Diễn biến dồn dập sau các vụ nổ long trời: Putin rút máy bay khỏi Crimea, cách chức Tư Lệnh Hạm Đội

Tin thế giới

Tin thế giới

Thông tin cập nhật cho biết, các phương tiện truyền thông Nga cũng đưa tin khói bốc lên gần căn cứ không quân Gvardeyskoye cùng với những tiếng nổ long trời.
1. Nga rút hết các máy bay chiến đấu ra khỏi bán đảo Crimea

Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 18 tháng 8, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết Nga đã rút hết các máy bay chiến đấu ra khỏi Crimea vì lo ngại một cuộc tấn công lần thứ ba của Ukraine nhắm vào các căn cứ không quân trên bán đảo này. Phát ngôn nhân cho biết ít nhất 24 chiếc máy bay phản lực và một số chưa thể xác định các máy bay trực thăng đã được rút đi.


Các nhà lãnh đạo quân sự Nga “ngày càng lo ngại” về an ninh ở Crimea sau các vụ nổ được báo cáo hôm thứ Ba, một thông tin cập nhật của tình báo Anh cho biết.

Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết cả chính quyền Nga và Ukraine đều thừa nhận rằng một bãi chứa đạn đã phát nổ hôm thứ Ba gần Dzhankoi ở phía bắc khu vực. Hệ thống đường sắt, chủ yếu dùng để tiếp tế cho quân Nga ở miền Nam Ukraine; và một nhà ga phụ gần đó cũng bị hư hại.

Thông tin cập nhật cho biết, các phương tiện truyền thông Nga cũng đưa tin khói bốc lên gần căn cứ không quân Gvardeyskoye cùng với những tiếng nổ long trời.

Dzhankoi và Gvardeyskoye sở hữu hai sân bay quân sự quan trọng của Nga ở Crimea, bản cập nhật cho biết thêm.

Và trong khi “nguyên nhân của những sự việc này và mức độ thiệt hại vẫn chưa được làm rõ”, các chỉ huy Nga đang “ngày càng quan tâm” đến an ninh trong khu vực mà Nga sáp nhập vào năm 2014.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bản cập nhật tin tình báo của Bộ Quốc Phòng Anh qua phần trình bày của Kim Thúy

Vào ngày 16 tháng 8 năm 2022, các quan chức Nga và Ukraine đều thừa nhận rằng một bãi chứa đạn đã phát nổ gần Dzhankoi ở phía bắc Crimea, nơi một ga đường sắt và một trạm biến áp điện phụ gần đó cũng có khả năng bị hư hại. Truyền thông Nga cũng đưa tin, khói bốc lên từ gần căn cứ không quân Gvardeyskoye ở trung tâm bán đảo Crimea.

Dzhankoi và Gvardeyskoye là nơi có hai sân bay quân sự quan trọng nhất của Nga ở Crimea. Dzhankoi cũng là nút giao thông đường bộ và đường sắt quan trọng, đóng vai trò chủ yếu trong việc tiếp tế cho các hoạt động của Nga ở miền nam Ukraine.

Nguyên nhân của những sự việc này và mức độ thiệt hại vẫn chưa được làm rõ nhưng các chỉ huy Nga rất có thể sẽ ngày càng lo ngại về tình hình an ninh xuống cấp rõ ràng trên khắp Crimea, nơi có chức năng là khu vực hậu cứ của cuộc xâm lược.

2. Cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi phá hủy Cầu Crimea.

Mykhailo Podolyak, cố vấn của tổng thống Ukraine, cho biết Ukraine chưa bao giờ cấp phép xây dựng cây cầu và nó là một “đối tượng bất hợp pháp”.

“Nó làm tổn hại đến sinh thái của bán đảo và do đó phải bị tháo dỡ. Phá cây cầu này bằng cách nào không quan trọng - tự nguyện hay không”

Cầu Crimea, được xây dựng sau cuộc xâm lược Crimea của Nga vào năm 2014, bắc qua eo biển Kerch, nối bán đảo Crimea với lục địa Nga.

Cây cầu đã bị đóng cửa vào đêm thứ Ba sau một loạt cuộc tấn công vào các căn cứ của Nga và các cơ sở hạ tầng khác ở Crimea. Việc đóng cửa được cho là đã xảy ra trong bối cảnh lo ngại rằng cây cầu cũng sẽ bị tấn công.

