www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
03:19 CDT Thứ sáu, 29/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 77

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 68


Hôm nayHôm nay : 3307

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 851782

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19072977

Trang nhất » Tin Tức » Suy niệm

Người đàn ông vô gia cư mà tôi đã gặp trong nhà thờ

Thứ tư - 18/03/2015 21:17
vô gia cư

vô gia cư

Người đàn ông vô gia cư đó cứ mãi đến nhà thờ trong suốt những tuần lễ dài của Mùa Chay. Nhiều lần tôi có ý nghĩ là muốn cố lắp đi cái hố ngăn cách, giữa ông ta và tôi, nhưng vì không khí căng thẳng về sự riêng tư và nhân cách của ông mà tôi cảm thấy mình cần phải tôn trọng.

Trước hết tôi bực bội vì sự hiện diện của ông ta trong ngôi nhà thờ vắng lặng của tôi. Nhưng ngày qua ngày, ông đã dạy cho tôi biết được một điều hết sức sâu sắc và thâm thúy về việc cầu nguyện.
 
 Ông ta là một người vô gia cư, cao khoảng 6 feet, với gương mặt hốc hác và quần áo tả tơi. Ông trông có vẻ khoảng 50, nhưng với những năm tháng của cuộc đời phong sương gió bụi, khiến cho tôi khó đoán được tuổi của ông chính xác là bao nhiêu. Đầu tóc cắt ngắn của ông có màu nâu nhạt, nhưng giờ đây hầu hết nó đã được điểm tô bằng màu tóc nâu bạc. Hàm râu mỏng manh, nhưng nhọn hoắc được che dấu trong những bộ xương gò má của ông. Tôi thấy ông trong nhà thờ vài lần qua ngần ấy năm trời, ông cứ tụm đầu vào chiếc áo khoác ngoài xơ xác, ẩn náu nơi những con đường của một thành phố lạnh lẽo, hiu hắt. Đôi lúc, ông quỳ xuống, khom vai và lẩm bẩm vào cuốn sách kinh lễ. Những lúc khác thì ông ngồi xuống trên ghế trong nhà thờ, nghiêng mình về một bên và thẩn thờ mơ tưởng với cặp mắt khép kín. Ông ăn mặc trông có vẻ mệt mỏi, lả lời giống hệt như là một tấm khăn bẩn thủi, tơi tả vậy. Ông xuất hiện trong nhà thờ, khoảng chừng một ngày, có khi hai ngày, rồi lại có lúc ông biến hẳn đi một thời gian dài.
 
 Trong suốt một chiều Mùa Chay giá lạnh cách đây vài năm, người đàn ông vô gia cư này lại xuất hiện đều đặn hơn trong một góc nhỏ của nhà thờ ở vùng trung tâm thị trấn của thành phố Manhattan, là nơi mà tôi vẫn hay thường cầu nguyện sau thánh lể trưa chiều. Thoạt đầu, tôi có cảm tưởng như là chổ đặc biệt của tôi đã bị xâm phạm-vì lẽ, tôi bị chia trí khi phải cầu nguyện cùng với một người lạ mặt bên cạnh mình. Vị cha sở nói với tôi rằng: không ai biết được ông ta là ai, và rằng, ông cũng chẳng hề nói chuyện với ai, cũng như chằng hề chấp nhận tiền hay thức ăn của bất kỳ ai. Tôi giả định rằng chừng nào ông ta vẫn còn im lặng, thì tôi cứ thế mà tiếp tục cầu nguyện, mà chẳng hề bị ông ta quấy rầy.
 
 Một vài ngày sau, khi chỉ còn có mỗi mình tôi tại nhà thờ sau thánh lể, thì cũng là lúc người đàn ông đó lê bước đến hàng ghế trước tôi và bắt đầu lẫm bẩm, “Lạy Chúa, con có mặt nơi đây, là để thú tội,. ..” Khi đó, tôi tự hỏi: liệu mình có nên rời nhà thờ, để cho ông ta có được sự tự do riêng chăng? Và ông ta bắt đầu, “Lạy Chúa, ngày hôm qua là ngày thứ hai, và chuyện lớn lao đó là. ..... con đang tìm chổ để nằm xuống. ... con đặt tờ báo lên trên cái áo của con. .... con không có thể ngủ được..... con liền đi đến phía Tây... để đến nhà thờ. ...... con muốn cầu nguyện.... còn gì nữa hà?. .... còn gì nữa hà....?”
 
