www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
15:46 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 75

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 66


Hôm nayHôm nay : 13700

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 841394

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19062589

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Tôn Giáo

Video: Đức Thánh Cha thăm Dinh Độc Lập Philadelphia kêu gọi bảo vệ tự do tôn giáo

Thứ tư - 30/09/2015 15:48
Hoa Kỳ

Hoa Kỳ

Lúc 3 giờ 15 phút chiều 26 tháng 9, Đức Thánh Cha đã từ đại chủng viện thánh Carlo Borromeo đi xe tới Công viên lịch sử độc lập quốc gia để gặp gỡ cộng đoàn nói tiếng Tây Ban Nha và các người di cư khác.

Công viên lịch sử độc lập quốc gia rộng 22 hecta nằm bên trong thành phố Philadelphia và có nhiều đài kỷ niệm và dinh thự liên quan tới cuộc chiến tranh giành độc lập 1763-1783.

Hai đài kỷ niệm chính là Independence Hall và Liberty Bell Center. Independence Hall là dinh thự xây năm 1753, nơi đã diễn ra các cuộc thảo luận của Quốc hội lập hiến và công bố Tuyên ngôn độc lập ngày mùng 4 tháng 7 năm 1776 cũng như Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787. Dinh thự này nằm trong danh sách Gia tài nhân loại của UNESCO. Liberty Bell “Qủa chuông hòa bình” là một trong các biểu tượng của nền Độc Lập Hoa Kỳ. Chuông được đúc tại Luân Đôn năm 1752 với hàng chữ. “Hãy công bố năm ân xá cho mọi người sống trong xứ” (Lv 25.10) và được đặt tại Toà.



Nhà Quốc Gia Philadelphia, hồi đó là thủ đô tạm của Hoa Kỳ. Chuông được đánh lên để tụ họp các nhà làm luật vào đầu các phiên họp quốc hội, và để quy tụ dân chúng trong các cuộc hội họp công cộng. Sau khi được đúc lại chuông được các hiệp hội tranh đấu cho quyền bầu cử của nữ giới dùng, và trong thời chiến tranh lạnh hồi thập niên 1960 trở thành nơi tụ họp của các phong trào chủ hòa. Chuông cũng đã được đem đi triển lãm tại nhiều nơi trên thế giới, và năm 2003 được để trong trung tâm xây cất cho mục đích này.

Xe díp chở Đức Thánh Cha đã đi một vòng để ngài chào dân chúng. Hai Tổng Giám Mục Gomez và Miller cùng với 5 đại diện cuộc gặp gỡ đã giới thiệu lên Đức Thánh Cha sách Thánh Kinh Công Giáo cho gia đình và cho giới trẻ và Thánh Giá cuộc gặp gỡ để ngài làm phép. Chúng sẽ thánh du trong mọi tiểu bang Hoa Kỳ để chuẩn bị cho các đại hội gia đình trên bình diện quốc gia của cộng đoàn nói tiếng Tây Ban Nha. Các cuộc gặp gỡ này đã được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ khởi xướng hồi năm 1972 để khích lệ các cộng đoàn nói tiếng Tây Ban Nha trở thành các tác nhân trong cuộc sống của Giáo Hội Hoa Kỳ. Sau các đại hội năm 1977 và 1985, đại hội lần thứ 4 năm 2000 đã đem lại các kết quả tốt đẹp, vi thế nó được trải rộng kinh nghiệm ra cho các sắc dân và các nền văn hóa khác. Đại hội lần thứ 5 sẽ được triệu tập vào năm 2017.

Ngỏ lời với mọi người trong buổi gặp gỡ với đề tài “Tự do tôn giáo” Đức Thánh Cha nói:

Các bạn thân mến, một trong các cao điểm chuyến viếng thăm của tôi là tại đây, trước Independence Mall, là nơi sinh ra Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Chính tại nơi đây các quyền tự do xác định đất nước này đã được công bố lần đầu tiên. Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định rằng tất cả mọi người nam nữ đều đã được dựng nên bình đẳng, được Đấng Tạo Hóa ban cho vài quyền bất khả nhượng, và các chính quyền hiện hữu để che chở và bảo vệ các quyền bất khả nhượng đó. Các lời rúng động này tiếp tục gợi hứng cho chúng ta ngày nay cũng như chúng đã gợi hứng cho các dân tộc khác trên toàn thế giới với mục đích chiến đấu cho quyền tự do sống phù hợp với phẩm giá của họ.