Ông Podolyak báo hiệu rằng Ukraine coi cây cầu là một mục tiêu tấn công quân sự hợp pháp.

“Đó là một công trình xây dựng bất hợp pháp và là cửa ngõ chính cung cấp cho quân đội Nga ở Crimea. Những thứ như vậy nên bị tiêu hủy “.

3. Truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti cho biết Putin đã cách chức Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải

Trong bản tin tối thứ Tư 17 tháng 8, theo giờ địa phương Mạc Tư Khoa, truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti cho biết Putin đã cách chức Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải.

Cơ quan này cho biết, Phó Đô đốc Viktor Sokolov đã được giới thiệu như là tân Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải tại một cuộc họp của các nhân vật cấp cao nhất của hạm đội tại Sevastopol ở Crimea.

Cơ quan này nói thêm rằng không có sự kiện công khai nào được tổ chức liên quan đến việc nhậm chức của Phó Đô đốc Viktor Sokolov trong bối cảnh RIA Novosti gọi là “mức độ vàng của mối đe dọa khủng bố” trong thành phố.

Số phận của cựu Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải Igor Osipov vẫn chưa được loan báo. Ông ta được tường trình đã bị mất chức sau vụ Ukraine đánh chìm tàu Moskva vào tháng 4.

Solokov trước đây từng là người đứng đầu Học viện Hải quân Kuznetsov ở Saint Petersburg, là trường đại học chính của Hải quân Nga.

4. Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ mở một cuộc điều tra về báo cáo của chính mình liên quan đến cái gọi là tội ác chiến tranh của Kyiv sau phản ứng dữ dội về những cáo buộc vô lý chống lại Ukraine

Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ tổ chức một cuộc điều tra chính thức về việc liệu tổ chức này có cáo buộc sai sự thật về tội ác chiến tranh của Ukraine hay không.

Tổ chức nhân quyền đã công bố động thái nói trên hôm 16 tháng 8, trong bối cảnh có các phản ứng dữ dội ngày càng tăng sau khi tổ chức này công bố một báo cáo gây nhiều tranh cãi khi cho rằng Kyiv đóng quân tại các thị trấn và thành phố là 'vi phạm luật pháp quốc tế'.

Cuộc điều tra này diễn ra sau sự từ chức của các nhân viên cấp cao và những người ủng hộ lo ngại rằng tài liệu, được công bố trong tháng này, đang được sử dụng để biện minh cho các cuộc tấn công của Nga vào các trường học và bệnh viện.

Một nhóm 'chuyên gia đánh giá bên ngoài' sẽ xem xét các tuyên bố của các chuyên gia pháp lý rằng báo cáo gây tranh cãi có các sai lầm cơ bản và các quy tắc về xung đột vũ trang đã bị hiểu sai.

Họ cũng dự kiến sẽ điều tra những cáo buộc rằng tác giả của nó, Donatella Rovera, đã cố ý không cho các quan chức quốc phòng Ukraine có đủ thời gian để phản hồi về phát hiện của cô ta.

Ân xá Quốc tế cho biết: 'Tổ chức Ân xá Quốc tế sẽ tiến hành một cuộc đánh giá sâu, toàn diện về quá trình dẫn đến việc công bố thông cáo báo chí về các hành vi được cho là vi phạm luật nhân đạo quốc tế của các lực lượng Ukraine'.

Phát hiện của báo cáo có thể đe dọa tương lai của tổng thư ký Agnes Callamard, nhà lãnh đạo được hưởng lương lên đến 220.000 bảng Anh một năm của Tổ chức Ân xá, người không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bật đèn xanh, và sau đó quảng bá báo cáo, mà còn sử dụng Twitter để gán cho những người chỉ trích báo cáo của mình là ‘côn đồ trên các phương tiện truyền thông xã hội’.

Tranh cãi đã nổ ra trong gần hai tuần qua sau tuyên bố của bà trong tài liệu rằng các nhà lãnh đạo quân đội Ukraine đang tìm cách bảo vệ các khu vực đô thị đã 'vi phạm các quy tắc chiến tranh khi sử dụng công dân của họ làm lá chắn con người'.

