www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
02:14 CDT Thứ ba, 19/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 122

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 121


Hôm nayHôm nay : 3244

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 620776

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 18841971

Trang nhất » Tin Tức » Vui buồn cuộc sống

Cha mẹ cãi nhau, trẻ dễ mất cân bằng tâm lý

Thứ sáu - 20/03/2015 09:32
cha mẹ cãi nhau

cha mẹ cãi nhau

Martin Seligman, tác giả cuốn "Đứa trẻ tích cực", cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu trên 700 đứa trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 6 và phát hiện có đến 20% trong số ấy bị rơi vào trạng thái khủng hoảng, căng thẳng sau khi chứng kiến những trận cãi cọ của cha mẹ”.

Những mâu thuẫn giữa cha mẹ đôi lúc không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng có ảnh hưởng xấu trong việc hình thành nhân cách của trẻ.

Rất nhiều trẻ phản ứng lại bằng cách tỏ ra hung hãn, dễ gây hấn, kích động ở những môi trường khác.

Còn khi ở nhà, bé lại rơi vào trạng thái khép kín, bướng bỉnh, ngấm ngầm chống đối. Nếu mâu thuẫn giữa cha mẹ có liên quan đến trẻ, bé rất dễ mang mặc cảm tội lỗi, cho rằng mình là nguyên nhân gây ra sự bất hòa giữa cha mẹ.

Lâu dần, những tác động xấu gây nên sự mất cân bằng trong tâm lý của trẻ. Bé dễ có cái nhìn lệch lạc trong mối quan hệ với những người xung quanh.

Có nên tranh luận trước mặt con?

Có nhiều ý kiến cho rằng, chuyện tranh luận trước mặt trẻ là điều nên làm, bởi đó là thực tế.

Trẻ cần phải hiểu mỗi người có một quan điểm riêng nên chuyện bất đồng hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí giữa cha mẹ chúng.

Không sai! Thực tế cho thấy, những đứa trẻ sống trong môi trường hoàn toàn "vô trùng", không một lời tranh luận, khi trưởng thành rất dễ rơi vào tình trạng lúng túng, kém cỏi trong việc nói lên quan điểm riêng hay khi phải giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn.

Chuyên gia tâm lý Paul Silverman, Đại học Montana, Mỹ, cho rằng không phải tất cả những mâu thuẫn giữa cha mẹ đều làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ.

Trong chừng mực nào đó, việc tranh cãi giữa cha mẹ trở thành một “tình huống giáo dục", giúp trẻ hình thành nguyên tắc giải quyết vấn đề.

Vì vậy, nếu phải tranh luận với người bạn đời trước mặt con, bạn cần lưu ý những điểm sau:

Không phải bất cứ đề tài nào bạn cũng có thể tranh luận trước mặt con, nhất là những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ vợ chồng hoặc những chuyện liên quan đến việc giáo dục bé.

Cả hai cần ý thức về những hành vi của mình trong lúc tranh luận.

Dập tắt nguy cơ chiến tranh

Cũng theo tiến sĩ Seligman, khi xảy ra bất đồng trước mặt trẻ, bạn nên cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất cảm xúc của mình, vì con.

Đừng bao giờ tỏ ra hung hãn, cố chấp, thô bạo trước mặt bé. Tất cả những hành động ấy sẽ để lại trong đầu và bé sẽ học theo cách xử sự của bạn. Ngược lại, bạn cần tập tính ôn hòa ngay cả trong lúc tranh cãi.

Nếu không thể giải quyết vấn đề, bạn nên đề nghị với người bạn đời là cả hai sẽ tiếp tục thảo luận chuyện ấy vào lúc khác.

Đôi khi, với thái độ ôn hòa của bạn, người bạn đời cũng bình tĩnh hơn và cả hai sẽ tìm ra giải pháp cho vấn đề. Con của bạn lúc ấy sẽ học được bài học lớn đấy.

Nguồn tin: Tiếp Thị và Gia Đình

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.