www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
05:07 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 124

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 121


Hôm nayHôm nay : 5881

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 623413

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 18844608

Trang nhất » Tin Tức » Bạn đọc viết » Tôn giáo

Nỗi khổ con người! Chút nước sạch cũng không có!

Thứ bảy - 11/07/2020 18:57
Thiếu nước sạch

Thiếu nước sạch

Liên Hợp Quốc đề ra một chương trình mới về Phát triển Bền vững (SDGs) nhằm cung cấp nguồn nước sạch và vệ sinh cho toàn cầu vào năm 2030.

Liên Hợp Quốc đã kêu gọi một chương trình mới “Phát triển Bền vững SDG 6”, qui tụ hơn 30 thực thể và 40 tổ chức quốc tế hầu cung cấp nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người.

Mục tiêu của chương trình Phát triển Bền vững 6 là một trong 17 mục tiêu của chương trình Phát triển Bền vững do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định vào năm 2015 nhằm cung cấp nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người.

Nước – là nhu cầu quan yếu trong hầu hết các chương trình Phát triển Bền vững SDG được ông Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh tới trong bài phát biểu của ông ở buổi ra mắt trực tuyến các sáng kiến của LHQ vào hôm thứ Năm vừa qua với 16 chương trình Phát triển Bền vững của LHQ.

Ông cho rằng nước là một yếu tố căn bản cần thiết cho sức khỏe toàn cầu, song hành với các nỗ lực lo cho vấn đề biến đổi khí hậu.

Ông Tổng thư ký LHQ cho hay với 280 nguồn nước trên toàn cầu được chia sẻ bởi hai hoặc nhiều quốc gia và khoảng 60 phần trăm tất cả các nguồn nước trên thế giới, đang bị tranh chấp gây ra những xung đột trên các lưu vực khắp nơi trên toàn cầu!

Quyền có nước sạch trong lành để ăn uống là quyền của con người đã được luật pháp quốc tế thừa nhận.

Ông Tổng thư ký LHQ lưu ý rằng vấn đề về nước uống đang đối diện với hai thách thức trên toàn cầu. Trong khi nhu cầu ngày càng tăng và quyền đòi xử dụng nguồn tài nguyên quý giá này làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái liên quan đến việc biến đổi khí hậu, ô nhiễm và các mối đe dọa khác.

Ông Tổng thư ký LHQ cho hay Chương trình Phát triển Bền vững thứ 6 (SDG 6), sẽ phải đối diện với những thách thức sâu sắc trước vấn đề biến đổi khí hậu đang không ngừng thay đổi.

Mục tiêu có nước sạch và trong lành như "không còn là vấn đề cấp bách cho các ưu tiên của Chương trình Phát triển Bền vững nữa!

Đây là những cản trở nhắm tới trong Chương trình nghị sự năm 2030.

Liên Hợp Quốc ước tính có hơn hai tỷ người trên toàn thế giới vẫn chưa có nước sạch để uống và xử dụng; khoảng 4.2 tỷ người thiếu nước đủ vệ sinh để xử dụng cho được an toàn. Nếu chiều hướng này cứ tiếp tục theo đà này thì đến năm 2040, một trong bốn trẻ em trên thế giới dưới 18 tuổi – tức khoảng 600 triệu trẻ em - sẽ phải đối diện với việc thiếu nước sạch trầm trọng!

Ông Guterres cho hay: Nước sạch rất quan trọng để chống lại các cơn dịch và vệ sinh an toàn là chìa khóa để chống lại đại dịch Covid-19 hiện tại. Rửa tay bằng xà phòng là một trong những cách hiệu quả nhất để hạn chế sự lây lan của Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.

Tuy nhiên, ông cho biết, 3 tỷ người trên toàn cầu nghĩa là vào khoảng - 40% dân số toàn cầu - thiếu các thiết bị rửa tay cơ bản tại nhà.

Ông kêu gọi các tổ chức quốc tế liên quan đến việc cung cấp nước sạch và vệ sinh giúp cho dân chúng hầu có thể ngăn chặn được cơn đại dịch hiện nay và tương lai.

Và ông Guterres cho hay sự phối hợp và liên đới là nhu cầu cần thiết hơn bao giờ hết, giúp cho việc xử dụng và phân phối tài nguyên của thế giới cách công bằng và hiệu quả!...

Tác giả bài viết: Tin Vatican

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.