www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
05:33 EDT Thứ năm, 25/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 74


Hôm nayHôm nay : 3121

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 578260

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19724455

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Tổng thống lại ra là người đã ra tay đối với các cha Dòng Tên. Giáo Hội Công Giáo đau khổ ở Ukraine

Thứ sáu - 04/03/2022 00:31
Tin thế giới

Tin thế giới

Vào ngày 16 tháng 11 năm 1989, một đơn vị biệt kích tinh nhuệ đã giết chết sáu linh mục - năm người Tây Ban Nha và một người Salvador - cùng với quản gia của họ và con gái của người quản gia trong cư xá của các linh mục. Những kẻ giết người cố gắng làm cho vụ thảm sát có vẻ như được thực hiện bởi những người du kích cánh tả.
1. Cựu tổng thống El Salvador bị buộc tội về vụ thảm sát sáu linh mục Dòng Tên năm 1989

Alfredo Cristiani và các cựu sĩ quan quân đội phải đối mặt với phiên tòa trong một quá trình dài để đưa những kẻ chủ mưu vụ giết người ra trước công lý

Các công tố viên ở El Salvador đã buộc tội cựu tổng thống Alfredo Cristiani về vụ thảm sát năm 1989 giết chét sáu linh mục Dòng Tên, và đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế.


Các công tố viên cũng đã công bố cáo buộc chống lại hàng chục người khác, bao gồm cả các cựu sĩ quan quân đội, về vụ thảm sát. Danh sách các cáo buộc xem ra sẽ bao gồm những kẻ giết người, khủng bố và âm mưu.

Bộ trưởng Tư pháp, Rodolfo Delgado, đã viết trên tài khoản Twitter của mình rằng văn phòng của ông “quyết tâm truy đuổi những người bị buộc tội đã ra lệnh cho sự kiện đáng tiếc và bi thảm này”.

Cựu tổng thống, người đã phục vụ từ năm 1989 đến năm 1994, đã phủ nhận bất kỳ dính líu hoặc biết về kế hoạch giết các linh mục.

Vào ngày 16 tháng 11 năm 1989, một đơn vị biệt kích tinh nhuệ đã giết chết sáu linh mục - năm người Tây Ban Nha và một người Salvador - cùng với quản gia của họ và con gái của người quản gia trong cư xá của các linh mục. Những kẻ giết người cố gắng làm cho vụ thảm sát có vẻ như được thực hiện bởi những người du kích cánh tả.

Những nỗ lực ở El Salvador để điều tra và truy tố những kẻ chủ mưu của các vụ giết người trong cuộc nội chiến của đất nước đã bị khựng lại sau khi lệnh ân xá năm 1993 được ban bố sau chiến tranh. Tuy nhiên, các hoạt động pháp lý lại rộ lên sau khi Tối Cao Pháp Viện tuyên bố lệnh ân xá này là vi hiến vào năm 2016.

Cuộc điều tra đã bị đình chỉ khi các sĩ quan quân đội kháng cáo vụ việc lên tòa án tối cao vào năm 2019. Nhưng vào tháng Giêng, tòa án đã ra lệnh mở lại cuộc điều tra.

Chín thành viên của quân đội ban đầu bị đưa ra xét xử, nhưng một tòa án đã miễn tội cho bảy người trong số họ. Hai sĩ quan đã thụ án ngắn hạn nhưng được trả tự do vào năm 1993 theo lệnh ân xá.

Sau khi tòa án tối cao phát hiện lệnh ân xá vi hiến, một thẩm phán đã ra lệnh cho một trong những sĩ quan đó, Đại tá Guillermo Benavides, trở lại nhà tù nơi anh ta vẫn đang ở đó.

Trong khi vụ án bị đình trệ tại quê nhà, một tòa án Tây Ban Nha vào năm 2020 đã kết án cựu Đại tá Salvador Col Inocente Orlando Montano 133 năm tù vì tội giết các linh mục.

Tòa án gọi vụ thảm sát là “khủng bố nhà nước” được thực hiện bởi các nhóm lợi ích quyền lực, bao gồm cả Cristiani, nhằm “giữ các vị trí đặc quyền của họ trong các cơ cấu quyền lực”.
Source:The Guardian

2. Xung đột Ukraine: Người Công Giáo ở Rome cầu nguyện cho hòa bình

Những người Công Giáo sống ở Rôma đã họp nhau vào hôm thứ Sáu để cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine.

Ngôi thánh đường nhỏ kính hai thánh Sergius và Bacchus đã chật kín đến mức tràn ngập ra bên ngoài trong buổi kinh chiềuvào tối ngày 25 tháng 2, một ngày sau khi Nga tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Một số người tham dự buổi lễ là những người qua đường đã chú ý đến ngôi thánh đường Ukraine và dừng lại để cầu nguyện chung với cộng đoàn mà quê hương họ đang chịu nhiều thử thách.

