www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
10:06 CDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 141

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 137


Hôm nayHôm nay : 12664

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 861139

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19082334

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức » Xã Hội

Putin tăng quân. Latvia hạ tượng đài Liên Xô dù bị dọa nạt. Ukraine phản ứng trước lời chúc bất nhân

Thứ sáu - 26/08/2022 12:02
Tin thế giới

Tin thế giới

Phát biểu về quyết định này, phát ngôn nhân của thành phố Riga, Janis Lange cho biết: “Đối với người dân Latvia, tượng đài này tượng trưng cho sự chiếm đóng Latvia của Nga sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
1. Latvia dỡ bỏ tượng đài thời Liên Xô

Bất chấp những đe dọa của Nga, Latvia dỡ bỏ tượng đài thời Liên Xô kỷ niệm Hồng quân đánh bại Hitler.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho rằng “Thủ đô Riga của Latvia mang nửa dòng máu Latvia, nửa dòng máu Nga, và tôi nghĩ rằng một phần của nhà nước, một phần của đất nước cũng nên tôn trọng quyền của phần bên kia.” Bà cho rằng quyết định của Latvia giật sập tượng đài này đã giật sập tình hữu nghị lâu đời giữa hai nước, và sẽ có những hậu quả nhận định.



Phát biểu về quyết định này, phát ngôn nhân của thành phố Riga, Janis Lange cho biết: “Đối với người dân Latvia, tượng đài này tượng trưng cho sự chiếm đóng Latvia của Nga sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, chúng tôi không thể chịu đựng được nữa”. Theo Janis Lange, quyết định giật sập tượng đài đã được đưa ra sau khi có nhiều người Nga thường tụ tập tại công viên Uzvara, là nơi có tượng đài này để tham dự các cuộc biểu tình ủng hộ Putin trong cuộc xâm lược vào Ukraine.

Hàng ngàn người đã chờ đợi thời khắc lịch sử khi đài tưởng niệm cao 79 mét, mà trên cùng được trang trí bằng các ngôi sao bị hạ xuống. Họ tập trung xung quanh Công viên Uzvara nghĩa là Chiến thắng. Đài tưởng niệm được hạ xuống sau khoảng bảy giờ làm việc, khi rơi xuống tượng đài đã gây ra một tiếng va chạm lớn và nước bắn lên cao từ hồ nước gần bên. Người dân đã nhiệt liệt hoan hô chào đón sự sụp đổ của chiếc tháp kỷ niệm quân đội Liên Xô bằng một tràng pháo tay và những tiếng hò reo.

Theo cảnh sát, nhìn chung diễn biến này xảy ra một cách bình yên, chỉ có một số trường hợp vi phạm đã được lập biên bản.

Tổng cộng, bốn người đã bị giam giữ vì không tuân theo các yêu cầu của các viên chức cảnh sát. Hai trong số họ đã công khai bày tỏ các khẩu hiệu ca ngợi Nga và sự hiếu chiến của nước này.

Ngoài ra, một phụ nữ đã cố gắng trèo qua hàng rào của Công viên Uzvara. Cô đã bị bắt vì không tuân theo các yêu cầu hợp pháp của cảnh sát. Cơ quan thực thi pháp luật ngay lập tức chú ý đến cô, ra lệnh dừng ngay hành vi vi phạm, nhưng người phụ nữ không chấp hành. Cô ta đã bị phạt 100 euro nhưng không bị bắt giữ.

Khu phức hợp tượng đài Nga đã được tháo dỡ trong ba ngày. Hôm thứ Ba ngày 23 tháng 8 tượng đồng ba người lính Nga bị giật xuống. Sáng thứ 4 ngày 24 tháng 8 tượng một người phụ nữ Nga bị kéo đổ. Sáng thứ năm công tác chuẩn bị đã được bắt đầu cho công đoạn cuối cùng và gay go nhất là giật sập tháp cao đến 79m.

Tất cả các diễn biến căng thẳng này diễn ra trong khi máy bay NATO tuần tra trên bầu trời để tránh các diễn biến bất ngờ.

2. Phản ứng của Ukraine trước lời cầu chúc quá sức bất nhân của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nhân ngày độc lập của Ukraine

Đáp lại thông điệp chúc mừng Ngày Độc lập của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ hy vọng người đồng minh này của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sớm được đoàn tụ với hai nhà lãnh đạo đã bị chính người dân của họ hành quyết.