Nhưng lịch sử cũng cho thấy rằng, cũng giống như mọi chân lý, nó cần được liên lỉ tái khẳng định, biến thành của riêng và bảo vệ. Lịch sử của quốc gia này cũng là lịch sử của một nỗ lực liên lỉ cho tới nay để hình thành các nguyên tắc cao cả ấy trong cuộc sống xã hội và chính trị. Chúng ta hãy nhớ tới các cuộc chiến đấu lớn đưa tới chỗ huỷ bỏ chế độ nô lệ, trải dài các quyền bỏ phiếu, làm cho phong trào công nhân lớn lên, cố gắng từ từ để loại bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc và thành kiến chống lại các làn sóng di cư mới Điều này chứng minh cho thấy, khi một quốc gia cương quyết trung thành với các nguyên tắc thành lập, dựa trên việc tôn trọng phẩm giá con người, thì trở nên mạnh mẽ hơn và được canh tân.

Đức Thánh Cha nói thêm trong diễn văn: Nhớ lại qúa khứ đem lại ích lợi cho cuộc sống. Một dân tộc có ký ức, thì không lập lại các sai lầm quá khứ, trái lại tin tưởng nhìn các thách đố của hiện tại và tương lai. Ký ức cứu linh hồn của một dân tộc khỏi tất cả những gì hay những ai có thể mưu toan thống trị nó hay sử dụng nó cho các lợi lộc riêng tư. Khi việc thực thi đích thực các quyền liên hệ được bảo đảm cho các cá nhân và các cộng đoàn, thì họ không chỉ tự do thực hiện các tiềm năng riêng, mà cũng còn góp phần vào hạnh phúc và sự phong phủ của xã hội nữa.

Tại nơi biểu tượng này, tôi muốn suy tư về quyền tự do tôn giáo, là một quyền nền tảng nhào nặn kiểu chúng ta tác động giữa nhau một cách xã hội và cá nhân, với các ngưởi sống gần chúng ta nhưng có các quan điểm tôn giáo khác chúng ta. Rồi Đức Thánh Cha quảng diễn quyền tự do tôn giáo như sau:

Tự do tôn giáo chắc chắn bao gồm quyền thờ phượng Thiên Chúa một cách cá nhân và cộng đồng, như lương tâm nói với chúng ta. Nhưng tự bản chất của nó, tự do tôn giáo vượt trên các nơi thờ tự cũng như vượt trên lãnh vực cá nhân và gia đình.

Các truyền thống tôn giáo phục vụ xã hội qua sứ điệp chúng loan báo. Chúng mời gọi các cá nhân và các cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa, là nguồn mọi sự sống, sự tự do và lòng tốt. Chúng nhắc nhớ chiều kích siêu việt của cuộc sống con người và sự tự do không thể giản lược trước mọi yêu sách quyền bính tuyệt đối. Chỉ cần nhìn lại lịch sử của thế kỷ vửa qua để thấy các tàn bạo vi phạm bởi các chế độ, yêu sách xây dựng thiên đàng dưới thế này, thiên dàng dưới thế kia, bằng cách thống trị các dân tộc, bắt họ phục tùng các nguyên tắc xem ra không thể tranh luận được, và bằng cách khước từ mọi loại quyền lợi đối với họ. Các truyền thống tôn giáo phong phú của chúng ta tìm cống hiến ý nghĩa và định hướng. “Chúng có một sức mạnh động viên luôn mở rộng ra các chân trời mới, kích thích tư tưởng, mở rộng tâm trí và sự nhậy cảm” (Evangelii gaudium, 256). Chúng mời gọi hoán cải, hoà giải, dấn thân cho tương lai của xã hội, hy sinh chính mình để phục vụ công ích, cảm thương những người thiếu thốn, Ở trọng tâm sứ mệnh tinh thần của chúng có việc công bố chân lý và nhân phẩm cũng như các quyền con người.

Đức Thánh Cha khẳng định thêm rằng : Các truyền thống tôn giáo của chúng ta nhắc nhớ chúng ta rằng, như là các bản vị con người, chúng ta được mời gọi nhận biết Đấng Khác, là Đấng mạc khải cho chúng ta biết căn tính tương quan trước mọi mưu toan thiết lập một sự đồng nhất, mà tính ích kỷ của kẻ mạnh, hay chủ trương thích nghi của kẻ yếu, hoặc ý thức hệ của kẻ ảo tưởng có thế tìm áp đặt trên chúng ta.

