www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
20:49 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 73

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 70


Hôm nayHôm nay : 14066

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 487638

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19633833

Trang nhất » Tin Tức » Bạn đọc viết » Tôn giáo

Làm thế nào để hiểu được Đức Giáo Hoàng Phanxicô ‘xin lỗi’ đối với giới đồng tính

Thứ tư - 06/07/2016 10:42
Pope Francis

Pope Francis

Vatican City, June 30,2016(CNA).- Ngay khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày Chúa Nhật nói đến việc xin lỗi những người đồng tính mà họ cảm thấy bị Giáo Hội loại bỏ thì đã nổ ra một cuộc tranh luận như đã từng xảy ra là làm thế nào để hiểu những lời của Đức Giáo Hoàng.

Cuộc tranh luận bùng lên sau khi Đức Giáo Hoàng trả lời một câu hỏi về một đề nghị mới đây của Đức Hồng Y Reinhard Marx nói rằng Giáo Hội phải xin lỗi những người đồng tính vì đã coi họ như “ những người bên lề”.

Trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thực ra không xin lỗi cộng đồng người đồng tính, lời tuyên bố của ngài về ý tưởng này đã nổ ra, phần vì đã có nhiều lời tuyên bố công khai về lối sống đồng tính, về những sai lạc đối với họ qua lời dạy của Giáo Hội

Mặt khác, sự thừa nhận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về một lời xin lỗi có thể là khởi đầu cho một cái gì đó mà nhiều người trong giới đồng tính chờ đợi muốn nghe, nhiều người cho là đúng như vậy.

Lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng cũng kéo theo sự chú ý của những người đã phê bình các Giám Mục Hoa kỳ, trong cảnh tang thương của việc nổ súng ở Orlando mới đây tại một câu lạc bộ đồng tính, đã không rõ ràng thể hiện sự đoàn kết với giới đồng tính vì danh xưng của họ.

Vậy lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải hiểu thế nào cho đúng?

Khó mà lập luận rằng Đức Giáo Hoàng đã phê bình phản ứng của các Giám Mục Hoa Kỳ đối với vụ nổ súng ở Orlando, bởi lời của ngài rất sát với lời của các Giám Mục. Đức Giáo Hoàng đã không đề cập đến phản ứng của ngài về cuộc nổ súng đó, nhưng thực ra ngài đã phản ứng thông thường như những vụ thảm họa khác bằng lời cầu nguyện, bằng chia sẻ nỗi đau mất mát của cuộc sống con người.

Hơn thế nữa, Đức Giáo Hoàng đã không nói bất cứ ai thực hiện việc xin lỗi. Và ngài cũng không chỉ giới hạn mục tiêu của mình vào giới đồng tính. Rõ ràng là ngài đã có một đề nghị bao quát hơn rằng Giáo Hội “ không chỉ xin sự tha thứ của những người đồng tính bị xúc phạm” mà còn xin tha thứ của tất cả mọi người “rất có thể chúng ta đã xúc phạm và những người chúng ta đã không xúc phạm,” gồm cả những người nghèo, những phụ nữ và những trẻ em bị bóc lột.

Ngài trích dẫn giáo lý, nói rằng những người đồng tính “ không bị phân biệt đối xử (nhưng) phải được tôn trọng và đồng hành trong mục vụ.”

Dựa vào Kinh Thánh, sách Giáo lý dạy rằng ” truyền thống luôn cho rằng ‘”những hành vi đồng tính là sự rối loạn bản chất “ và “ những hành vi đồng tính đi ngược lại luật tự nhiên. Quan hệ tình dục trong đồng tính không là quà tặng của sự sống. Nó không tiến hành từ một tình yêu chân thật và tính dục tự nhiên. Trong bất cứ trường hợp nào thì những hành vi tính dục đồng tính đều không thể chấp nhận.”

Tuy nhiên, khi nói về những người đồng tính, giáo lý thừa nhận rằng những người đồng tính đối diện với “ một thử thách” vì khuynh hướng tình dục của họ, và họ “ phải được chấp nhận với sự tôn trọng, yêu thương và rất tế nhị. Mọi dấu hiệu của việc phân biệt đối xử đối với họ cần phải tránh.”

Như vậy thì những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về đời sống của người đồng tính không có gì là rêu rao xấu, nhưng rõ ràng là một tiếng vang lời dạy của Giáo Hội và tỏ ra sự quan tâm mục vụ thực sự tới một nhóm mà họ thường xuyên phải đối mặt với sự thù nghịch, đôi khi từ trong Giáo Hội.

Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, khi là Bộ Trưởng Thánh Bộ Đức tin, đã nói lên nhưng suy nghĩ tương tự của ngài trong thư gởi cho các giám mục vào năm 1986 về việc chăm sóc mục vụ cho người đồng tính, nhấn mạnh rằng “Quả là tồi tệ khi những người đồng tính đã và đang là đối tượng bị bạo hành trong lời nói và trong hành động.” Việc đối xử như thế “đáng bị lên án bởi các vị mục tử dù nó xảy ra bất cứ ở đâu.”

