Putin cho đưa lính đánh thuê từ Trung Đông ồ ạt vào Ukraine. Đề nghị của Lithuania đối với Ukraine

Tin thế giới

Tin thế giới

Tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết có 16,000 tình nguyện viên ở Trung Đông đã sẵn sàng chiến đấu với các lực lượng do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine trong khu vực ly khai Donbass.

1. Putin đã chấp thuận cho 16,000 tình nguyện viên từ Trung Đông đến chiến đấu ở Ukraine

Vladimir Putin đã hoan nghênh các tình nguyện viên đến chiến đấu ở Ukraine, Reuters đưa tin. Tổng thống Nga hôm thứ Sáu 11 tháng Ba đã chấp thuận đưa hàng nghìn chiến binh từ Trung Đông đến chiến đấu chống lại Ukraine.




Tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết có 16,000 tình nguyện viên ở Trung Đông đã sẵn sàng chiến đấu với các lực lượng do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine trong khu vực ly khai Donbass.

Putin nói:

Nếu bạn thấy rằng có những người này không phải vì tiền nhưng thành tâm muốn đến để giúp đỡ những người sống ở Donbass, thì chúng ta cần cung cấp cho họ những gì họ muốn và giúp họ đến khu vực xung đột.

Putin cũng nói với Shoigu rằng hắn đã chấp thuận cho các tên lửa Javelin và Stinger bị quân đội Nga bắt ở Ukraine được giao cho lực lượng Donbass.

“Về việc giao vũ khí, đặc biệt là vũ khí do phương Tây sản xuất đã rơi vào tay quân đội Nga - tất nhiên tôi ủng hộ khả năng giao những vũ khí này cho các đơn vị quân đội của các nước cộng hòa nhân dân Lugansk và Donetsk”, Putin nói.

https://www.theguardian.com/world/live/2022/mar/11/russia-ukraine-war-latest-news-we-are-dealing-with-a-terrorist-state-says-zelenskiy-biden- plan-fresh-nga-trade-crackdown-live? page = with: block-622b11178f08ec6557dfb5d9 & filterKeyEvents = false # liveblog-navigation

2. Tổng thống Lithuania nói về 'hương vị của sự thất vọng' đối với việc EU không nhanh chóng chấp nhận tư cách thành viên của Ukraine

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết có một “hương vị của sự thất vọng” đối với quyết định của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tại hội nghị thượng đỉnh ở Versailles là không đề nghị Ukraine nhanh chóng trở thành ứng cử viên Liên Hiệp Âu Châu theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

Phát biểu trong ngày thứ hai của cuộc họp, Nausėda cho biết ông tin rằng “có thể làm được nhiều việc hơn nữa” nhưng các quốc gia thành viên khác có những mối quan tâm khác nhau đối với cử tri của họ mà họ cần phải giải đáp. Ông nói rằng ông mong muốn Liên Hiệp Âu Châu quay trở lại vấn đề này.

Ông nói:

Tôi ước Ukraine có được vị thế ứng cử viên ngay bây giờ. Nhưng đã không thể có được ngày hôm nay. Nhưng có lẽ vấn đề này sẽ được trở lại sau. Một số quốc gia có chương trình nghị sự trong nước, quan điểm của xã hội và họ phải quan tâm đến. Nhưng nhiều hơn thế có thể được thực hiện. Có hương vị nhẹ nhàng của sự thất vọng nhưng chúng tôi cũng đã thực hiện một bước rất quan trọng và chúng tôi sẽ tiến về phía trước.

Trong một tuyên bố được công bố vào đầu giờ ngày thứ Sáu, các nhà lãnh đạo đã nói:

Ngày 28 tháng 2 năm 2022, thực hiện quyền lựa chọn vận mệnh của mình cho Ukraine, Tổng thống Ukraine đã nộp đơn đề nghị Ukraine trở thành thành viên của Liên minh Âu Châu.

Hội đồng đã hành động nhanh chóng và mời Ủy ban gửi ý kiến về đơn đăng ký này phù hợp với các quy định liên quan của Hiệp ước. Trong khi chờ đợi điều này và không chậm trễ, chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ của chúng tôi và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác của chúng tôi để hỗ trợ Ukraine theo đuổi con đường Âu Châu của mình. Ukraine thuộc về gia đình Âu Châu của chúng ta.

https://www.theguardian.com/world/live/2022/mar/11/russia-ukraine-war-latest-news-we-are-dealing-with-a-terrorist-state-says-zelenskiy-biden- plan-fresh-nga-trade-crackdown-live? page = with: block-622b11178f08ec6557dfb5d9 & filterKeyEvents = false # liveblog-navigation

3. Thượng phụ Mạc Tư Khoa chúc phúc cho cuộc chiến ở Ukraine: Điều đó có ý nghĩa gì đối với tiến trình đại kết?

Tuyên bố của nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga đã bị chỉ trích dữ dội, ngay cả bởi các thành viên trong Giáo hội của chính ông ta.

Không có gì đáng ngạc nhiên đối với hầu hết mọi người khi vị giáo chủ của Giáo Hội Chính thống Nga đã lên tiếng ủng hộ cuộc chiến xâm lược Ukraine của Vladimir Putin. Thượng phụ Kirill, từng là một cựu điệp viên KGB, được nhiều người coi là thân thiết với các quan chức Điện Cẩm Linh - và là người phục tùng Tổng thống Nga.

Nhưng điều đó không làm dịu đi sự tức giận mà mọi người cảm thấy khi Kirill, vào ngày xảy ra cuộc xâm lược, chỉ đơn thuần gọi vụ tấn công là một “sự kiện hiện tại” và kêu gọi cả hai bên tránh thương vong dân sự. Ngay cả một số người ở Ukraine, những người thường cầu nguyện cho Kirill trong mọi Phụng Vụ Thánh cũng bị sốc và tức giận. Vài ngày sau, Kirill còn đi xa đến mức gọi những người chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Nga là những “thế lực xấu xa”.

Archimandrite Cyril Hovorun, Giáo sư Giáo hội học, Quan hệ Quốc tế và Đại kết tại Học viện Thần học Sankt Ignatius ở Thụy Điển, cho biết: “Kirill không bao giờ nói ai là kẻ xâm lược. Ông ấy cẩn thận trong ngôn ngữ mà ông ấy sử dụng để không ám chỉ rằng Điện Cẩm Linh phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến này. Ông ấy ngụ ý là phương Tây phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến này”.

Mặt khác, Tổng Giám Mục Onuphry, người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Mạc Tư Khoa, đã đưa ra một tuyên bố rằng: “Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn của Ukraine, chúng tôi kêu gọi Tổng thống Nga và yêu cầu ông ấy dừng ngay cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Các dân tộc Ukraine và Nga bước ra từ cùng một giếng rửa tội ở Dnepr, và cuộc chiến giữa các dân tộc này là sự lặp lại tội lỗi của Cain, kẻ đã giết chết em mình vì ghen tị. Một cuộc chiến như vậy không có sự biện minh nào từ Thiên Chúa hay từ con người”.

Đó là một tuyên bố hoàn toàn khác thường đối với Chính thống giáo Ukraine trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa. Cha Hovorun chỉ ra rằng Tổng Giám Mục Onuphry cho đến thời điểm đó chưa từng dám lên tiếng phản đối cuộc chiến âm ỉ kéo dài 8 năm ở miền Đông Ukraine giữa Kiev /ki-ép/ và phe ly khai do Nga hậu thuẫn.

Giáo Hội của Tổng Giám Mục Onuphry là một trong hai Giáo Hội Chính thống ở Ukraine. Giáo Hội còn lại gọi là Giáo Hội Chính thống Ukraine độc lập, ra đời khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cấp cho Tomos, hay quyền tự cai trị, vào năm 2019. Giáo Hội này do Tổng Giám Mục Epiphanius đứng đầu.

Sự đoàn kết bị rạn nứt

Sự tức giận của những người theo Chính Thống Giáo ở Ukraine còn lan rộng hơn nhiều so với tuyên bố của Onuphry. Khoảng một chục giám mục dưới quyền của ông, người đứng đầu các giáo phận trên khắp đất nước, đã tuyên bố công khai rằng họ sẽ ngừng “tưởng nhớ” Thượng phụ Kirill trong Phụng Vụ thánh. Anatolii Babynskyi, một nhà sử học và học giả tôn giáo tại Viện Lịch sử Giáo hội của Đại học Công Giáo Ukraine, giải thích:

Thượng phụ Kirill đã đáp lại tin tức về các giám mục Ukraine phản đối mình bằng cách viết thư cho Giám mục Evlogii của Sumy, Ukraine, rằng các giám mục được đề cập hiện đang ly giáo.

“Đối với người Ukraine, việc Kirill viết thư cho Giám mục Evlogii nghe có vẻ kỳ quái, bởi vì máy bay và hỏa tiễn của Nga đang bay qua đầu họ, và Kirill đã viết rằng, 'Chúng ta có một số bất đồng chính trị, nhưng bất đồng chính trị không thể là nguyên nhân dẫn đến phá vỡ hiệp thông với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.” Babynskyi bình luận: “Tôi nghĩ rằng đối với những người Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, tất cả những điều này xem ra quá sức nực cười”.

“Tôi không thể tưởng tượng rằng mọi người, ngay cả ở miền Đông Ukraine, lại muốn nghe tên của Thượng phụ Kirill trong nhà thờ của họ,” Babynskyi nói, khi trao đổi với tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, vào ngày 3 tháng 3, là ngày người Nga bắn phá nhà thờ chính tòa của Chính thống Ukraine ở Kharkiv. “Đó là ở miền viễn đông Ukraine - một khu vực nói tiếng Nga,” ông nói. “Phần lớn người dân ở đó thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.”

Babinskyi nói rằng một giám mục của Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, trực thuộc Tổng Giám Mục Epiphanius, đã chỉ ra rằng nếu Tổng Giám Mục Onuphry thông báo rằng ông ngừng tưởng niệm Kirill, “đó sẽ là một cuộc cách mạng thực sự trong Giáo hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa”. Tuy nhiên, học giả cho biết, tình hình đang thay đổi “từng giờ”, và còn quá sớm để dự đoán liệu nó có dẫn đến việc các tín hữu Chính Thống Giáo rời khỏi Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa hay không.

“Dù sao, đây không phải là thời điểm tốt để thay đổi các khu vực pháp lý,” ông nói. “Trong danh sách các lý do gây chiến của Nga có một lý do là nhằm bảo vệ của các nhà thờ Chính thống giáo của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa. Vì vậy, nếu họ thấy rằng ở một số khu vực, các giáo xứ đang thay đổi quyền tài phán, họ có thể lên tiếng một lần nữa và nói, 'Bạn thấy rằng tất cả những người theo chủ nghĩa dân tộc này đang chiếm giữ các giáo xứ của chúng tôi.'“

Tuy nhiên, ông dự đoán, “Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, chắc chắn sẽ có những thay đổi trong bối cảnh tôn giáo Ukraine. Mọi người thực sự rất sốc và tức giận. Cuộc chiến này đã thay đổi mọi thứ. Mọi thứ đều rơi xuống đáy vực. Thật kinh khủng.”

Cha Hovorun nói rằng Thượng phụ Kirill còn quảng bá một lời cầu nguyện trong tất cả các nhà thờ ở Nga về cơ bản là “một tuyên bố ý thức hệ”.

“Rất nhiều nhà thờ từ chối sử dụng nó,” Hovorun, một cựu quan chức trong Giáo hội Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa cho biết.

Tuy nhiên, cùng với sự kiểm soát của Putin đối với tin tức ở Nga, Giáo hội Chính thống Nga sẽ có rất ít thông tin về cuộc xâm lược. Ông nói: “Nếu bạn nhìn vào trang web của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, họ chỉ giải quyết những việc nhỏ nhặt, như chúc mừng kỷ niệm 60 năm một vị tướng Nga.

Cha Hovorun lưu ý rằng vì cuộc xâm lược và phản ứng của Kirill đối với nó, một số linh mục và giám mục của Nhà thờ Chính thống Ukraine sẽ thúc đẩy Onuphry hoạt động để giành độc lập khỏi Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.

Kirill có biết về kế hoạch xâm lược của Putin không?

Babynskyi và Hovorun đều bình luận về các báo cáo rằng Kirill, một tuần trước khi Putin xâm lược Ukraine, đã gọi điện cho một số giám mục ở Ukraine để cảnh báo họ về hành động quân sự sắp tới. Hovorun nói: “Nó đã được công bố trên trang web của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, và sau đó bị gỡ xuống”. Kirill có vị trí trong hệ thống phân cấp chính trị của Nga để có loại thông tin này. Rõ ràng, ông ta đã cảnh báo những người thân tín của mình ở Ukraine”.
Source:Aleteia