www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
08:06 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 91

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 70


Hôm nayHôm nay : 6369

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 834063

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19055258

Trang nhất » Tin Tức » Bạn đọc viết » Tôn giáo

Phương pháp giảng dạy của Đức Phanxicô (2)

Chủ nhật - 29/03/2015 14:02
Pope Francis

Pope Francis

Trong chương 3 của Ánh Sáng Đức Tin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho ta cái nhìn tóm lược về Kinh Tin Kính, lời tuyên xưng đức tin của ta, và các khía cạnh khác của đức tin ta. Ngài sử dụng 4 phần trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo để trình bày một cái hiểu nền tảng về kinh tin kính, các bí tích, việc cầu nguyện và luân lý. Trong chương này, ngài cũng đề cập tới bốn đặc điểm của Giáo Hội, được dùng kết thúc Kinh Tin Kính Nixêa.

II. Phương pháp ba điểm của Đức Phanxicô

Linh mục James V. Schall, Dòng Tên, chú ý tới phương pháp ba điểm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong các bài huấn giáo của ngài, mà rõ ràng nhất là trong bài nói chuyện của ngài với Đại Hội Giảng Viên Giáo Lý Quốc Tế năm 2013 tại Rôma, mà chúng ta đã trích dẫn trên đây.

Cha Schall đồng ý với Đức Phanxicô ở điểm phương pháp của các tu sĩ Dòng Tên xưa là luôn chia bài nói chuyện của họ làm ba phần. Và theo cha, gần như nói gì, Đức Phanxicô cũng chia làm ba phần. Bài nói chuyện với Đại Hội Giảng Viên Giáo Lý thế giới cũng thế.

Phần đầu, ngài nói tới việc khởi đầu từ Chúa Kitô là phải gần gũi với Người, ở lại trong tình yêu của Người, học hỏi nơi Người, để Người ngắm ta, không cần nói. Để Người sưởi ấm cõi lòng ta. Không có hơi ấm của Người, kẻ tội lỗi như ta làm sao sưởi ấm lòng người khác?

Phần thứ hai, ngài nói tới việc mô phỏng Chúa Kitô, ra khỏi con người mình và gặp gỡ người khác. Vì Thiên Chúa luôn cho đi. Ta tiếp nhận nhưng không hồng ân đức tin, đến lượt ta, ta phải cho người khác hồng ân đức tin ấy. Như trái tim con người đập theo hai nhịp tâm thu (systolic) và tâm trương (diastolic) thế nào, trái tim giảng viên giáo lý cũng thế, đập theo hai nhịp cùng một lúc: lấy Chúa làm trung tâm và ra đi gặp gỡ người khác.

Phần thứ ba, ngài đề cập tới việc ra các khu ngoại biên, ra khỏi vùng thoải mái của mình, một việc thường gây sợ sệt. Nhưng giảng viên giáo lý không sợ, vì Chúa luôn ở đó trước chúng ta. Dù trong bất cứ hoàn cảnh tan nát cõi lòng nào, đáng thất vọng bao nhiêu, Chúa cũng vẫn ở đó trước ta! Chúa chờ ta ở đó, dù chỉ là để dạy một em bé làm dấu thánh giá.

Jared Dees cũng lưu ý tới phương pháp ba điểm của Đức Phanxicô trong các bài giảng và diễn văn của ngài: ngài chú trọng tới 3 chữ, 3 vấn đề hay 3 ý tưởng, một phương pháp mà theo ông, mọi thầy cô, mọi giảng viên giáo lý và các nhà truyền thông đều có thể sử dụng.

Ông đưa ra rất nhiều điển hình. Thứ nhất, ngay trong bài giảng đầu tiên với các vị Hồng Y ngày được bầu, ngài đã chú trọng tới 3 chữ: hành trình, tuyên xưng xây dựng.

Ba chữ trong Ánh Sáng Đức Tin

Cũng 3 chữ trên đã xuất hiện như một điệp khúc trong thông điệp đầu tiên của ngài, đó là thông điệp Ánh Sáng Đức Tin (Lumen Fidei): hành trình, tuyên xưng, xây dựng.

Hành Trình

Trong tất cả các chủ đề được lặp đi lặp lại trong các trước tác và diễn văn của Đức Phanxicô, ý tưởng hành trình là nổi hơn cả. Thí dụ, trong bài nói chuyện với các giám mục Ba Tây tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới, ngài nói tới câu truyện hai môn đệ trên đường Emmau và khuyến khích các nhà lãnh đạo Giáo Hội hãy cùng bước đi với người khác trong hành trình của họ: “Ta cần một Giáo Hội có khả năng bước đi cạnh người ta, biết làm nhiều hơn là chỉ lắng nghe họ; một Giáo Hội đồng hành với họ trong cuộc hành trình của họ…”.

