www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
16:04 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 100

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 82


Hôm nayHôm nay : 14027

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 841721

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19062916

Trang nhất » Tin Tức » Bạn đọc viết » Tôn giáo

ĐGH Phanxicô chia sẻ với Đức Thượng phụ Bartholomew: Chỉ có đối thoại và gặp gỡ mới có thể vượt qua những xung khắc

Thứ tư - 30/11/2022 19:41
ĐTC Phanxicô và Đức Thượng phụ Bartholomew

ĐTC Phanxicô và Đức Thượng phụ Bartholomew

Phái đoàn Tòa thánh Vatican do Đức Hồng Y Sandri dẫn đầu đến thăm Istanbul nhân dịp Lễ Thánh Anrê Tông đồ và chuyển “Tâm tình huynh đệ” của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Đức Thượng phụ Bartholomew. Trong thông điệp, Đức Thánh Cha chia sẻ một trong những lĩnh vực hợp tác hiệu quả nhất giữa Tòa Thượng phụ và Giáo Hội Công Giáo là đối thoại liên tôn để cổ súy hòa bình.
Theo truyền thống lâu đời, cứ dịp lễ Thánh Anrê Tông đồ, bổn mạng thành Constantinople, Đức Thánh Cha Phanxicô cử một phái đoàn đến Istanbul để chuyển lời chào thăm “huynh đệ” của ngài tới Đức Thượng phụ Bartholomew.

Trao đổi đoàn hàng năm

Chuyến thăm là một phần của hoạt động trao đổi Phái đoàn hàng năm giữa Tòa Thánh và Tòa Thượng phụ nhân dịp lễ bổn mạng của mỗi bên, vào ngày 29 tháng 6 tại Rôma, Lễ Thánh Phêrô và Phaolô, và ngày 30 tháng 11 lễ thánh Anrê tại Istanbul.

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng những chuyến viếng thăm này là “một biểu hiện về chiều sâu của các mối liên kết” hợp nhất Giáo Hội Công Giáo và Chính thống giáo Constantinople và là “dấu hiệu hữu hình” về “niềm hy vọng ấp ủ về sự hiệp thông ngày càng sâu sắc hơn”, mà ngài nói nó cũng là “một cam kết không thể hủy bỏ đối với mọi Kitô hữu” cũng như “một ưu tiên cấp bách cho thế giới ngày nay”.

“Thế giới ngày nay đang cần sự hòa giải, tình huynh đệ và sự hiệp nhất.”

Sự chia rẽ là kết quả của hành động tội lỗi

Đức Thánh Cha nhấn mạnh thêm sự cần thiết phải tiếp tục đào sâu các lý do lịch sử và thần học về nguồn gốc của sự chia rẽ giữa hai Giáo hội “trong tinh thần không tranh cãi cũng không biện hộ mà thay vào đó phải được đánh dấu bằng đối thoại đích thực và cởi mở với nhau”.

Tương tự như vậy, ngài nói tiếp, phải “thừa nhận rằng sự chia rẽ là kết quả của những hành động và thái độ cản trở tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn các tín hữu hiệp nhất trong sự đa dạng chính đáng”.

Do đó, chúng ta được kêu gọi “làm việc để phục hồi sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu không chỉ thông qua các thỏa thuận đã ký kết mà còn thông qua sự trung thành với ý muốn của Chúa Cha và sự phân định soi dẫn của Chúa Thánh Thần”.

“Chúng ta có thể tạ ơn Chúa vì hai Giáo hội của chúng ta không bám vúi vào những kinh nghiệm chia rẽ trong quá khứ và hiện tại, nhưng qua cầu nguyện và tình bác ái huynh đệ đang tìm cách đạt được sự hiệp thông trọn vẹn, giúp chúng ta một ngày nào đó, vào thời điểm của Chúa, sẽ cùng nhau quy tụ trong cùng một bàn tiệc Thánh Thể”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng khi cùng nhau hành trình hướng tới mục tiêu hiệp nhất, Giáo Hội Công Giáo và Tòa Thượng phụ Đại kết đã cùng làm việc vì lợi ích chung của gia đình nhân loại trong nhiều lĩnh vực: bảo vệ tạo vật, bảo vệ phẩm giá con người, chống lại các hình thức đương đại như chế độ nô lệ, và cổ súy hòa bình.

Đối thoại và gặp gỡ là con đường khả thi duy nhất để vượt qua những xung khắc

Thông điệp cho hay một trong những lĩnh vực hiệu quả nhất của sự hợp tác như vậy là đối thoại liên tôn.

Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc lại chuyến tông du gần đây của ngài đến Bahrain nhân Đại hội Diễn đàn Đối thoại: Đông và Tây vì sự tồn vinh của con người”, một lần nữa xác tín rằng “Đối thoại và gặp gỡ là con đường khả thi duy nhất để vượt qua những xung đột và mọi hình thức bạo lực”.

Cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công gần đây ở Istanbul

Kết thúc thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố gần đây ở Istanbul vào ngày 12 tháng 11, Ngài phó thác họ vào lòng thương xót của Thiên Chúa, đồng thời cầu nguyện cho sự hoán cải tâm hồn của những kẻ chủ mưu hoặc ủng hộ những hành động bạo lực như vậy.

Chào mừng Đức Thượng Phụ Bartholomew trong Buổi Tiếp Kiến Chung Thứ Tư

Đức Thánh Cha đã chào mừng “người anh em thân mến” của ngài là Đức Thượng Phụ Bartholomew trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư. Sau bài Giáo lý của mình, ngài đã cầu xin hai Thánh Tông đồ Phêrô và Anrê chuyển cầu cho sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu và hòa bình trên thế giới, đặc biệt là ở “Ukraine đang bị hủy phá!”

“Lời cầu xin của hai thánh Tông đồ Phêrô và Anrê cho Giáo hội được hiệp nhất và cho hòa bình ngự trị trên toàn thế giới, đặc biệt cho đất nước Ukraine thân yêu đang bị khổ đau và tàn phá bởi chiến tranh!”

Xin Thánh Anrê “dạy chúng ta biết tìm kiếm Đấng Thiên Sai trong mọi thời điểm của cuộc đời chúng ta và hân hoan loan báo về Người cho tất cả những người lân cận”, sau đó ngài nói tiếng Tây Ban Nha để chào thăm các khách hành hương.

Phái đoàn Vatican

Theo Văn phòng báo chí của Tòa thánh, thông điệp của Đức Thánh Cha gửi cho Đức Thương Phụ Batholomew được Đức Hồng Y Leonardo Sandri trao và được đọc vào lúc kết thúc Phụng Vụ do Đức Thượng Phụ Bartholomew chủ trì, trong Đại Giáo Đường Thánh George tại Fanar.

Đức Hồng Y Sandri, Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo hội Đông phương được Đức Cha sai đi cùng với Đức Cha Andrea Palmieri, Thứ trưởng Thánh Bộ Hiệp nhất Kitô giáo. Sau phần Phụng vụ do Đức Thượng phụ Đại kết chủ sự, Phái đoàn Vatican, với sự tham gia của Sứ thần Tòa Thánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Marek Solczyński, cùng tiếp kiến Đức Thượng phụ và hội đàm với Ủy ban Thượng Hội đồng phụ trách những tương quan giữa hai Giáo hội.

Tác giả bài viết: Thanh Quảng, sdb

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.