Hi hữu: ĐTC tiết lộ bối cảnh ngài thiết lập Ngày Thế Giới Người Nghèo. Chiêu độc của độc tài Belarus

Tin thế giới

Tin thế giới

Chính phủ Ba Lan, Liên minh Âu Châu và NATO đã cáo buộc Belarus giúp người di cư tập trung tại biên giới. Chính phủ Belarus, do Tổng thống Alexander Lukashenko đứng đầu, phủ nhận cáo buộc này.
1. Giáo Hội Công Giáo ở Belarus kêu gọi cầu nguyện cho người di cư

Hôm thứ Tư, Giáo Hội Công Giáo Belarus đã lên tiếng kêu gọi cầu nguyện cho những người di cư và tị nạn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng gia tăng tại biên giới nước này với Ba Lan.



Lời kêu gọi được công bố vào ngày 10 tháng 11 trên trang web của Giáo hội, Catholic.by.

“Vào thời điểm một cuộc khủng hoảng nhân đạo thực sự đang diễn ra ở biên giới của đất nước chúng ta, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất, tức là người di cư và người tị nạn”.

Ba Lan, một quốc gia Trung Âu với dân số 38 triệu người, đã gửi quân đến biên giới với Belarus sau khi số lượng người di cư kỷ lục, chủ yếu từ Trung Đông, đang áp sát biên giới.

Chính phủ Ba Lan, Liên minh Âu Châu và NATO đã cáo buộc Belarus giúp người di cư tập trung tại biên giới. Chính phủ Belarus, do Tổng thống Alexander Lukashenko đứng đầu, phủ nhận cáo buộc này.

Các quan chức Ba Lan cho rằng Belarus, một quốc gia Đông Âu không hề có 1cm biển nào với dân số 9.5 triệu người, đang gây ra cuộc khủng hoảng để đáp trả các lệnh trừng phạt của Liên minh Âu Châu sau khi ông Lukashenko tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống gian lận vào tháng 8 năm 2020.

Cuộc khủng hoảng biên giới cũng đã ảnh hưởng đến Latvia và Lithuania, cả hai đều là các quốc gia thành viên Liên minh Âu Châu láng giềng với Belarus.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak hôm 10 tháng 11 cho biết “đã có nhiều nỗ lực xâm phạm biên giới Ba Lan trong đêm”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng minh của ông Lukashenko, can thiệp để chấm dứt cuộc khủng hoảng.

Trang web của Giáo Hội Công Giáo ở Belarus cũng đã đăng một báo cáo về các bình luận của Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Quan Hệ Với Các Dân Nước của Vatican, tại thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga hôm 9 tháng 11.

Phát biểu tại cuộc họp báo được truyền trực tiếp cùng với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói rằng Vatican đang thực hiện một cách tiếp cận “khá khách quan” đối với cuộc khủng hoảng biên giới.

“Về cuộc khủng hoảng tức thời đang diễn ra, ở biên giới giữa Belarus, Litva, Belarus và Ba Lan, tôi nghĩ rằng lập trường của Tòa thánh là khá khách quan đối với sự khuyến khích mà chúng tôi dành cho các nhà chức trách trên toàn Âu Châu là đảm nhận trách nhiệm của họ đối với người di cư và người tị nạn”, ngài nói.

“Và do đó, chúng tôi khuyến khích tất cả mọi người nhận trách nhiệm của mình và giải quyết những gì rõ ràng là một cuộc khủng hoảng nhân đạo rất nghiêm trọng.”

Ngài lưu ý rằng Giáo hội ở Ba Lan đã “chỉ trích cách tiếp cận của các nhà chức trách và đang cố gắng khuyến khích một cách tiếp cận nhân đạo hơn và linh hoạt hơn.”

“Tôi nghĩ rằng các giám mục của Ba Lan, chẳng hạn, đã phần nào không đồng tình với sự phản đối của các nhà chức trách. Và tôi nghĩ rằng tiếng nói của Giáo hội là khuyến khích tất cả mọi người hãy coi tình trạng này không phải là vấn đề của những con số, mà là của những người, giống như những người còn lại, những người thấy mình ở một vị trí rất nghiêm trọng. Và những người đang phải giải quyết về vấn đề này rõ ràng là đang phải gánh trên vai trách nhiệm rất lớn”.

Ngoại trưởng Lavrov nói rằng cuộc khủng hoảng cần được giải quyết với sự “tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế”.

“Điều quan trọng là không được quên gốc rễ của những vấn đề này. Nguyên nhân là do chính sách lâu dài của các nước phương Tây, bao gồm cả các thành viên NATO và Liên minh Âu Châu, đối với Trung Đông và Bắc Phi.”