Trong Ánh Sáng Đức Tin (ASĐT), ngài sử dụng hình ảnh hành trình để giải thích lý do tại sao ta cần tới ánh sáng đức tin. Ánh sáng này giúp ta thấy đường đi phía trước. Không có đức tin, ta đi trong bóng tối. “Những ai tin, đều thấy; họ thấy bằng ánh sáng chiếu rọi trọn cuộc hành trình của họ, vì ánh sáng này phát xuất từ Chúa Kitô sống lại, là sao mai không hề bao giờ lặn” (ASĐT, số 1).

Theo Đức Phanxicô, đức tin không còn được người ta coi như ánh sáng cho cuộc hành trình mà như việc thiếu ánh ánh sáng, những bước nhẩy của ánh sáng do xúc cảm mù quáng và ý kiến chủ quan hướng dẫn. Trong Ánh Sáng Đức Tin, mục đích của ngài là phục hồi ánh sáng trở lại với cái hiểu đúng đắn của nó trong cuộc hành trình của ta, nếu không, đối với những người không hướng về ánh sáng đức tin, cuộc hành trình sẽ rất khó khăn.

"Thiếu ánh sáng, mọi sự trở nên mù mờ; ta không thể phân biệt được tốt và xấu, hay con đường dẫn tới đích và những con đường đưa ta đi luẩn quẩn bất tận, không đi tới đâu" (ASĐT số 3).

Thay vào đó, đức tin cung cấp cho ta một viễn kiến. Giúp ta nhìn thấy:

"Thị giác cung cấp viễn kiến cho khắp hành trình và giúp định vị hành trình trong kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa; không có viễn kiến này, ta chỉ còn lại những phần không nối kết với nhau của một toàn bộ không ai biết đến" (ASĐT số 29).

"Đức tin không phải là thứ ánh sáng tản mạn khắp trong đêm tối của ta, mà là ngọn đèn hướng dẫn bước ta đi trong đêm đen và đủ cho cuộc hành trình" (ASĐT số 56).

Tuyên xưng

Trong chương 3 của Ánh Sáng Đức Tin, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho ta cái nhìn tóm lược về Kinh Tin Kính, lời tuyên xưng đức tin của ta, và các khía cạnh khác của đức tin ta. Ngài sử dụng 4 phần trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo để trình bày một cái hiểu nền tảng về kinh tin kính, các bí tích, việc cầu nguyện và luân lý. Trong chương này, ngài cũng đề cập tới bốn đặc điểm của Giáo Hội, được dùng kết thúc Kinh Tin Kính Nixêa.

Chính trong phần này, ngài tập chú vào chữ thứ hai, tức tuyên xưng. Ngài đưa ra một nhận định đáng lưu ý về việc tuyên xưng đức tin, qua hai điểm chủ yếu: 1) khi tuyên xưng đức tin, ta làm nhiều hơn là chỉ thuận theo các tín lý và 2) tuyên xưng đức tin thay đổi ta vì nó giúp ta bước vào mầu nhiệm được ta tuyên xưng.

Đặc biệt, khi viết về kinh tin kính, ngài nói:

"Kinh tin kính không những bao hàm việc ta nhất trí với một bộ chân lý trừu tượng; đúng hơn, khi ta đọc nó, toàn bộ đời ta được cuốn hút vào một mầu nhiệm hướng tới việc hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa hằng sống. Ta có thể nói được rằng trong kinh tin kính, các tín hữu được mời gọi bước vào mầu nhiệm được họ tuyên xưng và được nó biến đổi.

"Tín hữu tuyên xưng đức tin của mình được hội nhập, có thể nói như thế, vào sự thật đang được tuyên xưng. Họ thực sự không thể đọc lời lẽ của kinh tin kính mà lại không được thay đổi…" (ASĐT số 45).

Ta được thay đổi, vì ta tham dự vào lịch sử lâu dài của việc hợp nhất với Thiên Chúa. Ta đáp lại hồng ân yêu thương của Thiên Chúa một cách thích đáng, theo cung cách được Giáo Hội truyền lại.

Đức tin là điều được nghe. Nó được người khác truyền lại và chia sẻ với ta, và do đó, ta cũng tuyên xưng đức tin thành lời, để người khác nghe thấy.

"Lời của Chúa Kitô, một khi được nghe thấy, do chính sức mạnh bên trong của nó làm việc trong tâm hồn Kitô hữu, sẽ trở thành một đáp trả, một lời được nói lên, một tuyên xưng đức tin. Như Thánh Phaolô từng nói 'ta tin trong lòng… và tuyên xưng ngoài miệng' (Rm 10:10). Đức tin không phải là việc tư riêng, một ý niệm hoàn toàn có tính cá nhân chủ nghĩa hay một ý kiến cá nhân: nó phát xuất từ việc nghe, và nó muốn được phát biểu thành lời và được tuyên xưng" (ASĐT số 22).

