www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
08:46 CDT Thứ hai, 14/10/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 48

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 46


Hôm nayHôm nay : 4090

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 298657

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24019995

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Giáo huấn

Kinh Truyền Tin 4/12: Dị ứng với sự hai lòng

Thứ tư - 07/12/2022 08:58
Kinh Truyền Tin

Kinh Truyền Tin

Trưa Chúa Nhật 4/12, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô. Đức Thánh Cha đã có một bài giảng ngắn dựa trên đoạn Tin Mừng Chúa Nhật II Mùa Vọng, về lời kêu gọi hoán cải của Gioan Tẩy Giả. Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Với Chúa Giêsu, không bao giờ là quá trễ nhưng luôn có khả thể bắt đầu lại."
Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay, Chúa Nhật II Mùa Vọng, Tin Mừng Phụng Vụ trình bày cho chúng ta hình ảnh Gioan Tẩy Giả. Bản văn nói rằng “Ông mặc áo lông lạc đà. Ông ăn châu chấu và mật ong rừng” (Mt 3,4) và ông mời gọi mọi người hoán cải: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần!” (câu 2). Nói tóm lại, ông là một người khổ chế và tận căn, thoạt nhìn có thể ông tỏ ra hơi khắc khổ và gieo rắc một chút sợ hãi. Nhưng sau đó chúng ta tự hỏi: tại sao hàng năm Giáo hội đề nghị ông như người bạn đồng hành chính trong suốt Mùa Vọng? Điều gì bí ẩn đằng sau sự nghiêm khắc của ông, đằng sau vẻ bề ngoài cứng cỏi của ông? Bí mật của Gioan là gì? Đâu là sứ điệp mà Giáo hội gởi đến chúng ta hôm nay qua Gioan?
 

 

Thực tế, Gioan Tẩy giả, hơn cả một người cứng cỏi, ông là một người dị ứng với sự hai lòng, hãy nghe kỹ điều này: dị ứng với sự hai lòng. Chẳng hạn, khi những người Pha-ri-sêu và Xa-đốc, nổi tiếng về sự giả hình, đến với ông, ông đã “phản ứng dị ứng” rất mạnh! Thật vậy, một số người trong số họ có thể đến với ông vì tò mò hoặc vì chủ nghĩa cơ hội, bởi vì ông Gioan đã trở nên rất nổi tiếng. Những người Pha-ri-sêu và Xa-đốc thấy điều ông nói là đúng, nhưng trước lời kêu gọi gay gắt của Gioan Tẩy Giả, họ đã biện minh cho mình bằng cách nói: “Chúng ta đã có tổ phụ Áp-ra-ham” (c. 9). Như vậy, với sự hai lòng và tính tự phụ, họ đã không nắm được cơ hội của ân ủng, cơ hội để bắt đầu một cuộc đời mới. Những người cho mình là công chính đã tự đóng mình lại. Do đó, Gioan nói với họ: “Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối.” (câu 8). Đó là tiếng hô gào yêu thương, như tiếng hô gào của một người cha nhìn thấy đứa con của mình đang hủy hoại chính mình và nói với nó: “Đừng vứt bỏ mạng sống của mình!”. Thật vậy, đạo đức giả là mối nguy hiểm nghiêm trọng nhất, bởi vì nó có thể hủy hoại cả những thực tại thiêng liêng nhất. Sự giả hình là một điều tồi tệ nguy hiểm. Vì lý do này mà Gioan Tẩy Giả - cũng như Chúa Giêsu - rất cứng rắn với những kẻ đạo đức giả. Ngược lại, những người cảm thấy mình là tội nhân “chạy đến với ông, thú nhận tội lỗi của mình và chịu phép rửa” (c. 5). Điều đó tương tự như: để chào đón Thiên Chúa, điều quan trọng không phải là sự tài giỏi, mà là sự khiêm nhường; đây là cách để chào đón Thiên Chúa, không phải bằng sự giỏi giang nhưng mỗi người chúng ta phải xưng tội, trước hết là tội riêng, những thiếu sót và sự giả hình của mình; cần phải bước xuống khỏi bệ và dìm mình trong dòng nước sám hối.

Anh chị em thân mến, Gioan, với “những phản ứng dị ứng” của ông, khiến cho chúng ta phải suy nghĩ. Chẳng phải đôi khi chúng ta cũng khá giống những người Pha-ri-sêu đó sao? Có thể chúng ta coi thường người khác, cho rằng mình hơn họ, cho rằng mình nắm cuộc đời trong tay, mỗi ngày không cần đến Thiên Chúa, Giáo hội, anh chị em. Mùa Vọng là thời gian ân sủng để cởi bỏ mặt nạ của chúng ta và xếp hàng với những người khiêm nhường; để giải thoát chúng ta khỏi sự tự phụ cho rằng mình tự đủ, để đi xưng tội và đón nhận ơn tha thứ của Chúa, để xin lỗi những người chúng ta đã xúc phạm; do đó bắt đầu một cuộc sống mới. Và chỉ có một con đường duy nhất, đó là khiêm nhường: hãy thanh tẩy bản thân khỏi cảm giác cao ngạo, hình thức và giả hình, để nhìn thấy nơi tha nhân những anh chị em, những người tội lỗi như chúng ta, và nơi Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, Đấng đến vì chúng ta, giống như chúng ta với sự nghèo khó, đau khổ và khiếm khuyết của chúng ta, nhất là với nhu cầu cần được nâng dậy, tha thứ và cứu rỗi của chúng ta.

Và chúng ta cần nhớ một điều nữa: với Chúa Giêsu luôn có khả năng bắt đầu lại. Không bao giờ là quá trễ, nhưng luôn có khả thể bắt đầu lại, chỉ cần chúng ta can đảm, Người gần gũi chúng ta và đây là một thời gian của hoán cải. Chúng ta có thể nói: “tôi đang ở trong tình huống này; vấn đề này làm tôi xấu hổ”, nhưng Chúa Giêsu ở bên bạn, hãy bắt đầu lại, luôn luôn có khả thể để tiến lên thêm bước nữa. Người chờ đợi chúng ta và không bao giờ mệt mỏi vì chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe tiếng gọi của Gioan Tẩy giả để trở về với Thiên Chúa và đừng để Mùa Vọng này trôi qua như những ngày trong lịch, bởi vì đây là thời gian ân sủng cho chúng ta, ở đây và lúc này! Xin Mẹ Maria, tôi tớ khiêm nhường của Chúa, giúp chúng ta gặp gỡ Người và gặp gỡ anh chị em của chúng ta trên con đường khiêm nhường, vốn là con đường duy nhất giúp chúng ta tiến về phía trước.

----

Sau Kinh Truyền Tin, sau khi chào các nhóm tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô, ĐTC chúc mọi người bước đi trong Mùa Vọng thật sốt sắng. Ngài cũng nhắc rằng thứ Năm tới là lễ trọng Đức Mẹ Vô Nhiễm, “chúng ta dâng lên Mẹ lời cầu xin cho hoà bình, đặc biệt là cho dân tộc tử đạo Ucraina.” Cuối cùng, ĐTC xin đừng quên cầu nguyện cho ngài.

Tác giả bài viết: Văn Yên, SJ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.