Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thay đổi cách dịch câu kết luận các lời cầu

Thánh Lễ

Thánh Lễ

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã quyết định rằng trong bản dịch sang tiếng Anh, câu kết luận của các lời cầu trong Sách lễ Rôma, “one God, for ever and ever”, từ nay sẽ là “God, for ever and ever”, nghĩa là bỏ đi chữ “one”.

Quyết định này được đưa ra sau một lá thư được Đức Hồng Y Robert Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích gửi vào tháng 5 năm 2020 cho các Hội Đồng Giám Mục các quốc gia nói tiếng Anh, đề cập đến mối quan ngại về bản dịch tiếng Anh.

Một lưu ý vào ngày 4 tháng 2 từ Ủy ban Phụng Tự của USCCB cho biết việc sửa đổi sẽ có hiệu lực tại các giáo phận của Hoa Kỳ từ ngày 17 tháng 2, Thứ Tư Lễ Tro.

Cho đến nay, câu kết luận của các lời cầu, tiếng Latinh “Deus, per omnia sæcula sæculorum”, đã được dịch sang tiếng Anh là “one God, for ever and ever”.

Thông báo của ủy ban nói rằng Đức Hồng Y Sarah đã nhận xét rằng “trong văn bản Latinh không có đề cập đến chữ ‘one’, và từ ‘Deus’ trong văn bản Latinh đề cập đến Chúa Kitô. Vị Hồng Y Tổng Trưởng đã chỉ ra tầm quan trọng của việc khẳng định chân lý Kitô học này giữa tình trạng đa nguyên tôn giáo của thế giới ngày nay”.

Ghi chú nói thêm rằng những Sách Lễ tiếng Anh có trước Công đồng Vatican II “phản ánh bản dịch đúng. Nhưng, khi các văn bản hậu công đồng được xuất bản bằng tiếng Anh, từ ‘one’ đã được thêm vào.”

Công thức phổ biến nhất, được sử dụng khi một lời cầu được hướng đến Chúa Cha trước đây là:

“Through our Lord Jesus Christ, your Son, who lives and reigns with you in the unity of the Holy Spirit, one God, for ever and ever.”

Sẽ được sửa lại là:

“Through our Lord Jesus Christ, your Son, who lives and reigns with you in the unity of the Holy Spirit, God, for ever and ever.”

Nghĩa là:

“Nhờ Đức Kitô, Con Cha, là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Cha hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời”.

Sự thay đổi này phù hợp với các Hội Đồng Giám Mục của Anh và xứ Wales, Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan, cũng như các lãnh thổ nói tiếng Anh khác.

Sự thay đổi tương tự đã được thực hiện bởi các giám mục Anh và xứ Wales, bắt đầu từ ngày 29 tháng 11 năm 2020.

Nghị định của Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales nói rằng “Việc thêm từ ‘one’ vào trước ‘God’ trong câu kết của lời cầu có thể tạo ra hiểu nhầm và có vấn đề. ‘Deus’ - ‘God’ ở đây đề cập đến từ ‘Son’ trước đó và là một khẳng định Kitô học, chống bè rối Ariô, và không trực tiếp đề cập đến Chúa Ba Ngôi trong bối cảnh này”.

Các ngài nhấn mạnh rằng việc thêm từ ‘one’ vào trước từ ‘God’ “có thể làm giảm giá trị tuyên bố về phẩm giá độc nhất của Chúa Con trong Ba Ngôi”, hoặc “có thể được hiểu là nói rằng Chúa Giêsu là ‘một Thiên Chúa’”

“Một trong hai hoặc cả hai cách giải thích này đều gây tổn hại cho đức tin của Giáo hội.”

Các ngài giải thích thêm rằng từ “one” “có nguy cơ gợi ý rằng Chúa Giêsu đã trở thành một vị thần độc lập với Ba Ngôi Thiên Chúa và là một vị thần trong số rất nhiều vị thần. Những gì chúng ta cầu nguyện cần thể hiện những gì Giáo hội tin tưởng, và đòi hỏi rằng, trong các công thức phụng vụ, chúng ta đề cao giáo lý về Chúa Ba Ngôi”.

Tụng thức Ba Ngôi Thiên Chúa trong câu kết thúc “nhấn mạnh đến thần tính của Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng với tư cách là Con Nhập thể, thay mặt chúng ta cầu bầu với Chúa Cha... do đó, vai trò trung gian tư tế cầu thay nguyện giúp của Chúa Con được làm rõ.”

Ghi chú giải thích cho biết tụng thức này đã được sử dụng vào thế kỷ thứ tư “như một phương tiện để chống lại tà giáo Ariô,” cho rằng Chúa Giêsu Kitô đã trở thành Thiên Chúa, chứ không phải là Thiên Chúa hằng có đời đời.

Hơn nữa, ghi chú cho biết thêm, từ “một” không được sử dụng trong các bản dịch của câu kết luận các lời cầu bằng tiếng Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha: “Do đó, bản dịch tiếng Anh có sự khác biệt với bản dịch của các nhóm ngôn ngữ chính khác.”

