Video: Giáo Hội Năm Châu 18/02/2019: Ủng hộ chính nghĩa tự do chống độc tài của hàng giáo phẩm Venezuela

Giáo Hội Năm Châu

Giáo Hội Năm Châu

Việc truyền chức linh mục cho phó tế Moses Amiset, linh mục đầu tiên của bộ lạc Asmat, là niềm vui cho cả Giáo hội Indonesia, nhưng trên hết là cho giáo phận Agats thuộc Papua, tỉnh cực đông của vùng có dân số chủ yếu là Kitô giáo.

1. Sau sáu năm từ nhiệm Đức Thánh Cha Danh dự Benedictô suy tư về: Huấn quyền của Vị Đại diện Thánh Phêrô

Ngày 11 tháng 2 năm 2013, Đức Thánh Cha Benedictô XVI tuyên bố từ chức. Vị Giám đốc chủ biên tờ tin Vatican nhìn lại sự kiện và cho rằng có thể đây là một sai lầm mỗi khi ngài nghĩ đến Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI.


Tác giả Andrea Tornielli cho hay sau sáu năm trôi qua, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên về việc từ chức của Đức Giáo Hoàng vì lý do sức khỏe và lớn tuổi được công bố. Sau tám năm của Triều đại Giáo hoàng của Ngài, Đức Benedictô XVI tuyên bố ý định từ chức chức vụ đại diện Thánh Phêrô vào cuối tháng 2; vì Ngài cảm thấy không thể chu toàn sứ vụ này cách hữu hiệu cả về thể chất lẫn tinh thần - một quyết định đã gây sốc, làm đảo lộn những truyền thống lâu đời trong quá khứ suốt nhiều thế kỷ qua... cả về mặt truyền thống, dấn thân và ảnh hưởng quốc tế.

Những suy tư của Đức Benedictô XVI

Nhiều điều đã được nói và viết về sự từ nhiệm này của Đức Benedictô XVI. Kết quả là chúng ta đối diện với nguy cơ chỉ tập trung hoàn toàn vào chính sự việc từ chức, mà không lưu ý tới tâm tình và trên hết là ý niệm về Huấn quyền của Đức Benedictô XVI.

Chỉ ít ngày sau Đức Benedictô từ nhiệm thì một Hội nghị Bảo vệ trẻ vị thành niên được tổ chức tại Vatican, với sự tham gia của các vị Chủ tịch của các Hội đồng Giám mục từ khắp nơi trên thế giới, họp lại cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô. Theo như những suy tư của Đức Benedictô thì điều cần phải nhìn nhận là chính Ngài là người đã bắt đầu gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng. Các cuộc họp này được diễn ra cách thầm lặng không kèn không trống của các phương tiện truyền thông báo chí và Truyền hình! Nhưng đã diễn ra trong thinh lặng, lắng nghe, cầu nguyện và nước mắt. Đi cùng với các cuộc họp này là các quy luật rõ ràng và quyết đoán mạnh mẽ để chống lại căn bệnh dịch khủng khiếp của việc lạm dụng tính dục này.

Ngày nay, không còn nghi ngờ gì nữa, nhiều thay đổi cần thiết về tâm lý, về phía các giám mục và các cấp bề trên dòng tu, trước hết là tạo ra các cuộc họp để gặp gỡ các nạn nhân và gia đình họ. Tiến trình này đòi hỏi phải đồng cảm với những nỗi đau của những câu chuyện mang nhiều bi kịch của họ, với một ý thức rằng hiện tượng này chưa bao giờ được đối diện với các quy tắc và quy luật nhằm đề ra một cách giải quyết tốt nhất...

Huấn quyền theo Đức Benedictô XVI

Huấn quyền theo Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI thường được nhìn và diễn giải cách đơn giản, được lồng trong những khuôn đúc có sẵn, chứ không được nhìn dưới nhãn quan phong phú, phức tạp hầu trung thành với những lời giảng dạy của Công đồng Vatican II. Làm sao chúng ta không nhớ được niềm xác tín của Ngài về Giáo hội “không có gì là của riêng Giáo Hội mà mọi sự thuộc về Đấng sáng lập ra Giáo Hội, để Giáo Hội có thể tuyên xưng: đây là một điều tuyệt vời mà chúng ta có thể làm! Sự gắn bó của Giáo hội vào Chúa hầu trở thành nguồn ơn cứu chuộc cho chính mình và tha nhân qua lời của Chúa và làm thế giới được hiệp nhất yêu thương trong Chúa “.