 Như lời kinh tuôn đổ, lời cầu nguyện của tôi cứ thế mà tuôn ra. Tất cả những gì mà tôi có thể nghĩ đó là: người đàn ông này đang đi thơ thẩn vào một ngày rét trời từ góc cuối này của thành phố Manhattan đến góc khác, ông cứ mãi đi để kiếm tìm một ngôi nhà thờ để ông có thể cầu nguyện và nghĩ ngơi. Tôi liền cảm thấy được có sự gắn kết, ràng buộc tức thời nào đó, giữa tôi và ông ấy. Lạy Chúa, tôi hỏi, người đàn ông này là ai? Tại sao Ngài đưa ông ta đến ngôi giáo đường này, tới hàng ghế này, và vào giờ này? Lạy Chúa, con đã lổi phạm đến cở nào trước mặt Ngài? Con cần phải nhận được thêm bao nhiêu lòng nhân từ nữa từ chính Ngài, lạy Chúa?
 
 Người đàn ông vô gia cư đó cứ mãi đến nhà thờ trong suốt những tuần lễ dài của Mùa Chay. Nhiều lần tôi có ý nghĩ là muốn cố lắp đi cái hố ngăn cách, giữa ông ta và tôi, nhưng vì không khí căng thẳng về sự riêng tư và nhân cách của ông mà tôi cảm thấy mình cần phải tôn trọng. Dẫu thế, tôi vẫn nghĩ rằng có một cái gì đó liên hệ giữa chúng tôi. Như Thánh Augustinô đã từng viết, “Con người chính là một kẻ ăn xin trước mặt Thiên Chúa.” Người đàn ông này và tôi chính là anh em xin ăn trong Chúa Kitô. Sự vô gia cư về mặt thể lý của ông phản chiếu sự vô gia cư về đời sống tâm linh của tôi qua lời cầu nguyện, và cả hai chúng tôi không hẹn mà gặp, để đến cùng một nơi, vào cùng một giờ giấc, để cố mở rộng lòng chúng tôi cho chính Thiên Chúa.
 
 Trong khung cảnh của sự yên bình cung kính, một lời nguyện dâng lên - một lời nguyện của lòng khát khao và mõi mong nơi Thiên Chúa. Đó là một lời nguyện cầu của người đói ăn, bởi vì cả hai chúng tôi đều mong muốn được dưỡng nuôi và cho ăn từ chính Thiên Chúa. Đó cũng còn là một lời nguyện cầu của người mù, vì lẽ, chúng tôi không nhìn thấy được Đấng mà chúng tôi cầu xin hay nhìn thấy được lời nguyện cầu của chúng tôi sẽ đi tới đâu. Và đó cũng là một lời nguyện cầu của người vô gia cư, vì lẽ, chúng tôi vẫn thường hay cảm thấy lạc lõng qua mong ước của chúng tôi để cùng được kết hiệp với Thiên Chúa.
 
 Nếu chúng ta biết thành thật, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng lời nguyện cầu của chúng ta không những dẫn chúng ta hướng về một sự ủi an sâu xa, mà còn dẫn chúng ta đến sự nghèo túng vô tận. Trong cái đói, cái mù và sự vô gia cư về mặt tâm linh đó, chúng ta hãy biết mở rộng lòng trí chúng ta cho Chúa Thánh Thần. Chúng ta trở nên những người ăn xin cho một tình yêu và lòng nhân từ của Thiên Chúa, và lời nguyện cầu của chúng ta sẽ trở nên lời nguyện cầu của người đang đợi, và lắng nghe liên lũy của một Thiên Chúa tình yêu. Nhưng nếu chúng ta trở nên quá bận tâm, hay lơ đảng với đời sống cầu nguyện, thì chúng ta đã đánh mất đi cơ hội được nhìn thấy Chúa Kitô đang đến. Chúng ta có thể là nạn nhân cho một ảo tưởng rằng đời sống cầu nguyện của chúng ta, sự đợi chờ và cái đói khát của chúng ta, chỉ là những cái trọng tâm hời hợt bên ngoài mà thôi.
 