“Phương Tây đang cố gắng áp đặt phiên bản của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho các quốc gia này, và cách giải thích về nền dân chủ mà họ đang thúc đẩy trên toàn thế giới. Khi phương Tây gặp ít kháng cự nhất, họ đã tung ra các liên doanh quân sự. Iraq bị ném bom dưới một chiêu bài giả, nhà nước Libya bị phá hủy và có các cuộc tấn công vào Syria. Những dự án này và các hoạt động mạo hiểm khác của các nước phương Tây của chúng ta đã kích hoạt dòng người tị nạn chưa từng có”.

Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan sẽ tổ chức một cuộc quyên góp trong tháng này cho những người di cư đang đối mặt với tình trạng xấu đi ở biên giới của đất nước với Belarus.

Trang web của Giáo Hội ở Belarus đang khuyến khích người Công Giáo đọc lời cầu nguyện sau:

Lạy Chúa nhân từ, xin cho những người tị nạn và di cư,

bị tước đoạt nhà cửa, gia đình và tất cả những gì họ biết,

cảm thấy sự hiện diện của Chúa tràn ngập tình yêu.

Làm ấm trái tim của trẻ em và người già,

cũng như của những người yếu nhất.

Xin cho họ cảm thấy rằng Chúa đang ở gần,

như Chúa đã gần gũi Thánh Gia

khi họ tị nạn ở Ai Cập.

Xin giúp họ tìm thấy một ngôi nhà mới và những hy vọng mới.

Hãy mở rộng trái tim để chúng con chấp nhận họ

như chị em và anh em,

và nhìn thấy trên gương mặt họ, Con của Ngài, Chúa Giêsu.

Amen.


Source:Catholic News Agency

2. Ngày Thế Giới Vì Người Nghèo đã được thành lập một cách hết sức kỳ lạ

Một lời bình luận đơn giản trong phòng thánh là cách Chúa Thánh Thần nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Trong chuyến hành hương với người nghèo tới Assisi vào ngày 12 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã để lại lời cảm ơn hai người Pháp có mặt trong cuộc họp: Đó là Đức Hồng Y Philippe Barbarin, tổng giám mục hiệu tòa của Lyon, và ông Étienne Villemain, người sáng lập Hiệp hội Lazare và chủ tịch của Hiệp hội Fratello, người là nguồn cảm hứng đằng sau Ngày Thế Giới Vì Người Nghèo.

Quay sang vị Hồng Y đi cùng một nhóm đến từ Pháp, Đức Thánh Cha tuyên bố: “Ngài là một trong những người nghèo, ngài cũng đã trải qua kinh nghiệm nghèo đói, bị bỏ rơi, không tin tưởng vào phẩm giá. Và ngài đã tự bảo vệ mình bằng sự im lặng và cầu nguyện.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảm ơn sự giúp đỡ của ngài đối với phong trào Fratello.

Vào ngày 30 tháng Giêng năm 2020, Đức Hồng Y Barbarin đã được Tòa phúc thẩm Lyon trắng án trong một phiên tòa nơi ngài bị buộc tội không khai báo về việc lạm dụng của cựu linh mục Bernard Preynat.

Trong thời gian này, Đức Giáo Hoàng đã không chấp nhận đơn từ chức của vị Hồng Y mà vị Hồng Y đã yêu cầu. Đức Giáo Hoàng chỉ chấp nhận sau đó vào ngày 6 tháng 3, khi mọi sự đã sáng tỏa, và tòa án Pháp đã minh oan cho Đức Hồng Y.

Tờ I Media đã nói chuyện với ngài vào cuối buổi lễ. Đức Hồng Y cho biết ngài rất vui mừng với việc Ngày Thế giới vì Người nghèo đã phát triển như thế nào, đó là “một ân sủng dành riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nghèo đói là chìa khóa để đọc toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài”.

Ngay trước khi đề cập đến Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng chỉ ra người sáng lập Fratello, là ông Étienne Villemain.

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích Villemain là nguồn cảm hứng của Ngày Thế giới Người nghèo năm 2016 như thế nào.

Tôi muốn cảm ơn Chúa đã mang đến ý tưởng về Ngày của người nghèo này. Một ý tưởng được sinh ra theo một cách hơi kỳ lạ, trong một phòng thánh. Tôi chuẩn bị cử hành thánh lễ và một trong các vị đồng tế - tên ngài là Étienne - anh chị em có biết ngài không? Étienne đưa ra gợi ý cho tôi: “Hãy thiết lập Ngày của người nghèo”. Tôi đi ra ngoài và cảm thấy rằng Chúa Thánh Thần ở bên trong, đang bảo tôi làm điều đó. Vì thế, mọi thứ bắt đầu: từ lòng dũng cảm của một trong các anh chị em, người có can đảm để mang mọi thứ về phía trước. Tôi cảm ơn anh ấy vì công việc của anh ấy trong những năm qua và công việc của nhiều người đã đồng hành cùng anh ấy.