Nhà thờ là giáo xứ ở Rôma của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương kể từ năm 1970. Nhà thờ có một bản sao của một bức tượng linh thiêng của Ukraine, Đức Mẹ Zyrowice.

Có ba giáo xứ Công Giáo Ukraine ở Rôma, cũng như các nhà thờ khác có các Lễ nghi phụng vụ ngày Chúa nhật bằng tiếng Ukraine.

Đức Hồng Y Angelo De Donatis, đại diện cho Giáo phận Rôma, đã khai mạc buổi cầu nguyện bằng một bài diễn văn ngắn.

“Chúng ta ở đây để cầu xin Chúa, với tất cả sức mạnh của Người, ban cho chúng ta sự bình an”

Vào cuối giờ Kinh Chiều, Đức Cha Dionisio Paulo Lachovicz, thuộc Giáo Hội Công Giáo Ukraine tại Ý, đã phát biểu trước cộng đoàn.

Đức Ông Pierpaolo Felicolo, từ văn phòng nhập cư giáo phận Rôma, cho biết cộng đồng người Ukraine “là một cộng đồng chăm chỉ, tích cực đồng hành cùng người già, trong công việc gia đình và mọi người đều ở đây với triển vọng có thể giúp đỡ những người thân đang ở lại Ukraine”.

“Mối quan tâm có thể nhìn thấy và sờ thấy, bởi vì mọi người đều có thành viên gia đình và bạn bè đang chiến đấu hoặc tị nạn trong các ga tàu điện ngầm,” Cha Felicolo nói.

Theo Giáo phận Rôma, Cha Taras Ostafiiv, cha sở của nhà thờ hai thánh Sergius và Bacchus, cho biết nhà thờ “mở cửa từ 6:30 sáng cho đến tối muộn và nhiều người đến ngay cả khi nghỉ làm để dâng lên một lời cầu nguyện. Mọi người đều liên lạc chặt chẽ với gia đình của họ, những người đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh khủng khiếp này”.

Olga, một người mẹ có một đứa con nhỏ, và đang mang thai đứa con khác, nói: “Chúng tôi đang cầu nguyện, bởi vì chúng tôi có thể làm gì khác?”

Olga muốn trở lại Ukraine trong năm nay để gần gũi với gia đình hơn. “Nhưng bây giờ…” cô hạ giọng nói nhỏ và thở dài.

Cô cho biết đã không ngủ suốt đêm và nhận được nhiều tin nhắn từ gia đình và bạn bè đang cố gắng trốn khỏi Ukraine.

Một số người thân trong gia đình của cô ở gần biên giới phía tây với Ba Lan. Các thành viên khác trong gia đình ở trung tâm đất nước đang cố gắng chạy về miền tây Ukraine, nơi được cho là an toàn hơn.
Source:Catholic News Agency

3. Những điều cần biết về Giáo Hội Công Giáo ở Ukraine

Mặc dù phần lớn dân số Ukraine theo Chính thống giáo phương Đông, nhưng người Công Giáo là một trong số những người đang phải chịu đựng những đau khổ trong bối cảnh Nga xâm lược đất nước. Quân đội Nga đã tiến vào Ukraine tại một số điểm hôm thứ Năm, và các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu quân sự và các thành phố cũng đã được báo cáo.

Dưới đây là những điều cần biết về dân số Công Giáo của Ukraine:

Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương

Khoảng 9 phần trăm người Ukraine là Công Giáo Đông phương, có nghĩa là họ là những người Công Giáo thuộc các Giáo Hội theo nghi thức Byzantine. Phần lớn trong số này là một phần của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, được lãnh đạo bởi Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuck của Tòa Giám Mục Kiev-Halych.

Nghi thức Byzantine cử hành phụng vụ theo hình thức được sử dụng bởi các Giáo hội Chính thống Đông phương, thường là dùng Phụng vụ Thánh của Thánh Gioan Kim Khẩu

Người Công Giáo Đông phương Ukraine tập trung ở các vùng phía tây của đất nước giáp với Ba Lan, đặc biệt là Lviv. Tuy nhiên, có 16 giáo phận hoặc miền giám quản tông tòa của Giáo hội trên khắp đất nước, bao gồm cả ở Crimea, Luhansk và Donetsk.

Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine bắt nguồn từ thời kỳ Ki-tô hóa Kievan Rus vào thế kỷ thứ 10. Cả ba quốc gia Ukraine, Nga và Belarus đều tuyên bố Kievan Rus là căn cội của mình. Sự kiện đó cũng hình thành cội nguồn của Giáo Hội Chính thống Nga, Giáo Hội Chính thống Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, và Giáo Hội Chính thống Ukraine.

Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine cũng có cộng đồng người hải ngoại, với sự hiện diện khá lớn ở Hoa Kỳ, Canada, Ba Lan và Brazil, và các cộng đồng nhỏ hơn ở những nơi khác ở Âu Châu, Á Căn Đình và Úc.

Người Công Giáo theo nghi thức Latinh

Cũng có một hệ thống phẩm trật theo nghi thức Latinh, hoặc Rôma, ở Ukraine, với khoảng 1 phần trăm dân số. Họ cũng tập trung ở phía tây của đất nước, với sáu giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Lviv, và có quan hệ văn hóa với Ba Lan và Hung Gia Lợi.

Các Giáo Hội khác

Ukraine cũng là quê hương của Công Giáo Ruthenia trong giáo phận Mukachevo, và Công Giáo Armenia trong tổng giáo phận Lviv.

Giáo Hội Công Giáo Ruthenia cũng sử dụng nghi thức Byzantine, và nằm ở trung tâm của một vùng giáp với bốn nước láng giềng phía tây của Ukraine. Có gần 320,000 người Công Giáo trong giáo phận Mukachevo, là những người được chăm sóc bởi khoảng 300 linh mục.

Có một tổng giáo phận Công Giáo Armenia ở Lviv, mặc dù tổng giáo phận đã bị trống tòa kể từ Thế chiến II. Người Công Giáo Armenia ở Ukraine có số lượng rất ít, và thường được giao cho các linh mục của các Giáo Hội Công Giáo khác chăm sóc mục vụ.

Bách hại

Các Giáo Hội Công Giáo đã bị đàn áp nghiêm trọng ở Ukraine khi đất nước này còn là một phần của Liên bang Xô viết, và sự xung đột được lặp lại giữa Nga và Ukraine trong thập niên 2010 kéo theo lo ngại về xung đột giáo phái và bách hại.

Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine bị đặt ngoài vòng pháp luật dưới sự cai trị của Liên Xô, từ năm 1946 đến năm 1989, và Giáo Hội Công Giáo Ruthenia bị đàn áp vào năm 1949.

Năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea và các cuộc xung đột vũ trang ở các khu vực biên giới khác giữa lực lượng quân đội Ukraine, các nhóm phiến quân thân Nga và binh lính Nga, Sứ thần Tòa thánh tại Ukraine lúc đó đã cảnh báo về sự quay trở lại của cuộc bách hại vì sự bành trướng của Nga sang lãnh thổ Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục Thomas Gullickson cho biết: “Nguy cơ bách hại Giáo Hội Công Giáo Đông phương xảy ra ở mọi khu vực của Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục Gullickson là Sứ thần tại Ukraine từ năm 2011 đến năm 2015, và ngài nghỉ hưu vào năm 2020, ở tuổi 70.

Ngài cho biết vào tháng 9 năm 2014 với các giám đốc của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ “Mọi tuyên bố phát ra từ Điện Cẩm Linh gần đây đều để lộ rõ sự thù địch và bất khoan dung của Chính thống giáo Nga đối với người Công Giáo Đông phương gốc Ukraine”.

Ngài tuyên bố: “Không có lý do gì để loại trừ khả năng xảy ra một cuộc đàn áp toàn diện mới đối với Giáo Hội Công Giáo Đông phương-Ukraine như đã xảy ra vào năm 1946 với sự đồng lõa của các anh em Chính thống giáo và sự chúc lành của Mạc Tư Khoa”.

Nhiều giáo sĩ Công Giáo Rôma và Công Giáo Đông phương đã bị buộc phải rời khỏi Crimea sau khi vùng này bị sáp nhập. Cả Công Giáo Rôma và Đông phương đều gặp khó khăn trong việc đăng ký quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản của Giáo Hội và bảo đảm quyền cư trú hợp pháp cho các giáo sĩ của họ.

Dưới thời Liên Xô, 128 linh mục, giám mục và nữ tu của Giáo Hội Công Giáo Ruthenia đã bị đưa vào nhà tù hoặc bị đưa đi đày ở Siberia. Giáo phận Mukachevo có 36 linh mục tử vì đạo trong cuộc bách hại.

Chân phước Theodore Romzha đã là Giám mục Công Giáo Ruthenia của giáo phận Mukachevo trong ba năm trước khi ngài bị ám sát vào năm 1947 bởi NKVD theo lệnh của Nikita Khrushchev, người lúc đó là bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraine.

Chân phước Romzha nằm trong nhóm hơn 20 vị tử đạo người Ukraine của thế kỷ 20 đã được Thánh Gioan Phaolô II phong chân phước trong chuyến viếng thăm Ukraine năm 2001.
Source:Catholic News Agency
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.