! Con đường của Chúa Giêsu, con đường cứu rỗi thì khác: đó là con đường của một tình yêu khiêm nhường nhưng không và phổ quát, không có những chữ “nếu”, “và” hay “nhưng”.

Đúng thế, vì trên gỗ thập giá, Chúa Kitô đã loại bỏ nọc độc khỏi con rắn dữ. Như thế, là một Kitô hữu, có nghĩa là sống không có nọc độc: không cắn xé lẫn nhau, không phàn nàn, đổ lỗi và đánh sau lưng, không gieo rắc điều ác, không làm ô nhiễm trái đất bằng tội lỗi và không tin tưởng vốn phát xuất từ tên ác. Thưa anh chị em, chúng ta đã được tái sinh từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa Giêsu bị đóng đinh. Xin cho chúng con được thoát khỏi chất độc của sự chết (xem Kn 1:14), và cầu xin nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng con càng được trở nên Kitô hữu trọn vẹn hơn bao giờ hết: thành các nhân chứng vui tươi của cuộc sống mới, của tình yêu và hòa bình.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.