Source:Aleteia

3. Báo cáo về tình trạng lạm dụng trong Giáo Hội ở Hoa Kỳ: Những trường hợp gần đây hiếm khi xảy ra, nhưng những con số lịch sử cho thấy di sản đau thương

Theo báo cáo mới nhất về tình trạng lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ, đã có những dấu hiệu tiến bộ trong nỗ lực ngăn chặn lạm dụng tình dục trẻ em, với dưới hai mươi cáo buộc mới về lạm dụng gần đây của các giáo sĩ,.

Đồng thời, hơn 4,200 cáo buộc mới về lạm dụng trong lịch sử đã được báo cáo và khoảng 35% giáo phận và giáo phận thiếu quy trình chính thức để kiểm tra các giáo xứ về thực hành bảo vệ trẻ em.

Báo cáo thường niên về các Phát hiện và Khuyến nghị về việc Thực hiện Hiến chương Bảo vệ Trẻ em và Thanh thiếu niên đã được Ban Thư ký Bảo vệ Trẻ em và Thanh niên của các Giám mục Hoa Kỳ công bố ngày 9 tháng 11. Đây là báo cáo thứ mười tám kể từ khi Hiến Chương Dallas được thực hiện vào năm 2002.

Báo cáo liên quan đến năm kiểm toán kéo dài từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.

Suzanne Healey, chủ tịch Hội đồng Rà soát Quốc gia, cho biết cuộc kiểm toán đã xác định được 22 cáo buộc lạm dụng xảy ra gần đây. Trong mỗi trường hợp, các cơ quan dân sự cũng được thông báo về cáo buộc để cơ quan thực thi pháp luật địa phương có thể giải quyết các vấn đề khi cần thiết.

Những trường hợp này đại diện cho 0.5% tất cả các báo cáo mà Giáo hội biết được trong giai đoạn kiểm toán.

“Thực tế là 4,228 cáo buộc nhận được có tính chất lịch sử, tức là nạn nhân bị cáo buộc hiện là người lớn và việc lạm dụng đã xảy ra trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ trước, cũng là một lời nhắc nhở rằng nỗi đau của quá khứ vẫn còn và chúng ta với tư cách là một Giáo hội phải tiếp tục vươn tới tất cả những người đã bị hại bất kể sự kiện xảy ra khi nào,” cô nói trong báo cáo.

“Các tài liệu kiểm toán năm nay, một lần nữa, cho thấy rằng các trường hợp có hành vi sai trái tình dục của các linh mục liên quan đến trẻ vị thành niên ngày nay rất hiếm trong Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ,” chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, Tổng giám mục Jose Gomez của Los Angeles cho biết trong lời nói đầu của báo cáo. “Theo kết quả kiểm toán mới nhất này, năm ngoái chỉ có 22 cáo buộc hiện nay trên toàn quốc liên quan đến trẻ vị thành niên; trong số này khoảng một phần tư đã được chứng minh cho đến nay. Những người vi phạm đã bị loại bỏ khỏi chức vụ. Mọi cáo buộc đều được báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật”.

Đức Tổng Giám Mục Gomez nói: “Như chúng ta biết, một cáo buộc lạm dụng cũng là quá nhiều. Tôi và các giám mục anh em của tôi vẫn cam kết duy trì cảnh giác trong việc bảo vệ trẻ em và người lớn dễ bị tổn thương, đồng thời cung cấp lòng thương cảm và sự tiếp cận với nạn nhân là nạn nhân của sự lạm dụng.”

Khoảng 65% giáo phận hoặc giáo xứ có quy trình nội bộ chính thức để kiểm tra các giáo xứ về các thực hành môi trường an toàn.

Chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ một lần nữa xin lỗi các nạn nhân bị lạm dụng.

“Thay mặt cho các giám mục anh em của tôi, tôi một lần nữa muốn bày tỏ nỗi buồn và lời xin lỗi của chúng tôi đối với tất cả những người đã phải chịu đựng dưới bàn tay của một ai đó trong Giáo hội. Mặc dù chúng tôi không thể trả lại cho bạn những gì đã lấy từ bạn, nhưng chúng tôi cam kết làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp bạn chữa lành và chống lại tai họa lạm dụng trong Giáo hội và trong xã hội rộng lớn hơn.”


Source:Catholic News Agency