Như vậy Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là vị Giáo Hoàng đầu tiên nói về việc cần phải tôn trọng những người đồng tính, có lẽ ngài nói mạnh hơn để chắc chắn rằng lời của ngài đi đến từng cá nhân và toàn thế giới.

Chấp nhận của Đức Giáo Hoàng về một lời xin lỗi đến với giới đồng tính có thể được coi như là một sự tiếp nối tiến trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Một trong các đề tài được đưa ra tại Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2014 và 2015 tại Roma là làm thế nào Giáo Hội có thể chấp nhận một ngôn ngữ mới trong việc truyền đạt lời dạy của mình trong xã hội hiện đại, nhất là những đề tài như là phá thai, trợ tử, đồng tính và những cặp Công Giáo ly dị và tái hôn.

Trong lời phát biểu của Đức Hồng Y Timothy Dolan, New York, ngày 8 tháng 10 năm 2014 ở Roma rằng chấp nhận một ngôn ngữ mới không chỉ là “một vấn đề không thể thay đổi về niềm xác tín của Giáo Hội, nhưng ước vọng cháy bỏng của chúng ta là tìm ra một ngôn ngữ có thể trình bày hấp dẫn hơn, thuyết phục hơn, rành mạch hơn.”

Phrases such as “natural law,” “intrinsically disordered,” and living “in a perpetual state of sin,” which are used in the Catechism to describe various irregular situations, were mentioned by synod fathers as expressions up for re-consideration.

Các cụm từ như “ luật tự nhiên, “rối loạn bản chất” và sống “ trong tình trạng tội lỗi” đang được dùng trong sách giáo lý để mô tả những hoàn cảnh bất thường khác nhau, đã được các vị tại Thượng Hội Đồng Giám Mục đề nghị cần xem xét lại.

Những cụm từ như thế có thể diễn đạt rõ ràng vị trí của Giáo Hội, vấn đế đặt ra là những cụm từ ấy hoặc là khó hiểu đối với công chúng, hoặc là giọng điệu mang tính phán xét đạo đức chứ không phải là lời mời gọi tham gia vào cộng đồng dân Chúa.

Nhìn qua lăng kính này, sự khuyến khích của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về một lời xin lỗi vì những sai xót đã gây nên cho những người đồng tính không phải là sự xuống nước lời dạy của Giáo Hội. Thay vào đó, nó có thể được hiểu chính xác hơn là ước muốn của ngài nhằm thay đổi cái nhìn của Giáo Hội về mục đích của cuộc đối thoại.

Sự thay đổi không phải là vấn đề của tín lý, nhưng xem xét và chữa trị cho con người, gặp gỡ họ với một giáo lý không thay đổi theo cách cảm thông hơn và mở rộng tay chào đón hơn.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như muốn chúng ta cố gắng hơn để nhận ra người đồng tính không phải chủ yếu là vì khuynh hướng những “rối loạn bản chất “, nhưng là những người anh chị em đang gặp khó khăn cần đến vòng tay chào đón, tôn trọng và đồng hành để cuối cùng họ hiểu ra và chấp nhận sự thật.

Một yếu tố căn bản khác để hiểu ý nghĩa lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được tìm thấy trong những ngày ngài còn là Hồng Y ở Buenos Aires. Năm 2010, khi ấy ngài là Hồng Y Bergoglio đã viết rằng một dự luật cho phép hôn nhân đồng tính và nhận con nuôi sẽ “ gây tổn thương trầm trọng cho gia đình.”

Trong thư ngài viết “Điểm then chốt ở đây là bản sắc và sự sống còn của gia đình, vấn đề là đời sống của rất nhiều trẻ em sẽ bị phân biệt đối xứ trước tiên, bị tước quyền được lớn lên làm người theo cách mà Thiên Chúa đã muốn ban cho là có một người cha và một người mẹ. Là bác bỏ hoàn toàn lề luật của Thiên Chúa đã được ghi khắc trong tâm hồn chúng ta.”

Trong khi rất rõ ràng trong việc đề cao lời dạy của Giáo Hội, Đức Hồng Y cũng hỗ trợ việc hợp thức hóa việc kết hợp dân sự đồng tính, một động tác mà những người thân cận với ngài mô tả như là một sách lược để bảo vệ cho hôn nhân.

Những gì được nhìn thấy ở Argentina, cũng như tình hình hiện nay với các phát biểu về giới đồng tính, là một lập trường bảo vệ tín lý của Giáo Hội mà không sợ đối thoại hay gặp gỡ, làm lay động mọi thứ và “ làm rối tung cả lên” như Đức Giáo Hoàng đã chỉ thị cho giới trẻ Argentina làm cách đây ba năm.

Tác giả bài viết: Giuse Thẩm Nguyễn

Nguồn tin: vietcatholic

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.