Đó là tầm nhìn với sự tin tưởng vào các chiến lược và dự án như Đức Benedictô đã phát biểu trong buổi hòa nhạc ở Freiburg im Breisgau, vào tháng 9 năm 2011, Ngài đã mô tả cái nhìn của Ngài về Giáo hội: “Khi Giáo hội thực sự là Giáo Hội, Giáo hội ấy phải luôn chuyển động; sự phục vụ của sứ mệnh mà Giáo hội đã nhận lãnh từ Chúa. Do đó, Giáo hội phải luôn luôn mở rộng trước những quan tâm của thế giới, mà chính Giáo hội đang là thành phần, dấn thân để hiện diện và tiếp tục thánh hóa thế giới qua chính mầu nhiệm Nhập thể của vì Thiên Chúa”.

Cũng trong bài phát biểu đó, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cảnh báo chống lại khuynh hướng: một Giáo hội tự thỏa mãn hài lòng, co ro trong một nơi chốn của thế giới này... Giáo hội không được co rút vào những việc tổ chức và thể chế hóa hơn là sống ơn gọi của mình theo ý định của Thiên Chúa. Qua lời phát biểu đó, Đức Giáo Hoàng Benedictô đã thể hiện một cách tích cực phương diện trần thế, đóng góp đáng kể vào việc thanh tẩy và cải cách nội tâm” của Giáo hội, bằng cách phân quyền và loại bỏ các đặc quyền của mình như Ngài đã kết luận, “một khi được giải phóng khỏi gánh nặng vật chất, chính trị và đặc quyền, Giáo hội có thể tiếp cận hiệu quả hơn và sống thực sự tinh thần Kitô giáo với thế giới, Giáo hội ấy có thể thực sự mở lòng mình ra cho thế giới. Giáo hội ấy có thể sống tự do hơn với ơn gọi của mình, chu toàn bổn phận thờ phượng Chúa và phục vụ tha nhân”

2. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm mục vụ Tổng Giáo phận Naples của Ý vào tháng 6

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm mục vụ Tổng Giáo phận Naples của Ý vào ngày 21 tháng 6.

Trong chuyến viếng thăm mục vụ này vào ngày 21 tháng 6 năm 2019, Đức Thánh Cha sẽ tham dự cuộc họp Thần học hội thảo về Tông huấn “Niềm Vui của Chân Lý” (Veritatis Gaudium) trong bối cảnh Địa Trung Hải.

Trong một thông báo được loan ra vào thứ Hai vừa qua, Vị Giám đốc lâm thời của Văn phòng Báo chí Vatican, Ông Alessandro Gisotti, cho biết Đức Thánh Cha sẽ đến vào khoảng 9 giờ sáng và tham gia phần đúc kết của những tham dự viên trong Đại hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Giám mục của Napoli, Đức Giám Mục Francesco Marino của Giáo phận Nola, và Cha Arturo Sosa, Bề trên cả của Dòng Tên tiếp đón.

Hội nghị được Phân Khoa Thần học của Đại học Giáo hoàng Thánh Louis miền Nam nước Ý tổ chức.

Theo thông cáo báo chí thì Đức Thánh Cha sẽ thuyết trình chủ đề gặp gỡ với Chúa, trước khi Ngài trở về lại Vatican vào buổi chiều.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã quyết định thực hiện một chuyến viếng thăm mục vụ đến Tổng Giáo phận Napoli vào ngày 21 tháng 3 năm 2019 sắp tới.

3. Ái Nhĩ Lan thắp những nến đền tội để cầu nguyện cho cuộc họp thượng đỉnh về nạn lạm dụng tính dục

Mười ngày trước cuộc họp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Rôma, từ ngày 21 đến ngày 24 tháng 2, với các chủ tịch, hay đại diện, của tất cả các Hội đồng Giám mục để thảo luận về việc bảo vệ trẻ em trong toàn Giáo hội, Ái Nhĩ Lan sẽ tổ chức Ngày cầu nguyện hàng năm cho những nạn nhân bị lạm dụng tình dục vào ngày Thứ Sáu, 15 tháng Hai. 

