www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
05:03 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 80

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 67


Hôm nayHôm nay : 3056

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 593566

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19739761

Trang nhất » Tin Tức » Tin Mừng đời thường

Cha Đamien (1840-1889)

Thứ sáu - 29/05/2015 11:07
Cha Đamien (1840-1889)

Cha Đamien (1840-1889)

Cuộc đời của Cha Đamien là một chuỗi dài những ngày tranh-đấu; trước hết trong gia-đình Cha phải tranh-đấu để được trở thành tu-sĩ; trong tu-viện Cha phải tranh-đấu với bề trên để trở thành linh-mục; sau đó Cha phải tranh-đấu với Đức Giám-Mục để bênh-vực cho Molokai là nơi Cha nhận trách-nhiệm truyền giáo.

Một đóng góp của nước Bỉ vào y-tế thế-giới.


Đối với lịch-sử của Molokai, không ai quan-hệ mật-thiết cho bằng Linh-Mục Joseph De Veuster, một người dân nước Bỉ, thường được biết, một cách quen thuộc hơn, tại Hạ-uy-di cũng như khắp nơi trên thế-giới, dưới danh-hiệu Cha Đamien, Tông-Đồ của Người Cùi.

Bảo-Tàng-Viện Đamien đã được thiết-lập tại Thánh-Đường Âugustinô tại Waikiki. Hàng ngàn du-khách viếng thăm Hạ-uy-di đã tới Bảo-Tàng-Viện để tìm hiểu thêm về con người cao-quý này. Nhiều người đã hành-hương tới Kalaupapa, Molokai để nhìn thấy tận mắt vùng đất Cha Đamien đã sống và làm việc. Cuộc đời của Cha Đamien đã được tường-thuật trong rất nhiều sách báo và tài-liệu, kể cả trên sân khấu và màn bạc. Gần đây nhất là bộ-phim dài “Molokai: Chuyện Đời Cha Đamien” thực-hiện năm 1999, với đạo-diễn Paul Cox (người Úc), diễn-viên David Wenham thủ vai Cha Đamien và diễn-viên Peter O’Toole thủ vai một người bệnh cùi. Cuốn phim này đã được đề-nghị trao tặng Giải-Thưởng Phim Hay Nhất Năm 2002 của American Film Institute (Viện Phim Ảnh Hoa-Kỳ).

Trong bài nói chuyện ngắn ngày hôm nay chúng tôi (G.S. Hugo Thoen) sẽ không nói về hoạt-động và sự-nghiệp hay công-lao của Cha Đamien tại quần-đảo Hạ-uy-di. Những người cư-ngụ tại quần-đảo này biết rõ hơn chúng tôi nhiều về những điều dó. Nhưng chúng tôi xin được tìm hiểu về nguồn-gốc của Cha Đamien một người dân xuất-xứ từ nước Bỉ. Người này là ai? Gốc rễ của ơn kêu gọi trở thành linh-mục nằm ở đâu? Tại sao người đã rời bỏ quê-hương nước Bỉ để sống chung với những người cùi nơi miền đất thật là xa lạ?. Cha Đamien đã trở thành tông-đồ rất đáng khen ngợi của người cùi trong trường-hợp nào? Và Giáo-Hội Công Giáo cũng như toàn-thể thế-giới đã có những phản-ứng như thế nào?.

Để trả lời những câu hỏi ấy, chúng tôi đã tìm tới căn nhà ở Tremelo nơi Cha đã chào đời, nay đã trở thành một bảo-tàng-viện. Chúng tôi đã đi thăm tu-viện tại Leuven (Louvain), và chúng tôi đã nói chuyện với các tu-sĩ thuộc dòng tu. Chúng tôi đã viếng thăm phần mộ của Cha Đamien tại Leuven và đã tới cảng Ostend để chụp hình chiếc tầu Mercator; chiếc tầu này đã chở di-hài của Cha Đamien từ Hoa-Kỳ tới Antwerp (Bỉ).

Cuộc đời của Cha Đamien là một chuỗi dài những ngày tranh-đấu; trước hết trong gia-đình Cha phải tranh-đấu để được trở thành tu-sĩ; trong tu-viện Cha phải tranh-đấu với bề trên để trở thành linh-mục; sau đó Cha phải tranh-đấu với Đức Giám-Mục để bênh-vực cho Molokai là nơi Cha nhận trách-nhiệm truyền giáo; tại Molokai Cha đã tranh-đấu cho cuộc sống của những người bệnh cùi, và cuối cùng Cha phải chiến-đấu với tử-thần cho chính mạng sống của mình. Cha Đamien đã thắng trong hầu hết những cuộc chiến này, trừ cuộc chiến cuối cùng: Cha Đamien đã chết khi 49 tuổi, còn đang thời hăng say hoạt-động.

Cha Đamien sinh ngày 3 tháng 1 năm 1840 tại Tremelo, một ngôi làng nhỏ tại Flanders, không xa Viện Đại-Học Leuven nhiều lắm. Tên thật là Joseph De Veuster, nhưng song-thân thường gọi là Jef. Nhiều bé trai cũng mang tên này tại Bỉ. Jef là người con thứ bảy trong gia-đình có tám anh chị em, và là con trai nhỏ nhất trong nhà De Veuster. Song-thân có một nông trại và có một cơ sở thương mại buôn thóc lúa, tương-đối thuộc loại khá-giả trong xã-hội đương-thời.

 

Thoạt tiên, Joseph được gởi đi học tại một trường gần Brussels và được chuẩn-bị để trở thành một thương-gia tiếp nối thương-nghiệp của cha mