Video: Đức Giám Mục Phụ Tá Los Angeles lạc quan dự đoán: Sau dịch bệnh các nhà thờ sẽ đông chật người

Tin Thế Giới

Tin Thế Giới

Mọi thứ trong kinh nghiệm của chúng ta đều không vững bền; chúng có đó và rồi chúng qua đi.

của tôi, trong khu lân cận Trường Cao Đẳng Thomas Aquinas (do đó cơn hỏa hoạn mang tên này). Trong một tháng kinh hoàng, nó đã tàn phá từ Santa Paula qua Ventura, Carpenteria, Montecito, và cuối cùng bắt đầu thiêu hủy cây cối trên ngọn đồi ngay phía bắc nơi tôi ở. Một sáng thứ bẩy, khi tôi đang đứng ở bãi cỏ trước nhà, nhìn chằm chằm vào những ngọn lửa, một sĩ quan cứu hỏa về hưu dừng xe và hét lên qua cửa xe, “Giám mục, ngài còn đang làm gì ở đây? Tro lửa đang bay khắp nơi; toàn bộ khu vực này sẽ nổ tung.”


Vài ngày sau đó, tất cả chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm khi những cơn mưa rồi ra đã đến và dội nước lên những ngọn lửa. Nhưng trong chốc lát ngắn ngủi, cơn mưa đem niềm vui thích này đã trở thành một cơn đại hồng thủy, kích hoạt một trận bùn trôi ngay trên ngọn đồi đã bị lửa tàn phá phía trên Montecito. Hai mươi lăm người đã bị cuốn trôi cho đến chết. Tháng mười một cùng năm, 2018, một người đàn ông rối loạn đi bộ vào trong một quán bar nhà hàng tên là Borderline, ở Thousand Oaks, tận phía đông vùng coi sóc mục vụ của tôi. Ông ta nổ súng bừa bãi và giết chết 13 người, gồm cả một viên sĩ quan cảnh sát dũng cảm cố chặn ông ta lại. Vào ngày Lễ Lao động tháng mười một vừa qua, 35 người, đang ngủ dưới boong một chiếc tàu lặn thả neo ngay ngoài bờ biển Santa Barbara, bị thiêu cháy tới chết khi đám cháy bùng lên trong khu vực mạn tàu chật hẹp của họ.

Tôi đã suy nghĩ về tất cả những thảm họa này, bởi vì chúng tôi, những người sống ở Santa Barbara, cùng với toàn thể đất nước, bây giờ đang phải đối phó với cơn khủng hoảng coronavirus. Tôi nghĩ phải thẳng thắn nói rằng, vào lúc năm mới bắt đầu, không ai thấy điều này đang xẩy đến. Có lẽ không ai đã đoán ra được rằng hàng chục ngàn người sẽ bị nhiễm mầm bệnh nguy hiểm này, hàng ngàn người sẽ chết, chúng ta sẽ bị đóng chặt trong nhà của chúng ta, nền kinh tế sẽ tan chảy. Chỉ cách nay một thời gian ngắn, những gì có vẻ như là một trạng thái khá ổn định xét về mặt y tế, chính trị, và kinh tế nay đã trở thành lộn ngược. Giờ đây, tôi không nhắc lại tất cả những tiêu cực này để làm các bạn ngã lòng! Tôi làm như thế là để xem xét một điểm thần học.