Trong ngày này, một lời cầu nguyện đặc biệt được soạn ra cho dịp này sẽ được đọc trước “những ngọn nến Đền Tội” được thắp sáng tại các nhà thờ và giáo xứ trên khắp Ái Nhĩ Lan để “cầu xin sự tha thứ cho một Giáo hội quá đau khổ vì tội lỗi lạm dụng”, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin của tổng giáo phận Armagh và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan cho biết như trên. 

“Khi thắp lên những ngọn nến này chúng ta hãy nhớ đến những anh chị em của chúng ta, và gia đình của họ, những người đã phải chịu một nỗi đau suốt đời vì bị lạm dụng, niềm tin đã bị phản bội sâu sắc và đã bị thử thách tàn nhẫn Trong những tuần gần đây, tôi đã vinh dự gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng và các thành viên trong gia đình họ ở bốn tỉnh của Ái Nhĩ Lan. Nhiều người đã nói với tôi về tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho những nạn nhân và nhu cầu của Giáo hội phải cởi mở với công lý, đền tội và không bao giờ quên họ. Tôi đã bị rúng động bởi lòng can đảm của họ và bị choáng ngợp bởi sự hào phóng của họ. Ý định của tôi là truyền đạt kinh nghiệm sống và hiểu biết của những nạn nhân ở Ái Nhĩ Lan, và của cả cá nhân tôi cho Đức Thánh Cha Phanxicô, và rộng rãi hơn cho các thành viên trong cuộc họp ở Rôma vào cuối tháng này.” 

Đức Tổng Giám Mục Martin khuyến khích các giáo phận và giáo xứ trên khắp Ái Nhĩ Lan thực hiện sáng kiến cầu nguyện mới này và thắp “ngọn nến đền tội” trong suốt thời gian diễn ra cuộc họp của các Chủ tịch Hội đồng Giám mục với Đức Thánh Cha tại Rôma. 

Ngài nhấn mạnh rằng “Những ngọn nến là một dấu chỉ của sự ăn năn, là ánh sáng trong bóng tối, và là hy vọng”. 

Lời cầu nguyện được dâng lên khi thắp sáng các ngọn nến này là: “Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con là những kẻ đã phạm quá nhiều tội lỗi. Chúng con đau buồn và ăn năn với tất cả trái tim của chúng con vì đã xúc phạm Chúa, vì những thất bại trầm trọng và sự bỏ bê những người trẻ tuổi và dễ bị tổn thương. Lạy Chúa, xin mang lại sự bình an cho cuộc sống tan vỡ của họ và chỉ cho chúng con thấy mọi phương cách để thoát khỏi bóng tối và đi vào ánh sáng của Lời Chúa.”

4. Sĩ quan binh lính Venezuela ngăn cản viện trợ lương thực và y tế là phạm vào tội ác chiến tranh

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Catholic News Agency, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio nói rằng lệnh ngăn chặn viện trợ qua biên giới là bất hợp pháp. Các sĩ quan và binh lính Venezuela phải từ chối thi hành lệnh này.

“Họ đang được yêu cầu làm một điều bất hợp pháp, họ đang được yêu cầu làm một điều - mà nếu đây là một cuộc xung đột vũ trang – thì chắc chắn nó sẽ cấu thành một tội ác chiến tranh”, Rubio nói.

“Theo Công ước Geneva, việc từ chối vận chuyển thực phẩm và thuốc men đến dân cư sẽ là một tội ác chiến tranh - đó là những gì họ được yêu cầu tham gia.”

Ông Marco Rubio là Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa thuộc tiểu bang Florida, và là một chiến lược gia và cố vấn chính cho chính quyền Trump trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo ở Venezuela.

Rubio nói rằng trong khi hỗ trợ quốc tế là quan trọng, cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo ngày càng leo thang ở Venezuela chỉ có thể được chấm dứt bởi hàng lãnh đạo và dân chúng của quốc gia.

“Cuối cùng, vấn đề được đặt trên vai người dân Venezuela, bao gồm cả các thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia, lực lượng vũ trang và lực lượng cảnh sát. Họ phải tự quyết định vận mệnh và tương lai của chính họ.”

“Cộng đồng quốc tế chỉ có thể giúp đỡ và hỗ trợ, nhưng chính họ phải hành động.”

Thượng nghị sĩ Rubio nhấn mạnh rằng Maduro phải từ bỏ quyền lực để mang lại sự ổn định cho một quốc gia đã phải chứng kiến hơn 3 triệu người chạy trốn khỏi đất nước kể từ năm 2015 trong bối cảnh lạm phát gia tăng, và thiếu lương thực, thuốc men.