Bản giải thích của các giám mục Anh và xứ Wales nói rằng “vì việc thêm từ ‘one’ có thể tạo ra các cản trở cho lời cầu nguyện và do đó ảnh hưởng đến niềm tin, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã phán quyết rằng nó không còn được sử dụng trong việc dịch các bản văn Latinh sang tiếng Anh nữa.”

USCCB đã phê duyệt các bản dịch mới của các phần trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, một bản dịch mới của Sách Lễ Rôma đã được thông qua vào năm 2011.
Source:Catholic News Agency
Cho đến nay, câu kết luận của các lời cầu, tiếng Latinh “Deus, per omnia sæcula sæculorum”, đã được dịch sang tiếng Anh là “one God, for ever and ever”.

Thông báo của ủy ban nói rằng Đức Hồng Y Sarah đã nhận xét rằng “trong văn bản Latinh không có đề cập đến chữ ‘one’, và từ ‘Deus’ trong văn bản Latinh đề cập đến Chúa Kitô. Vị Hồng Y Tổng Trưởng đã chỉ ra tầm quan trọng của việc khẳng định chân lý Kitô học này giữa tình trạng đa nguyên tôn giáo của thế giới ngày nay”.

Ghi chú nói thêm rằng những Sách Lễ tiếng Anh có trước Công đồng Vatican II “phản ánh bản dịch đúng. Nhưng, khi các văn bản hậu công đồng được xuất bản bằng tiếng Anh, từ ‘one’ đã được thêm vào.”

Công thức phổ biến nhất, được sử dụng khi một lời cầu được hướng đến Chúa Cha trước đây là:

“Through our Lord Jesus Christ, your Son, who lives and reigns with you in the unity of the Holy Spirit, one God, for ever and ever.”

Sẽ được sửa lại là:

“Through our Lord Jesus Christ, your Son, who lives and reigns with you in the unity of the Holy Spirit, God, for ever and ever.”

Nghĩa là:

“Nhờ Đức Kitô, Con Cha, là Thiên Chúa và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Cha hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời”.

Sự thay đổi này phù hợp với các Hội Đồng Giám Mục của Anh và xứ Wales, Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan, cũng như các lãnh thổ nói tiếng Anh khác.

Sự thay đổi tương tự đã được thực hiện bởi các giám mục Anh và xứ Wales, bắt đầu từ ngày 29 tháng 11 năm 2020.

Nghị định của Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales nói rằng “Việc thêm từ ‘one’ vào trước ‘God’ trong câu kết của lời cầu có thể tạo ra hiểu nhầm và có vấn đề. ‘Deus’ - ‘God’ ở đây đề cập đến từ ‘Son’ trước đó và là một khẳng định Kitô học, chống bè rối Ariô, và không trực tiếp đề cập đến Chúa Ba Ngôi trong bối cảnh này”.

Các ngài nhấn mạnh rằng việc thêm từ ‘one’ vào trước từ ‘God’ “có thể làm giảm giá trị tuyên bố về phẩm giá độc nhất của Chúa Con trong Ba Ngôi”, hoặc “có thể được hiểu là nói rằng Chúa Giêsu là ‘một Thiên Chúa’”

“Một trong hai hoặc cả hai cách giải thích này đều gây tổn hại cho đức tin của Giáo hội.”

Các ngài giải thích thêm rằng từ “one” “có nguy cơ gợi ý rằng Chúa Giêsu đã trở thành một vị thần độc lập với Ba Ngôi Thiên Chúa và là một vị thần trong số rất nhiều vị thần. Những gì chúng ta cầu nguyện cần thể hiện những gì Giáo hội tin tưởng, và đòi hỏi rằng, trong các công thức phụng vụ, chúng ta đề cao giáo lý về Chúa Ba Ngôi”.

Tụng thức Ba Ngôi Thiên Chúa trong câu kết thúc “nhấn mạnh đến thần tính của Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng với tư cách là Con Nhập thể, thay mặt chúng ta cầu bầu với Chúa Cha... do đó, vai trò trung gian tư tế cầu thay nguyện giúp của Chúa Con được làm rõ.”

Ghi chú giải thích cho biết tụng thức này đã được sử dụng vào thế kỷ thứ tư “như một phương tiện để chống lại tà giáo Ariô,” cho rằng Chúa Giêsu Kitô đã trở thành Thiên Chúa, chứ không phải là Thiên Chúa hằng có đời đời.

Hơn nữa, ghi chú cho biết thêm, từ “một” không được sử dụng trong các bản dịch của câu kết luận các lời cầu bằng tiếng Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha: “Do đó, bản dịch tiếng Anh có sự khác biệt với bản dịch của các nhóm ngôn ngữ chính khác.”

Bản giải thích của các giám mục Anh và xứ Wales nói rằng “vì việc thêm từ ‘one’ có thể tạo ra các cản trở cho lời cầu nguyện và do đó ảnh hưởng đến niềm tin, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã phán quyết rằng nó không còn được sử dụng trong việc dịch các bản văn Latinh sang tiếng Anh nữa.”

USCCB đã phê duyệt các bản dịch mới của các phần trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ, một bản dịch mới của Sách Lễ Rôma đã được thông qua vào năm 2011.
Source:Catholic News Agency

Tác giả bài viết: Đặng Tự Do