Đời sống đức tin của diễn viên Marco Cortesi và bộ phim hay nhất châu Âu năm 2019

Tay nắm tay

Tay nắm tay

Marco Cortesi là diễn viên chính của bộ phim Rwanda. Bộ phim nói về cuộc diệt chủng năm 1994, được bình chọn là bộ phim hay nhất trong năm 2019 của châu Âu. Đối với Marco đứng trước sự dữ tôi tự hỏi: Chúa Giêsu sẽ làm gì? Ngày nay, người ta dễ rơi vào tình trạng bi quan chán nản, nhưng mỗi người có thể có thái độ khác nhau trước hoàn cảnh giống nhau. Trong cuộc sống mọi thứ không cần phải rõ ràng từ A đến Z; cuộc sống không thể như thế: Chúng ta cần phải khởi hành, phải mạo hiểm. Phần còn lại sẽ đến với thời gian.
Cuộc phiêu lưu nghệ thuật

Marco Cortesi đến với môn nghệ thuật thứ bảy từ một kinh nghiệm làm tình nguyện viên quốc tế tại Nam Tư cũ. Lúc đó Marco chưa tròn 20 tuồi. Trong vài tuần anh và những người khác đã làm việc trong một trại tị nạn ở Pola, Croazia. Tiếp xúc với những người dường như bị mất tất cả đã giúp Marco và các tình nguyện viên suy nghĩ lại về giá trị đích thực của cuộc sống là gì? Từ đây mọi người đã có một sự thay đổi tận sâu thẳm trong tâm hồn. Mỗi ngày họ nghe những câu chuyện đau thương của chiến tranh, nhưng giữa những nỗi sầu buồn đó họ cũng được nghe kể lại những trải nghiệm phi thường về lòng dũng cảm.

Từ những trải nghiệm trên, tại nhà hát Marco đã cho ra đời các vở diễn với chủ đề về “Phụ nữ”, và sau đó một chương trình khác được mang tên “Chọn lựa” nói về những hành động dũng cảm và liên đới trong lúc diễn ra cuộc xung đột ở Bosnia

Một thông điệp vẫn còn phù hợp cho ngày hôm nay

Marco cho biết: “Trong chuyên mục ‘chọn lựa’ chúng tôi nói về những người đã quyết định liều mạng sống để giúp đỡ người khác mặc dù trên giấy tờ họ là kẻ thù của nhau. Họ đã quyết định thực hiện một điều đúng đắn. Đứng trước những hoàn cảnh như vậy chúng tôi không thể bào chữa nói rằng ‘Tôi không thể làm gì hết’. Thông điệp từ những câu chuyện của quá khứ nói cho chúng ta biết rằng: mỗi người trong chúng ta mạnh mẽ hơn chúng ta tưởng nghĩ và chúng ta có thể làm những điều khác biệt, thay đổi lịch sử, thay đổi cái ác thành điều tốt. Ngày nay người ta dễ rơi vào chủ nghĩa bi quan, tôi tin rằng trong xã hội chúng ta người tốt nhiều hơn người xấu”.

Tình yêu hôn nhân, nghệ thuật

Marco Cortesi và người vợ thân yêu, Mara Moschini; cả hai gặp nhau ở Roma. Ngoài tình yêu trong hôn nhân cả hai đều có niềm đam mê nghệ thuật. Theo Marco hai niềm say mê này có mối tương quan hổ tương sâu sắc. Cả hai đều được ý muốn làm một điều gì tốt cho người khác thúc đẩy họ dấn thân.

Phương châm sống của cả hai người đó là: “Chúng tôi muốn thay đổi thế giới qua từng câu chuyện”. Với kinh nghiệm là hướng đạo sinh trong 20 năm và hấp thụ phương pháp giáo dục của hướng đạo, Marco luôn can đảm dấn thân không sợ mệt mõi, tiếp tục tin tưởng mặc dù khó khăn vẫn còn đó. Marco thú nhận nếu không nhờ theo hướng đạo anh không thể làm những điều anh đang làm hiện nay.