Các tình huống mà Maduro có thể bị thuyết phục từ bỏ quyền lực là không rõ ràng, thượng nghị sĩ nói.

“Anh hỏi tôi có nghĩ Maduro cuối cùng sẽ mất quyền lực hay không? Tôi tuyệt đối tin vào điều đó. Hắn ta sẽ làm điều đó một cách tự nguyện hay không thì tôi không biết. Nhưng điều đó phụ thuộc rất nhiều vào những người hộ hắn ta.” 

“Đây là điểm mấu chốt: quân nhân các cấp không ủng hộ Maduro, nhưng họ không sẵn sàng đối mặt với những hậu quả rất nghiêm trọng khi đoạn tuyệt với hắn ta.”

“Có bốn hoặc năm nhà lãnh đạo quân sự cấp cao, bắt đầu với bộ trưởng quốc phòng Vladimir Padrino López, nếu họ công nhận chính phủ lâm thời, thì đó sẽ là ngày tàn của chế độ Maduro.”

5. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ủng hộ hàng giáo phẩm Venezuela

Đức Tổng Giám Mục Timothy P. Broglio, của tổng giáo phận Quân Đội Hoa Kỳ và là Chủ tịch Hoa Kỳ Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế đã ra tuyên bố sau đây bày tỏ tình đoàn kết với các Giám mục Venezuela.

“Thay mặt Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, tôi bày tỏ tình đoàn kết với các Giám mục Venezuela, và với tất cả những người làm việc vì một giải pháp hòa bình và chính đáng cho cuộc khủng hoảng ở đó. Tình hình nhân đạo thật thảm khốc. Suy dinh dưỡng nghiêm trọng và tử vong thậm chí chỉ vì các căn bệnh thông thường, đã khiến cho số người Venezuela chịu ảnh hưởng ngày càng tăng.

Tôi biết ơn sự cam kết của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo rất cần thiết cho người Venezuela. Tôi kêu gọi chính quyền giúp tạo điều kiện cung cấp hỗ trợ nhân đạo, và, khi cần thiết, giúp phối hợp các lựa chọn di cư an toàn, để tránh nhiều đau khổ hơn nữa. Giáo hội tại Venezuela, như các giám mục tuyên bố vào ngày 4 tháng 2, hành động ‘theo nguyên tắc độc lập, khách quan và nhân bản’, và sẵn sàng giúp đỡ phân phối các trợ giúp một cách công bằng và đồng đều.

Xin Đức Mẹ Coromoto, Đấng bảo trợ của Venezuela, phù hộ tất cả người Venezuela khi họ cố giành lại hòa bình và thịnh vượng ở đất nước họ.”

6. Ðức Hồng Y Parolin cho biết Tòa Thánh trung lập về Venezuela

Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết lập trường của Tòa Thánh trước cuộc khủng hoảng hiện nay ở Venezuela là một “thái độ trung lập tích cực.

Tuyên bố trên đài truyền hình TV2000 của Hội Ðồng Giám Mục Italia, Ðức Hồng Y Parolin nói: “Chính Tổng thống Nicolás Maduro và Tổng thống lâm thời Juan Guaidó là những người phải xin Tòa Thánh làm trung gian giữa họ nếu họ muốn.. Thái độ của Tòa Thánh trong vấn đề này là trung lập tích cực, chứ không phải là thái độ của những người đứng trước cửa sổ nhìn xem sự việc trong thái độ của người bàng quan, dửng dưng. Thái độ của Tòa Thánh là ở trên các phe xung đột.”

Trên chuyến bay từ Abu Dhabi về Roma hôm 5 tháng 2 năm 2019, Ðức Thánh Cha Phanxicô cũng tuyên bố rằng để Tòa Thánh làm trung gian, thì phải có lời thỉnh cầu của hai bên. Cho đến nay chỉ có phía tổng thống Maduro yêu cầu về việc này.