“Hôm qua, vào Ngày Độc lập của chúng ta, nhà độc tài Lukashenko đã chúc mừng Ukraine và chúc chúng ta có một bầu trời yên bình... trong khi một 'món quà' hỏa tiễn một lần nữa được bắn từ Belarus đến Ukraine. Chúng tôi cũng cầu chúc cho Lukashenko có cùng một bầu trời hòa bình... và sớm đoàn tụ với những người bạn tốt của anh ấy là Hussein và Gaddafi.”

Dòng tweet này đề cập đến Saddam Hussein, cựu tổng thống Iraq, người đã bị hành quyết năm 2006 sau khi đối mặt với phiên tòa đại hình của Iraq, và cựu lãnh đạo độc tài của Libya Muammar el-Gaddafi, người đã bị hành quyết trong một cuộc nổi dậy năm 2011.

Trong khi nhiều quốc gia lên án kịch liệt cuộc tấn công kéo dài nhiều tháng của Nga nhằm vào Ukraine, ông Lukashenko là một trong số ít nhà lãnh đạo tiếp tục đứng về phía Putin. Ông Lukashenko đã cho phép Nga bố trí quân đội bên trong và tiến hành các cuộc không kích từ lãnh thổ của mình trong khi hạn chế đưa quân đội Belarus vào Ukraine để hỗ trợ quân đội của Putin.

Các quan sát viên cho rằng ông Lukashenko nếu không thích người Ukraine thì dừng chúc mừng họ. Chúc mừng theo kiểu của ông ấy vừa bất nhân, vừa không xứng đáng với tư cách một tổng thống.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và các quan chức Ukraine khác nói rằng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công trên khắp đất nước vào Ngày Độc lập, vào hôm thứ Tư và là dấu mốc 6 tháng của cuộc chiến.

Trước kỳ nghỉ lễ kỷ niệm 31 năm Ukraine tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô, Zelenskiy cảnh báo rằng Nga có thể cố gắng làm “một điều gì đó đặc biệt tồi tệ, một điều gì đó đặc biệt xấu xa” vào Ngày Độc lập.

“Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kẻ thù là hạ nhục chúng ta, những người Ukraine, hạ thấp năng lực của chúng ta, những người anh hùng của chúng ta, gieo rắc nỗi tuyệt vọng, sợ hãi, gieo rắc xung đột.... Vì vậy, điều quan trọng là không bao giờ mất cảnh giác dù chỉ trong một khoảnh khắc, Ông nói.

3. Vladimir Putin ký sắc lệnh tăng quy mô lực lượng vũ trang Nga

Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh tăng quy mô lực lượng vũ trang của Nga từ 1,9 triệu lên 2,04 triệu, khi cuộc chiến ở Ukraine bước sang tháng thứ bảy mà không có dấu hiệu lắng dịu.

Sắc lệnh của Tổng thống Nga dường như chỉ ra mục tiêu bổ sung quân đội của nước này, vốn đã bị tổn thất nặng nề ở Ukraine và không đạt được mục tiêu chiếm được thủ đô Kyiv. Sắc lệnh sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng năm tới.

Nó đánh dấu sự gia tăng đáng kể về quân số kể từ lần cuối cùng Nga mở rộng quy mô quân đội vào năm 2017, khi bổ sung 13.698 quân nhân và 5.357 người không tham chiến.

Nga không công khai số lượng thương vong mà nước này phải gánh chịu ở Ukraine, nhưng hồi tháng 5, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Mạc Tư Khoa đã mất tới 1/3 sức mạnh chiến đấu trên bộ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến.

Mạc Tư Khoa, cho đến nay đã từ chối tuyên bố tổng động viên, nhưng gần đây đã tăng cường nỗ lực tuyển mộ binh sĩ mới, thông qua cái mà một số chuyên gia gọi là “động viên bí mật”.

Các khu vực trên khắp nước Nga đã bắt đầu thành lập các tiểu đoàn tình nguyện, cung cấp các hợp đồng ngắn hạn béo bở cho nam giới từ 18 đến 60. Tình báo phương Tây cũng cho biết các công ty quân sự tư nhân, bao gồm cả nhóm Wagner, đang được sử dụng để tăng cường lực lượng tiền tuyến của Nga khi Điện Cẩm Linh phải đối mặt tình trạng thiếu quân.

Sắc lệnh hôm thứ Năm không nêu rõ việc tăng số lượng nhân viên được tiến hành như thế nào nhưng yêu cầu chính phủ phân bổ ngân sách thích hợp cho quân đội.

Pavel Luzin, một chuyên gia quân sự Nga, cho biết Mạc Tư Khoa sẽ phải vất vả để tăng số lượng binh sĩ, đồng thời cho rằng “sắc lệnh này trái với thực tế khách quan trên chiến trường”.

Lệnh của ông Putin được đưa ra sau khi một nhà ngoại giao cấp cao của Nga trong tuần này nói với Financial Times rằng Mạc Tư Khoa không thấy có khả năng có một giải pháp ngoại giao để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và dự kiến sẽ có một cuộc xung đột kéo dài.

Tương tự, Ukraine đã bác bỏ các cuộc đàm phán hòa bình, với việc Tổng thống Volodymyr Zelenskiy thề sẽ giành lại vùng lãnh thổ đã mất ở phía đông và nam của đất nước.

Một tòa án Nga hôm thứ Năm đã ra phán quyết quản thúc tại gia đối với Yevgeny Roizman, một chính trị gia đối lập, là người luôn chỉ trích thẳng thắn về cuộc xâm lược Ukraine. Phán quyết này là tạm thời trong khi ông bị điều tra về tội “làm mất uy tín” của quân đội Nga.

Roizman, cựu thị trưởng của Ekaterinburg, đã bị giam giữ hôm thứ Tư. Anh ta bị hạn chế rời khỏi nhà, tham dự các sự kiện công cộng hoặc sử dụng internet và chỉ có thể liên lạc với gia đình, các thành viên thân thiết, luật sư và điều tra viên của anh ta.

Tòa án đã ngừng bỏ tù anh ta, có thể vì lo ngại rằng việc giam giữ anh ta có thể dẫn đến các cuộc biểu tình công khai ở Ekaterinburg, thành phố lớn thứ tư của Nga.

4. Thị trưởng cho biết tòa nhà của Nga gần Melitopol bị chiếm đóng 'nổ tung'

Thị trưởng thành phố Melitopol do Nga chiếm đóng, Ivan Fedorov, cho biết một tòa nhà được cho là do các quan chức hậu thuẫn Nga sử dụng trong khu vực đã bị “nổ tung”.

Fedorov, Thị trưởng lưu vong của thành phố, đã đăng một đoạn video trên Telegram cho thấy thiệt hại của tòa nhà, mà theo anh ta đang được sử dụng để lên kế hoạch cho một “cuộc trưng cầu dân ý giả” của các nhà chức trách do Nga hậu thuẫn về việc liệu khu vực có nên được sáp nhập vào Nga hay không.

Fedorov nói:

Đêm nay, trụ sở của quân chiếm đóng ở làng Pryazovske đã bị nổ tung. Chính ở đó, người Nga đã chuẩn bị cho cuộc 'bỏ phiếu' và cấp hộ chiếu Nga.

Fedorov cũng tuyên bố rằng rất ít người nhận lời đề nghị cấp hộ chiếu Nga.

5. Chuyên gia dự đoán Vladimir Putin sẽ xâm lược nước nào tiếp theo nếu Nga thắng Ukraine

Một chuyên gia đã dự đoán đất nước mà Nga có thể xâm lược tiếp theo nếu Vladimir Putin giành chiến thắng trong cuộc chiến đẫm máu ở Ukraine, hiện đã quá sáu tháng kể từ khi nó bùng nổ.

Tina Khidasheli, một chính trị gia ở Gieorgia, cho biết quê hương của bà có thể sẽ là vị trí tiếp theo nếu lực lượng đang trì trệ của Putin bằng cách nào đó chiến thắng.

Trong một bài viết cho Quỹ Friedrich Naumann, một tổ chức phi lợi nhuận tự do, Khidasheli cho biết sứ mệnh của Nga “sẽ không dừng lại” ở Ukraine.

Bà nói: “Putin ham muốn quyền lực sẽ không dừng lại sau chiến thắng ở Ukraine. Georgia và Moldova là quá nhỏ so với ông ta và tham vọng của ông ấy”.

“Điều này là rõ ràng trong tối hậu thư do Putin gửi vào tháng 12, tới các quốc gia thành viên NATO Đông Âu.”