Tất cả những thảm kịch mà tôi vừa kể lại chi tiết không là gì ngoài những ví dụ rõ nét của một chân lý phổ quát về bản chát của mọi sự vật, một chân lý mà tất cả chúng ta đều biết trong tận xương tủy của chúng ta, nhưng rõ ràng là chúng ta chọn cách che đậy chúng hay lờ chúng đi. Tôi đang nói về tính bất trắc căn bản không ngờ của thế giới, để đem cho nó một xác định triết học thích đáng. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là mọi thứ trong kinh nghiệm của chúng ta đều không vững bền; chúng có đó và rồi chúng qua đi. Hãy nghĩ về mọi cây cỏ, mọi súc vật, mọi côn trùng, mọi đám mây, thực vậy mọi núi đồi, hành tinh, hay hệ mặt trời, nếu chúng ta cho phép trong một khoảng thời gian vừa đủ nào đó: tất cả chúng nó trở nên hiện hữu và cuối cùng sẽ lụi tàn đi. Và mặc dù chúng ta quen làm ngơ không chấp nhận nó, nhưng nguyên tắc tính bất trắc không ngờ này vẫn áp dụng vào mỗi người chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta thực sự bị bệnh, hay một người bạn thân chết, hay một con virus kỳ lạ đe dọa toàn bộ dân chúng, sự thật này có cách bẻ gẫy sự phòng vệ của chúng ta. Teilhard de Chardin, một nhà khoa học-thần học gia của thế kỷ vừa qua, đã nói rằng Ngài đã có được một cảm thức sâu sắc về tính dễ chết của chính bản thân khi, còn là cậu bé lên ba, thấy một mớ tóc vừa mới cắt của mình rơi vào trong ngọn lửa và cháy rụi trong một phần giây nhỏ bé.

Tại sao một nhận thức như thế không nên chỉ đưa người ta đến một sự thất vọng hiện sinh, một cảm thức về sự vô nghĩa của cuộc đời theo kiểu Jean Paul Sartre /Giăng bôn sạc/? Thánh Thomas Aquinas có câu trả lời. Nhà kinh viện trung cổ vĩ đại này đã nói rằng tính bất trắc không ngờ của một sự vật không chứa đựng trong chính nó cái lý do cho sự hiện hữu của riêng nó. Đây là lý do tại sao chúng ta, một cách tự nhiên và tự phát, đi tìm nguyên nhân của tình trạng bất trắc không ngờ của các sự vật: Tại sao đám mây đó trở thành hiện hữu? Điều gì vẫn đang làm cho con côn trùng đó còn sống? Tại sao tôi lại viết bài này? Nhưng nếu nguyên nhân đó chính nó lại là bất trắc không ngờ, thì chúng ta lại phải đi tìm nguyên nhân của tính bất trắc không ngờ của nó. Và nếu nguyên nhân đó lại là bất trắc không ngờ, chúng ta lại phải tiếp tục đi tìm. Điều chúng ta không thể làm là cứ cố tìm cho bằng được cái nguyên nhân bất trắc không ngờ của tình trạng bất trắc không ngờ nơi các sự vật. Và như thế, cuối cùng, chúng ta phải đến được một nguyên nhân nào đó mà nó không phải là “cái được làm ra”, mà chính nó là “cái làm cho” các điều bất trắc không ngờ tồn tại. Và Thánh Thomas Aquinas nói, điều này chính là điều người ta có ý nói đến khi người ta sử dụng chữ “Thiên Chúa”.

Các nhà phê bình tôn giáo đôi khi nói rằng các linh mục và các thừa tác viên bộc lộ bản thân mình vào những lúc có đau bệnh và thảm kịch – trong các bệnh viện, các nhà dưỡng lão, và các phòng lễ tang – bởi vì họ đang cung cấp một cây nạng đáng thương cho những ai không thể đối phó với nỗi u buồn của cuộc đời. Nhưng thất vọng thay, điều này chỉ là bề mặt hời hợt. Các lãnh đạo tôn giáo thực sự đi đến những nơi đó bởi vì ở chính ở nơi đó người ta có được kinh nghiệm về sự bất trắc không ngờ một cách sắc nét và những kinh nghiệm như thế mở tâm trí và cõi lòng ra với Thiên Chúa. Khi chúng ta bị lay chuyển, bằng một bản năng rất tự nhiên, chúng ta đi tìm điều rốt cuộc phải vững bền.

Vào cuối Chiến Tranh Thế Giới thứ hai, và sau biến cố ngày 11 tháng Chín, các nhà thờ trên toàn quốc đều đầy ắp, và tôi sẵn lòng cá cược, khi virus corona qua đi, các nhà thờ sẽ lại đầy ắp. Tôi thúc đẩy các bạn đọc ra hiện tượng này, không chỉ một cách tâm lý nhưng một cách siêu hình: thảm kịch làm lóe lên một nhận thức về tính bất trắc không ngờ, và nhận thức về tính bất trắc không ngờ lảm nẩy sinh một cảm thức sâu sắc hơn về Thiên Chúa.