Cha Nguyên BT Tổng Quyền, Timothy Radcliffe: "Virus Corona cướp của chúng ta sự thân cận, tước mất dưỡng chất của đạo làm người trong ta".

Cha Timothy Radcliffe

Cha Timothy Radcliffe

Khi chứng ung thư đeo tôi ba năm về trước, tôi đã phải giáp mặt với việc là cái thằng tôi phải chết. Lần này thì khác, bởi cái thằng chết tiệt nó sờ gáy tất tật những người tôi mến tôi thương.

Đang xếp hàng kiểm tra an ninh ở phi trường Tel Aviv tuần rồi, chợt những bước vũ balê của gã trai trước mặt thôi miên tôi. Gã múa may như thể đã luyện nhảy với mấy cái túi hành l‎ý của mình miễn sao đố ai có thể tiếp cận được với gã dưới hai mét. Chắc là gã khôn. Cơ mà, với tôi, gã còn mạnh mẽ khơi lên hai sắc thái của cái tân thế giới này, nơi chúng ta sống sao cho đã đời nhất có thể. Cái đầu sổ là cái bất an. Thật đấy, thần chết nó dọa, nó đang treo mình trên không trung kia. Còn chúng mình có thể ra gio.

Thế thì sống phong lưu đi chứ, sống với ân với nghĩa.
Khi chứng ung thư đeo tôi ba năm về trước, tôi đã phải giáp mặt với vi
ệc là cái thằng tôi phải chết. Lần này thì khác, bởi cái thằng chết tiệt nó sờ gáy tất tật những người tôi mến tôi thương.
Ở cộng đoàn Blackfriars, hai người tôi gần gụi nhất thì cả hai đều nguy cấp. Một anh mới chỉ dăm chục. Thế mà đã suy kiệt lắm rồi, lấy gì mà miễn nhiễm nữa đây. Nhiều năm qua, cả hai người đều là những anh em tu sĩ năm nào chúng tôi cũng đi hè cùng nhau. Chắc chẳng bao giờ có nữa rồi.
Vui vầy với anh em là cách duy nhất tôi dành cho họ lúc này. Đời anh em đã là quà và vì ân ban này mà tôi có thể tạ ơn mỗi ngày.
Tôi xuống phố thửa cút rượu vang. Thì để cho tôi uống với người anh em còn chưa phải cách ly với tôi. Thân tôi ân nghĩa triều dâng. Hai thằng hẳn sẽ có một chiều chất ngất. Cơ mà nó mới vừa gọi lại, nói dừng đi thôi, tao mệt mày ơi.


Lại gần, bắt tay, choàng vai rồi áp má, chúng ta cần mà !
Gã trai lỉnh kỉnh hành lý cũng là một tượng hình cách ly.
Bất kỳ kẻ lạ nào, và thậm chí là cả bạn bè, cũng ra như thể một mối đe dọa cuộc sống của nhau, của tôi, của anh, của chị.
Muốn an toàn chỉ còn cách phải c
ách ly. Nhưng chúng ta có thể sống cách ly cách nào được ?
Lại gần, bắt tay, choàng vai rồi áp má mới thực là sống.
Trong nhà nguyện Sistine, Michelangelo tả ngón tay Thiên Chúa đang chạm đến Adam, truyền vào sự sống. Chúng ta hết thảy là những cánh tay của Thiên Chúa trao ban sự sống khi chúng ta chạm đến người khác cách ân cần trân trọng.
Chạm là dưỡng chất cho đạo làm người trong ta. Ông bà và con cháu nếu không choàng vai nhau là đang sống mất mát sâu xa.


Không gian ảo không giống như vậy, mà...
Như chưa từng có, tôi hết lòng biết ơn vì đời sống cộng đoàn trong lúc này, dẫu có khủng khiếp đến đâu, tôi vẫn chực rời phòng để tìm gặp anh em.
Thì tôi sống trong một thành phố dễ thương quá thể, ăm ắp hoa viên cho tôi dạo bước và ngắm nghía những dấu xuân sang. Tôi nào có lý gì để phàn nàn.
Nhưng mà triệu triệu người đã bị cướp đi sự thân mật thể lý, cái mà chúng ta cần để cuộc sống đơm hoa.
Mặt khác, không gian mạng được lấp đầy bằng các tin nhắn tỏ bày quan tâm thương mến. “Ổn hả đại ca ?” “Đi Israel về rồi ha ?” Tôi đã nhận được ba cái tin nhắn như này kể từ lúc tôi bắt đầu lọc cọc bàn phím. Khi tôi không được chạm, thì bất ngờ quá, tôi lại chạm đến những người lâu rồi tôi chưa gặp. Vâng, có cách ly, nhưng cũng có sự hiệp thông mới mẻ và rộng lớn từ những người thương. Tất nhiên nó chẳng giống nhau. Tôi quên tiệt mất rồi, những gương mặt người tôi thương tôi yêu.