Tối hậu thư mà nữ Bộ trưởng Quốc phòng Gieorgia đề cập đến là một tối hậu thư do Putin đưa ra nhằm kêu gọi chấm dứt hoạt động của NATO ở các nước Đông Âu giáp biên giới với Nga.

NATO quy định rằng một cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên được coi là một hành động chiến tranh đối với tất cả các thành viên của nó

Bà Khidasheli tiếp tục: “Đối với Vladimir Putin, thất bại trong cuộc chiến này đã được định trước. Anh ta sẽ phải chịu thất bại hoặc hôm nay ở Ukraine, nếu phương Tây đưa ra sự giúp đỡ tích cực và triệt để hơn, hoặc ngày mai trên lãnh thổ của NATO”.

“Việc thất bại sẽ đến ở đâu hay bằng cái giá nào chỉ nằm trong tay NATO và các đồng minh Ukraine và Gieorgia.”

Bản thân Putin đã xuất bản một nghiên cứu vào năm 2021 với tiêu đề “Về sự thống nhất lịch sử của người Nga và người Ukraine” khẳng định Nga và Ukraine là “một dân tộc”.

Georgia cũng có quan hệ văn hóa chặt chẽ với Nga và là một quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Một số lo ngại rằng Putin sẽ áp dụng logic tương tự cho đất nước mà ông ta xâm lược lần đầu tiên vào năm 2008.

Kể từ đó, trong khi đã kiểm soát các khu vực ly khai Abkhazia và Nam Ossetia, quân đội của Putin đã xâm phạm lãnh thổ Gieorgia từ từ.

Bà Khidasheli tin rằng cuộc xâm lược là để ngăn chặn quốc gia của bà gia nhập NATO.

Bà Khidasheli tiếp tục: “Việc Nga chiếm đóng 20% lãnh thổ của Georgia không chỉ là một hành động chính trị để công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia, mà là kết quả của việc hoàn thành hai nhiệm vụ rất quan trọng - cả hai đều bảo đảm việc đóng quân của quân đội Nga không xa Biên giới NATO và cản trở việc Georgia gia nhập NATO.

Bất kỳ cuộc xâm lược nào vào toàn bộ lãnh thổ của Gruzia đều có thể phụ thuộc vào việc liệu Putin có bị mắc kẹt trong cuộc chiến đẫm máu ở Ukraine trong nhiều năm tới hay không, hay ông ta giành được chiến thắng bất chấp tổn thất nặng nề về quân số.

6. Bản tin của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh đã chỉ trích giọng điệu giả nhân giả nghĩa của bọn lãnh đạo quân sự Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải rằng Nga đang cố tình làm chậm tốc độ của chiến dịch quân sự ở Ukraine, do nhu cầu giảm thương vong dân sự. Tuy nhiên, sự thật là đúng vào lúc Sergei Shoigu đưa ra luận điệu nhân nghĩa này, quân Nga đã phóng hỏa tiễn vào nhà ga Chaplyne ở vùng Dnipropetrovsk. Hậu quả của vụ tấn công dã man này là 25 người, trong đó có 2 trẻ em, thiệt mạng và 31 người bị thương.

Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt ngữ bản tin của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh

Vào ngày 24 tháng 8 năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải rằng Nga đang cố tình làm chậm tốc độ của chiến dịch quân sự ở Ukraine, do nhu cầu giảm thương vong dân sự.

Đây gần như chắc chắn là thông tin sai lệch có chủ ý. Cuộc tấn công của Nga đã bị đình trệ vì hiệu suất quân sự kém của Nga và sự kháng cự quyết liệt của Ukraine. Theo lệnh của Shoigu, các lực lượng Nga hoạt động ở Ukraine đã nhiều lần không đạt được các mốc thời gian hoạt động theo kế hoạch.

Có khả năng cao là Shoigu và Tổng thống Putin đã sa thải ít nhất 6 vị tướng do không thăng tiến đủ nhanh.

Vào ngày Shoigu đang phát biểu, một hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn SS-26 Iskander của Nga đã tấn công một đoàn tàu ở thị trấn Chaplyne, được tường trình đã giết chết ít nhất hai trẻ em.

Điều này cho thấy rằng Nga khi nhận thấy có lợi thế quân sự sẵn sàng gây ra thiệt hại tài sản khi tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hoặc pháo binh.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.