Đức tin bị thử thách

Tuy nhiên, để có thể sống lạc quan và tin tưởng vào Thiên Chúa như hiện nay không phải là Marco không từng có những giai đoạn chịu thử thách. Anh cho biết: Kinh nghiệm ở Nam Tư cũ làm cho anh trải qua một giai đoạn khủng hoảng đức tin. Vì từ nơi đây Marco chứng kiến một cuộc chiến tranh tôn giáo, tranh giằnh quyền lực. Từ kinh nghiệm này Marco bị cám dỗ mơ một thế giới không có tôn giáo. Nhưng rồi sau một thời gian lắng đọng, cầu nguyện, được hướng dẫn Marco xác tín rằng Thiên Chúa luôn hiện diện, vượt lên trên sự khai thác của con người.

Điều lôi cuốn nhất từ khuôn mặt Chúa Giêsu

Marco kể lại một giai thoại: “Khi học ở trường mẫu giáo tôi rất ấn tượng với hình ảnh của một nữ tu, sơ Margherita. Sơ Margherita không bao giờ la mắng chúng tôi, nhưng khi chúng tôi cãi nhau, sơ hỏi chúng tôi: “Chúa Giêsu đã làm gì?”. Với câu hỏi này tạo cho tôi cảm giác tội lỗi mà trong giai đọan đó tôi không hiểu hết ý nghĩa của câu hỏi đó. Về sau từ từ tôi hiểu nó hơn, và nó cho tôi một trải nghiệm ghi nhớ mãi mãi đó là "Chúa Giêsu sẽ làm gì?". Câu hỏi này thường vang vọng trong tâm trí tôi. Tôi tự hỏi: trước sự hiện diện của các lái buôn trong đền thờ, liệu tôi có đủ can đảm làm đổ các quầy hàng không? hay tôi có đủ can đảm tha thứ cho gái điếm ăn năn, thách thức ý kiến của những kẻ tuân thủ lề luật? Chúa Giêsu là một người cứng rắn, Ngài sống đức tin. Ngài không phải là một người hèn nhát, nhưng là một người liều lĩnh và dám nói trực tiếp với những kẻ quyền bính. Tôi tìm thấy sự can đảm tương tự đó nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngay cả những người không đến nhà thờ cũng bị ngài chinh phục: nó có sức lôi cuốn và mê hoặc bởi vì ngài hy sinh và không sợ hãi».

Cần tin vào ước mơ của mình

Marco còn chia sẻ về cách thức thực hiện ước mơ trong cuộc sống. Anh trích dẫn lời của Martin Luther King: “Để thực hiện một việc bước đầu tiên bạn không cần nhìn toàn bộ cái cầu thang. Đây là một bài học lớn của đức tin vào Đấng Quan Phòng”. Ngày nay, ngược lại các bạn trẻ dường như thiếu thái độ tin tưởng này. Tại trường học chúng tôi hay gặp các bạn trẻ rất giỏi, thông minh, nhưng bị chặn lại không dám sử dụng khả năng mình cho chính mình cho gia đình và cho xã hội vì lo sợ. Đối với họ, mọi thứ phải rõ ràng từ A đến Z. Cuộc sống không thể như thế: Chúng ta cần phải khởi hành, phải mạo hiểm. Phần còn lại sẽ đến với thời gian. Chúng tôi kết bạn với một nhóm bạn trên Whatsapp từ nhiều gia đình tốt đẹp, có công việc ổn định. Tuy nhiên họ không hạnh phúc. Trái lại với một cậu bé Rwandan, để hạnh phúc thì đủ để biết rằng người mẹ vẫn khỏe. Chúng ta đã mất cảm giác biết ơn. Và đây là một căn bệnh thực sự nguy hiểm".

Tác giả bài viết: Ngọc Yến