Lời xưng thú của một người dùng Skype lần đầu
Hôm qua, lần đầu tiên trong đời – tôi thề ! – Tôi đã dùng Skype.
Tôi đã gọi cho người bạn sống ở nước ngoài để hỏi thăm anh ta sao rồi.
Tối đến tôi đã skype cho một anh khác, người đang bị cách ly khỏi bọn tôi.
Có còn hơn không, cơ mà nó không giống như gặp mặt ở không gian ba chiều.
Thường tôi chẳng ngồi trước những màn hình nhìn chòng chọc vào nhau. Những gương mặt trông hay nhất khi chúng được nhìn nghiêng, được vô tình liếc qua hay chợt nhận ra khi ai đó bước vào phòng. Chúng ta không nhìn chằm chằm vào gương mặt của những người ta thương mến, kiểu như chúng ta tập trung không ngừng nghỉ vào màn hình chúng ta Skype hay Zoom.
Khi chúng ta bên nhau thực sự, chúng ta nhìn nhau nhẹ nhàng, kín đáo, nhìn từ mọi góc nhìn.
Người anh em lần đầu tôi skype nói với tôi rằng, tiếng Hebrew, những gương mặt phát sáng. Nó như thể ánh sáng phát ra từ đôi mắt, làm tỏa rạng những người chúng ta thương mến. Chúng ta phơi trong ánh quang của họ, như những người tắm nắng trên bãi biển ; chúng ta nghỉ ngơi trong cái nhìn của họ. Bây giờ, tôi lại quên mất nhiều gương mặt mất rồi.


Chay tịnh cả chia sẻ mật thiết Thân Mình Đức Kitô,.Rồi thì chạm !
Hôm qua chúng tôi cử hành hy lễ Tạ Ơn công khai lần cuối cùng và tạm nghỉ một thời gian.
Khi chúng tôi đang xếp hàng bước lên bàn thờ một anh ban vẫy vẫy cái tay. Chúng ta sẽ phải ăn chay cả việc chia sẻ thân mật Thân Mình đức Kitô.
Các Kitô hữu thời sơ khai gây sốc cho những người dân ngoại qua việc chia sẻ thân mật khi bắt tay nhau, hôn chào bình an cho nhau. Hôn thật sự ! Mọi người đều ngưng đọng trong giây lát.
Chúng ta có thể cướp người ta khỏi Thánh Thể thế nào đây ?
Tự thâm tâm, tôi phản đối quyết định của Giáo Hội cho đóng cửa tất cả các phụng vụ công khai, cho dù về mặt lý trí tôi biết đấy là điêu không thể tránh. Tất nhiên, việc mục vụ và giải tội vẫn còn tiếp tục, thường thì một cách kín đáo trên các băng ghế trong ở các khu vườn, để cho bầu khí trong lành giữ gìn chúng tôi khỏi lây nhiễm cho nhau.


Niềm vui giảng thuyết đến từ những gương mặt
Như các anh chị em Dòng Giảng Thuyết, chúng tôi phải xoay sở mọi cách để công bố Tin Mừng.
Các anh em sinh viên Đa Minh của chúng tôi đang khám phá ra nhiều cách thế mới để khuyếch trương lên web ; các lớp đại học của chúng tôi sẽ làm việc online.
Chưa từng có một nỗ lực to lớn đến vậy để truyền bá Tin Mừng trên lục địa kỹ thuật số. Thú vị thay !
Nhưng rồi hầu hết niềm vui giảng thuyết lại đến từ các khuôn mặt, những nụ cười mím chi, cười sảng khoái, của người nghe và người giảng.
Thánh Âu Tinh nói rằng, chúng ta nên giảng dạy với Lòng hân hoan (Hilaritas), hồ hởi và xuất thần.
Nó hỗ tương ghê gớm lắm. Khi có dịp may phúc, người giảng thuyết và dân chúng truyền cảm hứng cho nhau.
Thầy Imam Sufi, thế kỷ mười lăm tên, là Mullah Nasruin nói : “Tôi nói cả ngày, nhưng khi tôi thấy đôi mắt ai rực sáng lên, tôi sẽ viết xuống ngay.”
Vì thế, đối với tôi đây vừa là thời gian hiệp thông mạnh mẽ mà cũng là một sự tước đoạt, tước đoạt những bạn bè đã được tái khám phá và của những người vắng mặt, của khuyếch trương nhưng bất khả đụng chạm.
Chúng ta hy vọng và tin tưởng, tất cả những gì chúng ta mất đi trong thời gian bệnh dịch này sẽ sớm tìm lại được. Virus Corona sẽ qua đi.