 Chẳng bao lâu tôi đã khám phá ra được rằng chừng nào người đàn ông vô gia cứ đó vẫn còn hiện hữu cùng với tôi trong ngôi giáo đường, thì lời nguyện cầu cá nhân của tôi chẳng còn có ý nghĩa gì nữa, vì lẽ, từ “tôi” giờ đây đã trở nên từ “chúng ta” rồi. Tuy đó là một chút gì không hài lòng cho lắm, nhưng tôi vẫn nhận thấy rằng lời nguyện cầu của tôi đã trở nên một sự dâng tiến giản đơn về chính bản thân tôi để cùng hiệp thông với người đàn ông tóc tai bù xù, ăn mặc nhuếch nhoác này. Vào những buổi chiều khi ông nghiêng mình, và ngủ trên hàng ghế bên cạnh, tôi vẫn lặng lẽ canh thức cho ông. Vào những ngày mà ông ngồi thẳng đứng, mơ màng, thì cả hai chúng tôi cùng ngồi trong sự vắng vẽ, cô liêu, tĩnh mịch. Giờ đây tôi đã không còn phải xem xét giờ giấc cầu nguyện của mình, và đoán xem hiệu quả của lời cầu nguyện đó như thế nào nữa, vì lẽ, lời nguyện cầu đó, cứ đơn giản xãy ra, cứ đơn giản tuôn ra; và nó đã trở nên một cái gì đó cho đi và lãnh nhận, một sự hiện hữu và một hơi thở cùng với người anh em của tôi. Và khi đó, cứ mỗi chiều nào cũng vậy, ông ta luôn lúc nào cũng hiện diện với tôi, và tôi tự hỏi, liệu tôi có thể nhận thấy được hình ảnh của Chúa Kitô nơi người trông có vẽ rất khác xa với tôi chăng?
 
 Hai tác giả Douglas Morrison và Henri Nouwen đã viết trong cuốn sách của họ có nhan đề “Lòng Trắc Ẩn: Một Suy Niệm về Đời Sống Kitô Giáo,” rằng: “Mầu nhiệm lớn nhất về lòng trắc ẩn của Thiên Chúa chính là việc Ngài đã mặc lấy thân phận nô lệ của chúng ta, để qua đó, Đấng Sáng Tạo của chúng ta đã tỏ bày về Ngài như là Thiên Chúa của chúng ta. Và qua việc tỏ bày đó, Ngài đã chịu chết trên cây thập giá, và cái chết đó không phải là chấm hết cho việc Ngài hiện diện nơi trần gian. Mà hơn thế, bằng việc khiêm cung, hạ mình, chúng ta gặp gở chính Thiên Chúa, chúng ta có thể thấy được Thiên Chúa thật sự là ai qua những người nô lệ, túng bần mà Ngài đã chọn để mặc khải chính Ngài như là Thiên Chúa của chúng ta.”
 
 Điều này thoạt đầu trông có vẻ khó hiểu. Nhưng cái nghịch lý và điên rồ của tình yêu Thiên Chúa chính là ở chỗ: chúng ta không phải là những người xin ăn. Thánh Têrêsa thành Lisieux đã viết, “Chúa Giêsu chính là một người ăn xin đang nài nĩ các tâm hồn...ah! Hãy để chúng ta hiểu được cái nhìn nơi gương mặt Ngài!” Một vài thập kỷ sau đó, Simone Weil viết rằng: “Thiên Chúa chờ đợi như là một người ăn xin đứng đó, cứ đứng đó, bất di bất động và lặng lẽ trước một ai đó sẽ có lẽ cho Ngài một chiếc bánh... Thời gian chính là việc Thiên Chúa đợi chờ chúng ta, như là một người ăn xin cho tình yêu của chúng ta.” Thì đây đúng là một mạc khải mạnh bạo-rằng Thiên Chúa không những cho đi tất cả vì tình yêu qua việc tạo dựng của Ngài, mà còn biết chọn để đợi chờ, có lẽ là đến muôn đời, việc con người biết đáp trả lại tình yêu đó, ngay từ khởi đầu tạo dựng.
 
 Một diển tả gợi ý về cái nhìn sâu sắc vào tình yêu vô biên và kiên nhẫn của Thiên Chúa được tìm thấy qua bài thơ có nhan đề là “Một Người Chủ Tế Ăn Xin” (The Master Beggar) của nữ tu Miriam của Chúa Thánh Thần, một nữ tu dòng kín Camêlô, người cũng còn được biết đến qua cái tên lúc rửa tội là Jessica Powers:
 
 “Phải chăng không còn chổ trống trên trái đất này để con có thể khóa chặt
 
 gương mặt u buồn, và sự nài nĩ đáng thương của Ngài, “Làm Ơn Đi? Xin Mời Đi?”
 