Xây dựng

Phần lớn người Công Giáo sống tại các nước nói tiếng Anh quen thuộc với bài thánh ca nổi tiếng “Let Us Build the City of God” (Ta Hãy Xây Dựng Thánh Thánh Thiên Chúa). Đây chính là chủ đề được Đức Phanxicô tập chú ở chương chót của Ánh Sáng Đức Tin.

"Đức tin không chỉ được trình bày như một cuộc hành trình, mà còn như một diễn trình xây dựng, chuẩn bị một nơi để con người nhân bản có thể cư ngụ với nhau" (ASĐT số 50).

Trọng điểm của ngài là gì? Đức tin là một thiện ích chung cho toàn thể nhân loại, không riêng cho người Kitô hữu như thể họ tách biệt với thế giới. Đức tin là một hồng phúc nhận được, được tuyên xưng và chia sẻ với người khác. Đức Thánh Cha viết:

"Đức tin thực sự là một thiện ích đối với mọi người; nó là thiện ích chung. Ánh sáng của nó không chỉ chiếu rõi nội thất Giáo Hội, cũng không phục vụ duy một việc xây dựng thành thánh vĩnh cửu ở đời sau; nó còn giúp ta xây dựng các xã hội của ta một cách giúp chúng cùng hành trình hướng về một tương lai đầy hy vọng" (ASĐT số 51).

Đức tin giúp ta nhận ra phẩm giá người khác, thấy họ như một chúc phúc:

"Đức tin dạy ta nhận ra mọi người nam nữ đều tượng trưng cho một phúc lành đối với tôi, ánh sáng nhan thánh Thiên Chúa chiếu rõi trên tôi qua gương mặt anh chị em tôi.

"Biết bao ơn phúc đã được cái nhìn của đức tin Kitô Giáo mang tới cho kinh thành con người vì cuộc sống chung của họ! Nhờ đức tin, ta tiến tới chỗ hiểu được phẩm giá độc đáo của từng người, một điều ít khi được nhận rõ ở thời thượng cổ" (ASĐT số 54).

Ba chữ trong các bài nói nổi tiếng của Đức Phanxicô

Ngoài ra, Jared Dees còn liệt kê 3 chữ hay 3 ý tưởng chủ yếu của Đức Phanxicô trong nhiều bài nói chuyện khác:

1) Chúa Nhật Hiện Xuống năm 2013: Mới mẻ, Hoà Hợp, Sứ Mệnh.

2) Thánh Lễ Bế Mạc Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2013: Ra đi, Đừng Sợ Hãi, Phục Vụ.

3) Bài giảng về đề phòng ma quỉ: 3 tiêu chuẩn:
* Chúa Giêsu đánh ma quỉ.
* Ai không đi với Chúa Giêsu là chống lại Người.
* Tỉnh táo canh giữ tâm hồn ta vì ma quỉ rất tinh quái


4) Diễn văn với tuổi trẻ Giáo Phận Piacenza: đẹp, tốt, thực (mỹ, thiện, chân).

5) Diễn văn với các học sinh Dòng Tên: cao thượng, tự do, và phục vụ.

Và gần đây nhất, theo tin Đài Phát Thanh Vatican ngày 22 tháng Ba năm 2015, khi đọc kinh Truyền Tin với tín hữu tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô khuyên tín hữu phải phát biểu đức tin bằng hành động qua 3 điểm:

* Luôn nhớ sứ điệp Tin Mừng (Tin Mừng);
* Luôn nhớ hình ảnh Chúa chịu đóng đinh (Tượng Chịu Nạn);
* Luôn nhớ phải làm chứng cho đức tin (Chứng Tá)


Cách dùng ba chữ trong các bài giáo lý

Jared Dees trình bầy một số gợi ý giúp các giảng viên giáo lý theo gương Đức Phanxicô tổ chức bài dạy quanh 3 chữ, 3 ý tưởng hay 3 chủ đề.

1.Mục tiêu bài học: Không nên có hơn ba mục tiêu cho một bài dạy. Lý tưởng là ba mục tiêu này xây dựng trên nhau. Ba mục tiêu này có thể là ôn tập, hiểu rõ bài học, suy nghĩ có phê phán. Mỗi lãnh vực nên có một mục tiêu.

2. Cho biết trước cách tổ chức bài học: Khi giới thiệu bài học, làm ba việc sau đây: cho các em biết đã học gì, sẽ học gì, và tổ chức nội dung sẽ học ra sao.

3. Trình bày nội dung bài học: bám vào 3 chữ, 3 câu hỏi hay 3 ý tưởng của bài.

4. Phát tờ rời: có thể trao cho các phụ huynh một tờ giấy với 3 câu hỏi để phụ huynh hỏi các em trên đường từ trường về nhà.

5. Luật ở lớp: Chỉ nên ra 3 qui luật cho các em trong lớp, càng giản giện càng hay.

Xin xem thêm tại http://www.thereligionteacher.com

(còn tiếp)

Tác giả bài viết: Vũ Văn An

Nguồn tin: vietcatholic

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.