Trên thực tế, các nhà phê bình cho rằng Kyiv không có lựa chọn nào khác ngoài việc đồn trú binh lính ở các thị trấn và thành phố nếu muốn ngăn chặn những kẻ xâm lược đang tấn công dân chúng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Tổ chức Ân xá đang cố gắng 'chuyển trách nhiệm từ kẻ gây hấn sang nạn nhân'.

Tờ Daily Mail tuần này tiết lộ rằng các phóng viên chiến trường lo ngại rằng tác giả của báo cáo, cô Rovera, không hiểu các quy định về xung đột vũ trang ở các khu vực đô thị.

5. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ đến Ukraine trong tuần này để gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ

Liên Hiệp Quốc thông báo: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres sẽ đến Ukraine trong tuần này, tới Lviv vào thứ Năm để thảo luận về các vấn đề song phương và đến Odesa vào thứ Sáu để thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc.

Phát ngôn nhân Stéphane Dujarric cho biết Tổng Thư Ký Guterres sẽ tổ chức một cuộc họp ba bên với các nhà lãnh đạo Ukraine và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan để thảo luận về các hoạt động bên trong của thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải. Ông cũng có kế hoạch tổ chức một cuộc gặp song phương với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.

Vào tháng 7, Ukraine và Nga đã đồng ý với một thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc quan trọng từ các cảng ở Hắc Hải của Ukraine.

Tổng Thư Ký Guterres sẽ đi Istanbul vào thứ Bảy. Dujarric cho biết người Nga đã biết về kế hoạch công du của tổng thư ký.

6. Bộ Quốc phòng Nga ký hợp đồng cung cấp hỏa tiễn đạn đạo và hệ thống phòng không

Bộ Quốc phòng Nga đã ký các hợp đồng nhà nước về sản xuất và cung cấp hỏa tiễn đạn đạo và hệ thống phòng không cho quân đội Nga, trị giá hơn 500 tỷ rúp (hơn 8 tỷ USD).

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết Bộ Quốc phòng đã ký các hợp đồng sản xuất hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Sarmat, hệ thống phòng không S-500 và cung cấp máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 trong Diễn đàn kỹ thuật-quân sự quốc tế Army 2022 được tổ chức gần Mạc Tư Khoa.

Theo hãng thông tấn nhà nước TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 6 cho biết hệ thống hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Sarmat đầu tiên sẽ được đặt trong tình trạng báo động ở Nga vào cuối năm 2022.

Sarmat là tên mà các phương tiện truyền thông Nga dùng để gọi loại hỏa tiễn này. Các phương tiện truyền thông phương Tây gọi là Satan-2.

7. VLADIMIR Putin “lo sợ cho tính mạng của mình” khi cuộc xâm lược Ukraine bị “phá hoại” bởi những thất bại chiến lược trên bộ và trên biển, các chuyên gia khẳng định.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố rằng cách duy nhất để gây ảnh hưởng đến Putin là cấm người Nga vào Liên Hiệp Âu Châu và do đó gây ra sự tức giận của người Nga.

Ông Zelenskiy nói với Washington Post: “Con người ác ôn này không có nỗi sợ nào khác ngoài nỗi sợ hãi cho mạng sống của mình”.

“Mạng sống của ông ta phụ thuộc vào việc ông ta có bị đe dọa bởi dân chúng của mình hay không. Không có gì khác để đe dọa ông ta”.

Trong khi đó, lực lượng của bọn cường hào đang gặp khó khăn sau vô số thất bại của hải quân - bao gồm cả việc đánh chìm tàu chiến Moskva, bị lực lượng Ukraine tấn công bằng hỏa tiễn chống hạm vào ngày 14 tháng 4.

Theo Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh, các lực lượng Nga cũng đang gặp khó khăn vì họ đã mất nhiều máy bay phản lực và không còn kiểm soát được Đảo Rắn quan trọng về mặt chiến lược.

Bộ Quốc Phòng Anh cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba: “Các tàu nổi của Hạm đội Hắc Hải của Nga tiếp tục theo đuổi một tư thế phòng thủ cực kỳ nghiêm ngặt, với các cuộc tuần tra thường giới hạn ở vùng biển trong tầm nhìn của bờ biển Crimea.”