7. Thông điệp Đức Thánh Cha gửi cho Hội nghị thượng đỉnh các Chính phủ trên thế giới: “Thiếu tình Đoàn kết thì không thể có sự phát triển”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bằng video tới những thành viên tham gia Hội nghị thượng đỉnh các chính phủ thế giới, diễn ra tại Dubai, tại Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Các nhà lãnh đạo thế giới hiện đang họp tại Hội nghị thượng đỉnh các chính phủ trên thế giới, diễn ra tại Dubai từ ngày 10-12 / 2. Trong thông điệp video của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chào thân ái tới các tham dự viên của Hội nghị thượng đỉnh và nhắc nhớ lại chuyến thăm của Ngài tới các quốc gia trong Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất hồi đầu tháng này. Tôi đã hân hạnh được gặp gỡi một số quí quốc đang nỗ lực hướng đến tương lai mà không quên cội nguồn của quí quốc. Tôi cũng chứng kiến những nỗ lực của quí vị đang tìm cách vun trồng làm nẩy sinh những bông hoa tươi nở và phát sinh ngay giữa sa mạc. Tôi đã trở về Vatican với hy vọng nhiều nơi sa mạc trên thế giới cũng có thể làm trổ sinh hoa trái như nơi quí quốc.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi hướng về quí vị và hiệp thông với quí vị trong những ngày này, khi quí vị phải đối diện với các vấn đề cơ bản bao gồm các thách đố chính trị, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và sử dụng công nghệ”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: chúng ta không thể thực sự nói về sự phát triển bền vững, nếu không có sự đoàn kết. Đức Thánh Cha kết thúc thông điệp của mình bằng tri ơn các tham dự viên và đoan chắc cùng tất cả tâm tình cầu nguyện và phép lành xin Thiên Chúa ban phước lành cho quí vị trong công cuộc kiến tạo một thế giới công bằng và thịnh vượng hơn cho mọi người”.

8. Linh mục đầu tiên của bộ lạc Asmat, Indonesia.

Trong dịp Ðức cha Aactsius Murwito, giám mục địa phương, đã truyền chức phó tế cho ba thầy. Ơn gọi thánh hiến trong giáo phận rất hiếm: không có tiểu chủng viện và các bộ lạc là dân du mục. Năm 2018, khu vực này có 70 trẻ em chết do mắc bệnh sởi và các bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng.

Việc truyền chức linh mục cho phó tế Moses Amiset, linh mục đầu tiên của bộ lạc Asmat, là niềm vui cho cả Giáo hội Indonesia, nhưng trên hết là cho giáo phận Agats thuộc Papua, tỉnh cực đông của vùng có dân số chủ yếu là Kitô giáo. Thánh lễ được cử hành vào ngày 02 tháng 02 năm 2019 tại nhà thờ Thánh Giá ở Agats. Ðức cha Aactsius Murwito, giám mục địa phương, cũng đã truyền chức phó tế cho: thầy Laurensius A. Kupea, thầy Innocentius Nurmalay và thầy Yohanis Laritembun.

Asmat là vùng lãnh thổ nghèo và xa nhất của Papua, ơn gọi ít do các nguyên nhân khác nhau; một trong những nguyên nhân đó là do Agats không có tiểu chủng viện. Hầu hết các chủng sinh của giáo phận đến từ các đảo Maluku phía đông nam và Flores, hai “lãnh thổ Công Giáo” của Indonesia.

Cha Bobby Harimapen, cha sở của giáo xứ Agats cho biết Ðức cha Murwito đã giao cho cha Moses chăm sóc mục vụ giáo xứ Kamur. Tân linh mục sinh năm 1982 tại Pau, Asmat. Tại đây, cha đã sống những năm đầu đời, trước khi chuyển đến Tual để theo học trường trung học. Từ năm 2005 đến 2006, cha đã hoàn thành năm chuẩn bị cho đời sống tôn giáo ở Sorong, một thành phố lớn của Papua. Cha Moses đã hoàn thành triết học và thần học tại Jayapura, trước khi được sai đi thi hành việc mục vụ tại giáo xứ Bayun giữa năm 2013 và 2014. Cha đã được truyền chức phó tế trong năm 2017 tại giáo xứ Atsj.

Giáo phận Agats là một lãnh thổ rất biệt lập, với những đặc điểm độc đáo không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên quần đảo Indonesia rộng lớn. Năm 2018, khu vực này đã gặp phải tình trạng khẩn cấp nhân đạo nghiêm trọng; hơn 70 trẻ em chết do mắc bệnh sởi và các bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng. Giáo Hội Công Giáo địa phương là một trong những tổ chức đầu tiên đã hỗ trợ người dân bản địa. Ðức cha Murwito đã phối hợp hai nhóm tình nguyện phân phát viện trợ ở một số ngôi làng có địa hình khó khăn. Việc di chuyển trong khu vực là rất nguy hiểm và tốn kém.