Lây nhiễm thiện hảo
Nhưng điều gì đó trong không trung có thể lây lan sự thiện.
Tại Anh Quốc, tôi nguyện rằng chúng ta có thể nhìn lại thời gian này như khi chúng ta đã sửa lại ý nghĩa hiện hữu của một cộng đồng quốc gia cô độc. Chính quyền Bảo thủ đã ra một thông cáo ngoại thường : Nếu một công ty cho cắt giảm một người làm công ăn lương, thì để khỏi sa thải, chính phủ sẽ chi trả 80% lương bổng của họ. Đây là sự can thiệp quả là vô song của Chính Phủ trong lịch sử Anh Quốc và phí tổn của nó thật khó có thể hình dung.
Nhưng rồi từ từ  h
ệ thống chính trị của chúng ta cũng đang nhận ra rằng trừ khi hành động quyết liệt như vậy nhằm hỗ trợ những người nghèo khổ nhất, đám chúng dân bị ràng buộc bởi những hợp đồng tệ hại, những người kiếm được ít cắc bạc nhất, còn nếu không thì kết quả có thể là tình trạng bấn loạn xã hội mà Âu Châu kể từ thời Cách Mạng Pháp đã chẳng còn trông thấy.

Cộng đồng nhân loại cô độc không lối ra của chúng ta
Chúng ta chỉ có thể tồn tại như một xã hội bằng những thay đổi tận căn.
Bất bình đẳng quá lớn về của cải như thế đã làm bạc nhược những công ước giữa chúng ta, những khổ nạn tài chính cùng cực có thể kích động phân tán xã hội.
Lời hô hào của các chính trị gia bảo thủ đã từng vang lên từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 : “Tất cả chúng ta cùng chung chia”. Đúng chết liền ! Có lẽ chí ít một số ngôi sao chính trường cần nhìn thấy rằng nếu chúng ta không thực sự chung chia, thì những hệ lụy sẽ gần như là điều miễn bàn.
Tất nhiên, vì một Âu Châu kiên định, tôi hy vọng cuối cùng chúng ta có thể tỉnh ngộ ra rằng chúng ta không thể đơm hoa mà không có các bè bạn Âu Châu của chúng ta được.
Brexit có lẽ đã không xảy ra trong một thời điểm rủi ro hơn.
Hy vọng chúng ta sẽ tìm ra đúng con virus đã lan sang bên kia các giới tuyến quốc gia mà chẳng cần xin thị thực, để rồi chúng ta sẽ canh tân cảm thức của chúng ta, rằng chúng ta đang thuộc về một cộng đồng nhân loại cô độc quẩn quanh không lối ra là điều có thể lắm đấy.

Để kết : Tôi đã học được những gì
Tôi đến phi trường Tel Aviv, rồi về nhà từ một tháng qua sau khi sống với anh em tôi ở Ecole Biblique Giêrusalem.
Con virus đã đập tan cuộc sống ở Ecole ; hầu hết các giáo sư còn mắc cạn ở nước ngoài, không sao về được, nhưng tôi vẫn có một thời gian tuyệt vời để đọc bài khảo luận mới nhất về Tân Ước.
Sau gần 50 năm đời linh mục và giảng thuyết, dạy học và viết lách không ngừng nghỉ, tôi được hưu. Dành thời giờ cho Sabbath. Nhưng rồi sau một tháng, tôi lại thấy đói việc trở lại. Tôi đã dọn bài chuẩn bị cho mùa hè tại Mỹ, Pháp và Anh. Giờ thì họ hủy cả rồi. Chỉ còn ít bài báo viết về khủng hoảng. Cảm ơn b
áo La Croix đã đặt hàng tôi ! Tôi đã khám phá ra rằng tôi bị lùa đi nhiều vì các nhiệm vụ và mục tiêu tôi đã hình dung.
Bây giờ tôi phải học sống khác đi, theo cách của hầu hết mọi người xấp xỉ ở tuổi 75 như tôi.
Một người bạn Úc đã gởi cho tôi xấp CD của nhà soạn nhạc anh ưa thích.
Học được không tôi ơi, thả mình xuống mà nghe, giữa ban ngày ban mặt cũng kệ ?
Đọc được không tôi ơi, một vở Shakespear chỉ vì nó tuyệt và vì thuần túy là thích ?
Được không tôi ơi, sống trong khoảnh khắc này, lắng nghe tiếng ai đó giờ đang cần mình, mà cũng vui khi chẳng ai réo gọi ?
Được không tôi ơi, học biết cho rằng mình chẳng cần biện minh cho cuộc hiện sinh của mình làm quái gì, chỉ để chứng tỏ cho người khác rằng đời thằng tôi là đáng giá ?
Sống là sống, ngày tiếp ngày. Thời gian Sabbath này mời gọi tôi dọn ổ cho cuộc Sabbath của Chúa đang đến, ngày ấy tôi yên nghỉ.
Thần học gia thế kỷ m
ười hai  Peter Abelard đã khơi lên cái bóng câu cùng tận của cuộc lữ hành :
Bảy bảy ơi Sabbath
Dài đi những muôn trùng,
Hoan vui nào bất tận
Hồn thảnh thơi yên hàn.

(Nguyên văn : There Sabbath unto Sabbath Succeeds eternally, The joy that has no ending Of souls in holiday)
Nguồn:
https://www.fraternitiesop.com/essay/sign-of-our-times/coronavirus-is-depriving-us-of-touch-the-nourishment-of-our-humanity/#.Xn67x3JS-Ul

Tác giả bài viết: Trần Vinh dịch

Nguồn tin: daminhvn.net