Trong một thế giới, trong đó các hình thức chuyên chế khác nhau tìm hủy bỏ quyền tự do tôn giáo hay tìm giảm thiểu nó thành một loại văn hóa hạng thấp không có quyền biểu lộ nơi công cộng, hay tìm sử dụng tôn giáo như cớ cho thù hận và tàn bạo, thì tín hữu của các tôn giáo khác nhau có bổn phận phải hợp tiếng với nhau để khẩn cầu hoà bình, khoan nhượng, tôn trọng phẩm giá và các quyền của người khác.

Chúng ta đang sống trong một thế giới nằm dưới sự toàn cầu hoá của mô thức kỹ thuật cai trị, cố ý đồng nhất hoá một chiều con người và tìm loại trừ các khác biệt và các truyền thống, biến chúng thành việc tìm một sự hiệp nhất hời hợt. Vì thế các tôn giáo có quyền và có bổn phận giúp hiểu rẳng có thể xây dựng một xã hội, trong đó có một chế độ đa nguyên lành mạnh, thật sự tôn trọng người khác và các giá trị như chúng là.

Đức Thánh Cha ca ngợi các người Quakers đã thành lập thành phố Philadelphia lấy hứng từ Tin Mừng liên quan tới phẩm giá con người và lý tưởng của một cộng đoàn hiệp nhất bởi tình yêu thương huynh đệ. Xác tín đó đã dẫn đưa họ tới chỗ thành lập một cộng đoàn thiên dàng của tự do tôn giáo và khoan nhượng, dấn thấn huynh đệ cho phẩm giá của mọi người, đặc biệt các người yếu đuối và dễ bị tổn thưong nhất. Và tinh thần đó đã trở thành tinh thân nóng cốt của Hoa Kỳ. Đức Thánh Cha đã nhắc lại lời thánh Gioan Phaolô II đã nói trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ năm 1987: “Bằng chứng định đoạt sự cao cả của anh chị em là kiểu anh chị em tôn trọng mọi bản vị con người, đặc biệt của những người yếu đuối và không được bênh đỡ nhất” (Diễn văn từ biệt tại phi trường Detroit, 19-9-1987,3)

Đức Thánh Cha đã nhân dịp này cám ơn tín hữu mọi tôn giáo tìm phục vụ Thiên Chúa của hoà bình, xây dựng tình huynh đệ và trợ giúp người thiếu thốn, bênh vực phẩm gía sự sống trong mọi giai đoạn, bênh vực người nghèo và người di cư. Anh chị em là tiếng nói của họ, và nhiều người trong anh chị em một cách trung thực đã cho phép tiếng kêu của họ được lắng nghe. Với chứng tá thường gặp phải kháng cự mạnh mẽ này, anh chị em nhắc cho nền dân chủ Mỹ nhớ tới các lý tưởng, vì thế nó đã được thành lập, và nhớ rằng xã hội bị suy yếu đi mỗi lần và ở bất cứ đâu bất công thắng thế.

Đức Thánh Cha đã đặc biệt khích lệ các anh chị em di cư nói tiếng Tây Ban Nha can đảm đương dầu với các khó khăn, và đừng quên rằng họ cũng có nhiều điều hay đẹp để đóng góp cho Hoa Kỳ là quốc gia mới của họ, giống như những thế hệ đi trước họ đã làm. Ngài xin họ đừng xấu hổ vì các truyền thống cao quý, căn tính và dòng máu của họ. Trái lại, cần sống như những công dân có tinh thần trách nhiệm góp phần xây dựng cuộc sống của các cộng đoàn một cách phong phú, nhất là đóng góp đức tin sống động mạnh mẽ và giúp canh tân xã hội.

Sau khi đọc kinh Lậy Cha và ban phép lành cho mọi người Đức Thánh Cha đã đi xe về đại chủng viện thánh Carlo Borromeo cách đó 10 cây số để nghỉ ngơi trước khi đến Franklin Parkway để chủ sự buổi canh thức cho các gia đình.

Nguồn tin: vietcatholic

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.