 Và khi con cho Ngài
 
 những đồng xu từ thiện từ chính tình yêu của con, và
 
 Ngài vẫn cứ đứng thế, cứ đứng mãi
 
 dáng chặt nổi u buồn của Ngài qua đôi mắt rộng mở
 
 nhìn vào chính con
 
 Phải chăng tất cả những cái túi của con cần phải cho đi hết tất cả những gì con có
 
 vào bàn tay của Ngài?
 
 Hỡi Chúa Giêsu, người ăn xin của con, Ngài muốn
 
 có gì nơi con?
 
 Hỡi mẹ, hỡi cha? Có phải là người yêu mà con
 
 vẫn cứ mõi mong biết đến?
 
 Đứa trẻ thơ mà con đã từng
 
 nâng nui, ẳm bế tay bồng?
 
 Ngay cả dòng máu
 
 cứ cuộn chảy trong trái tim con?”
 
 Và nữ tu Miriam kết thúc bằng việc kết luận rằng: “ngay cả con nữa, cũng phải nên giống người xin ăn.” Cách duy nhất mà nữ tu có thể đáp trả lại tình yêu của Thiên Chúa là bằng việc cho đi tất cả những gì mà nữ tu có.
 
 Chúng ta được mời gọi vào cùng một cuộc hành trình. Chúa Kitô, một người chủ tế ăn xin, van nài chúng ta hãy biết cho đi tất cả để trở nên những người ăn xin - dẫu là qua lời cầu nguyện, qua việc dâng hiến mạng sống mình vì những người khác; hay chỉ đơn giản có mặt cùng với họ. Tình yêu Thiên Chúa không đòi hỏi chúng ta phải trở nên những vị bộ trưởng hay những nhà tu hành, nhưng chí ít phải biết ôm lấy những ai đang phải đứng đó, đói khát và đợi chờ trong số những anh chị em của chúng ta, và đặc biệt là Thiên Chúa là Đấng Lòng Lành của chúng ta.
 
 Và giờ đây tôi phải hành trình qua suốt ba tuần Mùa Chay nữa mà không có người đàn ông vô gia cư đó, cùng đồng hành với tôi. Tôi đã chờ đợi quá lâu để nói chuyện cùng với ông: hôm thứ Sáu sau Lễ Phục Sinh là lần cuối cùng mà tôi gặp ông trong ngôi giáo đường này. Tôi tự hỏi, liệu ông vẫn còn sống hay đã chết, và giờ đây ông đang ở đâu. Tôi nguyện cầu rằng tôi sẽ gặp lại ông vào một ngày nào đó, nhưng buồn thay, khi thời gian cứ trôi, trí nhớ của tôi về ông cứ mãi phai nhạt đi theo năm tháng. Tôi lại rơi trở lại vào lời cầu nguyện riêng tư của chính mình, và mất hẳn đi cái nhìn rằng Chúa Kitô, chính là người đã có lần ngồi cạnh tôi.
 
 Khi giờ cầu nguyện của tôi kết thúc, tôi bước ra khỏi ngôi giáo đường, với những con đường rực rỡ, đông người. Nếu tôi biết mở lòng để đón nhận ơn huệ của Thiên Chúa tuôn đổ trên tôi, thì tôi mới có thể nhìn thấy được những người ăn xin kia - thì tôi mới có thể thấy được Chúa Kitô - hiện diện ở tất cả mọi nơi. Nếu tôi quên lãng, tức là tôi mang lấy trong mình cái bóng của người anh em thương tật, và vô gia cư; cái nơi mà người anh em khốn cùng ấy cùng thở ra với tôi và những lời cầu xin cho tình yêu cho mỗi phút giây khát khao của cuộc đời tôi, với tiếng thì thào, chỉ một từ thôi, đó là: Làm Ơn Đi? Xin Mời?
 
 Và để kết thúc, như Mohandas Gandhi đã từng nói, “Cầu nguyện không phải là việc cầu xin, đòi hỏi. Cầu nguyện chính là một niềm khát khao của tâm hồn. Cầu nguyện chính là sự nhìn nhận về những yếu điểm từng ngày....Khi cầu nguyện, sẽ tốt đẹp hơn nếu đó chỉ là một trái tim, không lời; còn hơn là những lời nói dư đầy, mà lại không có trái tim.”
 
Kenneth Giovanelli

Tác giả bài viết: Anthony Lê dịch

Nguồn tin: Catholic Digest

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.