www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
10:01 EDT Thứ năm, 25/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 70


Hôm nayHôm nay : 6999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 582138

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19728333

Trang nhất » Tin Tức » Vui buồn cuộc sống

Một người chúng ta: Giới Công Giáo Hoa Kỳ chào mừng Thẩm phán Tối Cao Amy Coney Barrett.

Thứ năm - 29/10/2020 11:33
Thẩm phán Tối Cao Amy Coney Barrett

Thẩm phán Tối Cao Amy Coney Barrett

( CNA ngày 27 tháng 10 năm 2020 ).- Toàn thể các giới Công Giáo Hoa Kỳ, các giám mục, học giả và chuyên gia về chính sách đã ca ngợi việc xác nhận Thẩm phán Amy Coney Barrett lên Tòa án tối cao vào ngày 26 tháng 10. Bà Barrett đã được Thượng Viện xác nhận tối thứ Hai trong một cuộc bỏ phiếu chia rẽ theo đảng phái.

Với sự nhậm chức cuả bà Barrett thì Toà án Tối Cao nay có 6 vị thẩm phán Công Giáo, các vị Công Giáo khác là Chánh án John Roberts, các Thẩm phán Thomas, Samuel Alito, Sonia Sotomayor, và Brett Kavanaugh.

Bà Barrett và bà Sotomayor là hai nữ Thẩm phán Công Giáo duy nhất trong lịch sử Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Đức Tổng Giám Mục Gregory Aymond của New Orleans, LA, là chỗ ‘chôn rau cắt rốn’ cuả bà Barrett đã ca ngợi bà là ‘một người đồng hương’ (một người chúng ta): “Chúng tôi cầu nguyện rằng Chúa Thánh Thần sẽ tiếp tục dẫn dắt bà ấy và hướng dẫn bà trong việc phục vụ đất nước.”

Đức Giám Mục Richard Stika của Knoxville, Tennessee, và Đức Giám Mục Joseph Strickland của Tyler, Texas cũng gửi lời chúc mừng đến bà Barrett qua Twitter.

Việc bà Barrett nhậm chức tại Tòa án Tối cao cũng được chào đón bởi các đồng nghiệp cũ của bà tại Đại học Notre Dame, nơi bà vừa là sinh viên luật vừa là giáo sư trong nhiều năm.

“Thay mặt cho Đại học Notre Dame, chúng tôi chúc mừng bà Amy Coney Barrett đã được Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận ngày hôm nay là thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ,”Linh mục John Jenkins, CSC, viện trưởng trường đại học, nói như trên qua một thông cáo.

“Được các chuyên gia từ khắp các lĩnh vực triết học tư pháp công nhận là một học giả pháp lý và là một thẩm phán xuất sắc, bà ấy đã là một đồng nghiệp đáng kính và một giáo sư được sinh viên tôn kính. Thẩm phán Barrett đã trở thành cựu sinh viên đầu tiên và là giáo sư đầu tiên của trường Notre Dame được vinh dự này,” Cha Jenkins nói.

“Chúng tôi cùng gia đình và thân hữu của bà ăn mừng thành tích quan trọng này và chúng tôi xin gửi tới Thẩm phán Barrett và tất cả các đồng nghiệp của bà trên tòa án tối cao những lời cầu nguyện không ngừng của chúng tôi trong công việc thực thi công lý và bảo vệ Hiến pháp.”

Tâm tình của linh mục Jenkins cũng đã được giáo sư G. Marcus Cole, giáo sư và khoa trưởng tại trường Luật Notre Dame lập lại. Giáo sư Cole cho biết ông “vô cùng tự hào về một cựu sinh viên, đồng thời là đồng nghiệp và bạn hữu trong dịp trọng đại này”.

Giáo sư Cole nói: “Trong hơn hai thập kỷ, chúng tôi đã hân hạnh được thừa hưởng một tài năng xuất sắc, một sự giảng dạy tận tâm và một nhân cách cởi mở, chu đáo của bà ấy đối với các vấn đề pháp lý. Ông gọi bà Barrett không chỉ là một học giả “lỗi lạc”, mà còn là một con người “mẫu mực” và có lòng.

“Mặc dù chúng tôi sẽ ghi nhớ hình ảnh cuả bà ấy trong khuôn viên trường và trong cộng đồng của chúng tôi, nhưng chúng tôi mong muốn được chứng kiến những phẩm chất này biểu lộ ra khi bà ấy phục vụ tại tòa án cao nhất của quốc gia,” Giáo sư Cole nói.

Sinh ra ở New Orleans, bà Barrett theo học Trường Luật cuả Đại học Notre Dame trước khi làm thư ký cho Thẩm phán Laurence Silberman tại Tòa án DC và thư ký cho Thẩm phán Antonin Scalia tại Tòa án Tối cao. Sau đó, bà hành nghề luật sư tư, rồi trở lại Trường Luật Notre Dame để giảng dạy từ năm 2002, và trở thành giáo sư thực thụ vào năm 2010.

Trong quá trình phỏng vấn tại Thượng viện, bà Barrett đã trở thành mục tiêu chỉ trích của các nhà bình luận truyền thông và các nhà lập pháp đảng Dân chủ, với những câu chuyện tập trung vào niềm tin tôn giáo và gia đình của bà.

Tiến sĩ Robert George, giáo sư Princeton, đề cập đến cuộc tranh cãi về mối quan hệ của bà Barrett với hội People of Praise (Những người Ca tụng Thiên Chuá,) đã đăng một bức ảnh của mình với bà trên Twitter với câu chú thích như sau:

“Với người ‘Tôi Tớ’ của pháp luật”.

Chữ Tôi Tớ (Handmaiden) là lời thưa cuả Đức Mẹ khi Ngài trả lời: “Này tôi là Tôi Tớ đức Chuá Trời, tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần truyền.”

Ông Brian Burch, chủ tịch của CatholicVote, nói rằng việc xác nhận bà Barrett “đặc biệt tiếp thêm sinh lực” cho người Công Giáo ở Hoa Kỳ.

“ Thẩm phán Barrett đã chứng minh rõ ràng rằng bà có những phẩm chất, kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một Thẩm phán công bằng và độc lập cho mọi người Mỹ. Các thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu để xác nhận Thẩm phán Barrett sẽ được khen ngợi vì tập trung vào trình độ và sự cam kết xuất sắc của bà đối với sự công bằng và pháp quyền, thay vì các cuộc tấn công chống Công Giáo xấu xí cuả quá trình này,” ông nói.

Tiến sĩ Grazie Christie, cố vấn chính sách cuả Hiệp hội Công Giáo, gọi sự xác nhận của bà Barrett là một “tin tuyệt vời cho tất cả những người Mỹ yêu thích một nền tư pháp công bằng và độc lập chứ không phải là một diễn đàn cổ động cho đảng phái”.

“Thẩm phán Barrett đã chứng minh rằng bà ấy sẽ áp dụng luật pháp bình đẳng cho tất cả những ai mà bà sẽ thụ lý và sẽ giải thích Hiến pháp một cách trung thực như đã được viết. Sự hiểu biết sâu rộng về luật pháp của bà còn được đi kèm với một tác phong gương mẫu của bà ấy, ” theo lời bà Christie.

Bà Christie gọi bà Barrett là “một tấm gương cho giới phụ nữ và các cô gái khao khát đạt được những thành tích cao nhất”.

Tác giả bài viết: Trần Mạnh Trác

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.