Bài Diễn văn của Đức Thánh Cha cho Hội nghị về Y học Tái sinh

Pope Francis

Pope Francis

Hội nghị năm nay tập trung vào các bệnh ung thư nơi trẻ em và các bệnh hiếm lạ, cũng như các bệnh phát sinh do tiến trình lão hóa. Đại hội này chuyên chú vào các bài tường thuật và thảo luận giữa các nhà nghiên cứu hàng đầu về tế bào gốc, các bác sĩ, những người phục vụ các bệnh nhân, các nhà đạo đức học, các nhà hảo tâm, các nhà lãnh đạo các tôn giáo và chính quyền.
Hội nghị năm nay tập trung vào các bệnh ung thư nơi trẻ em và các bệnh hiếm lạ, cũng như các bệnh phát sinh do tiến trình lão hóa. Đại hội này chuyên chú vào các bài tường thuật và thảo luận giữa các nhà nghiên cứu hàng đầu về tế bào gốc, các bác sĩ, những người phục vụ các bệnh nhân, các nhà đạo đức học, các nhà hảo tâm, các nhà lãnh đạo các tôn giáo và chính quyền.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung vào ba khía cạnh của lập trường của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, và các tổ chức liên hệ tới Hội đồng này.

"Đây là cơ bản quan trọng thúc đẩy chúng ta phát huy một mối quan tâm lớn lao hơn cho xã hội, và không thể thờ ơ với tiếng cứu của cận nhân láng giềng đang cần được giúp đỡ, kể cả khi ho bất luận là nam hay nữ đang mắc phải một căn bệnh hiếm lạ." Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọ tất cả hãy "gia tăng sự nhạy cảm này."

 Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu, về "giáo dục và nghiên cứu khoa học chân chính." Giáo dục, Ngài nói, là cần thiết không chỉ để phát triển khả năng trí tuệ của sinh viên học sinh, mà còn để đảm bảo "sự hình thành nhân bản và sự chuyên biệt tuyệt đỉnh. "Nghiên cứu, trong đó," đòi hỏi sự quan tâm chắc chắn về đạo đức để việc làm ấy trở thành một công cụ bảo vệ sự sống cho con người và phẩm giá của con người ".

Khía cạnh thứ ba Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh là việc "đảm bảo quyền được chăm sóc." Một ham muốn có nhiều lợi nhuận không bao giờ được áp dụng trên giá trị của cuộc sống con người. Về điều này, Đức Thánh Cha nói, "lý do tại sao việc toàn cầu hóa thái độ vô cảm phải được đáp trả bằng sự đồng cảm của toàn cầu." Bằng việc tập chung vào việc giáo dục mọi người chú tâm về các căn bệnh hiếm lạ, qua việc tăng kinh phí cho việc nghiên cứu, và bằng cách thúc đẩy "có những luật lệ cần thiết cũng như những mô thức tài chánh kinh tế ", Đức Thánh cha nói tiếp," trọng tâm của con người nhân bản sẽ được tái khám phá.

 " Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bài diễn văn của Ngài với lời động viên dành cho tất cả mọi tham dự viên của hội nghị là: "Trong Năm Thánh này, Quí vị được mời gọi đem tài năng và lòng quảng đại cộng tác với lòng thương xót của Chúa Cha."

Dưới đây là toàn văn của bài phát biểu của Đức Thánh Cha Phanxicô cho các tham dự viên của Hội nghị về sự tiến bộ của Y học tái sinh và ảnh hưởng văn hóa của nó được phát biểu tại Hội trường Phaolô VI tại Vatican

Quí vị thân mến,

Tôi vui mừng chào đón tất cả quí vị. Tôi cám ơn Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi về những lời chào đón thân thương dành cho tôi, và trên hết tôi cám ơn Đức Hồng Y đã triệu tập Đại hội này, một đại hội tập trung về chuyên đề trước các vấn đề thách thức về các căn bệnh hiếm lạ được phát sinh trong xã hội và văn hóa ngày nay. Trong các cuộc thảo luận của quí vị, quí vị cống hiến những tài năng chuyên môn của quí vị và những chuyên biệt tuyệt hảo của quí vị trong lãnh vực nghiên cứu về những phương pháp điều trị mới. Đồng thời, quí vị không bỏ qua vấn đề đạo đức, nhân bản, xã hội và văn hóa, cũng như các vấn đề phức tạp trước những sự việc chăm sóc cho những người bị những cơn bệnh hiếm lạ hoàng hành. Những bệnh nhân này thường không được quan tâm đầy đủ, bởi vì đầu tư vào những chứng bệnh mới này rất tốn kém và kinh phí lớn lao. Trong vai trò và chức vụ của tôi, tôi có nhiều cơ hội gặp gỡ những người mắc phải những chứng bệnh "hiếm lạ". Những cơn bệnh này đang ảnh hưởng đến hàng triệu người khắp nơi thế giới, và gây ra nhiều đau khổ và lo lắng cho những người liên hệ tới họ như họ hàng thân thuộc.

Đại hội này được triệu tập trong Năm Thánh Từ bi ngoại thường còn mang nhiều ý nghĩa hơn; lòng thương xót là "luật căn bản nằm sâu trong trái tim của mọi người, đang đồng cảm qua những khóe nhìn vào những cặp mắt của anh chị em của mình, mà mình đang bắt gặp gỡ trong cuộc sống" (Misericordiae Vultus, 2). Công việc của quí vị là dấu hy vọng, vì nó nối kết con người lại với nhau cũng như liên đới các tổ chức từ các nền văn hóa đa dạng, xã hội và tôn giáo lại trong cùng một mối quan tâm dành cho các bệnh nhân.

Tôi muốn cùng qúi vị, mặc dù trong một thời gian vắn vỏi, quảng diễn ba khía cạnh của sự cam kết của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và tổ chức làm việc của Hội đồng: Hội đồng Khoa học và Đức tin của Tòa Thánh (STOQ), Tổ chức Tái tạo Phôi cho sự sống (Stem for Life Foundation), và nhiều nhân viên khác đang làm việc trong các lãnh vực này.

Vấn đề đầu tiên là " Hãy có lòng thương cảm". Đây chính là căn bản quan trọng mà chúng ta thúc đẩy sự đồng cảm rộng lớn hơn trong xã hội, không còn lãnh cảm hay vô cảm trước tiếng kêu cứu của láng giềng đang cần chúng ta giúp đỡ, kể cả khi họ đang mắc phải một căn bệnh lạ. Chúng ta ý thức rằng chúng ta không có sẵn phương liệu chữa trị cho các căn bệnh lạ này, nhưng chúng ta vẫn có thể mau mắn chăm sóc họ vì họ thường là những người cảm thấy bị bỏ rơi và bị quên lãng! Chúng ta nên nhạy cảm với mọi người, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo, địa vị xã hội hay văn hóa.

Khía cạnh thứ hai hướng dẫn các nỗ lực của quí vị là "nghiên cứu", chúng ta biết hai lãnh vực: giáo dục và nghiên cứu khoa học không thể tách rời nhau. Ngày nay, hơn bao giờ hết, chúng ta thấy nhu cầu cấp thiết cho một nền giáo dục không chỉ phát triển khả năng trí tuệ của sinh viên học sinh, mà còn đảm bảo cho một sự phát triển hình thành con người toàn diện và chuyên nghiệp của của họ đạt được mức độ thành toàn. Từ quan điểm sư phạm này, thật là cần thiết về mặt y học cũng như cuộc sống để có các khóa học đa ngành được trang bị bằng các phòng thí nghiệm cũng như được hướng dẫn bằng các tiêu chí luân lý đạo đức. Nghiên cứu, cho dù trên bình diện văn học hay công nghiệp, đòi hỏi phải có sự quan tâm đến vấn đề đạo đức vững chắc để chúng trở thành những công cụ bảo vệ sự sống và phẩm giá con người. Sự hình thành và nghiên cứu, do đó, khao khát được phục vụ các giá trị cao cả hơn, chẳng hạn như tình đoàn kết, sự rộng lượng, khoan dung, chia sẻ kiến thức, tôn trọng sự sống con người, và tình yêu huynh đệ vị tha.

Khía cạnh thứ ba tôi muốn đề cập đến là "đảm bảo được chăm sóc". Trong Tông Huấn Evangelii Gaudium, tôi nêu bật giá trị của sự tiến bộ của con người ngày nay, trong "các lĩnh vực như y tế, giáo dục và truyền thông" (52). Tôi cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phản bác lại "một nền kinh tế loại trừ và bất bình đẳng" (53) khi mà nó biến con người thành nạn nhân của các cơ chế lợi nhuận chiếm ưu thế trên giá trị của cuộc sống con người. Đây là lý do tại sao sự vô cảm toàn cầu hóa phải được đáp trả bằng sự đồng cảm đại đồng. Chúng ta được kêu gọi làm cho tiếng kêu cứu học hỏi chạy chữa cho các căn bệnh hiếm lạ được ý thức, hầu việc đầu tư nghiên cứu được học hỏi, thế giới tăng kinh phí cho nghiên cứu và hình thành những luật lệ cần thiết cũng như đề xuất những mô hình kinh tế cần thiết cho lãnh vực này. Như thế trọng tâm của con người sẽ được tái khám phá. Nhờ những nỗ lực phối hợp ở các cấp độ khác nhau và trong các lĩnh vực khác nhau, Con người không chỉ được giảm bớt đi những khổ đau bệnh tật đang hoành hành, mà còn để đảm bảo những chăm sóc cho các bệnh nhân.

Tôi khích lệ quí vị hãy nuôi dưỡng những giá trị đã tiềm ẩn sẵn trong chương trình nghiên cứu học thuật và văn hóa của quí vị mà quí vị đã khởi đầu trong mấy năm qua. Vì vậy, tôi mong quí vị hãy tiếp tục qui tụ thêm nhiều người, nhiều tổ chức khắp nơi trên thế giới vào công việc làm của quí vị. Trong Năm Thánh này, quí vị có khả năng thông dự và quảng đại cộng tác với lòng thương xót của Chúa Cha. Tôi cùng đồng hành với quí vị và chúc lành cho quí vị trong hành trình này; tôi cũng xin quý vị cầu nguyện cho tôi với.

Chân thành cám ơn quí vị.

Tác giả bài viết: Thanh Quảng sdb

Nguồn tin: vietcatholic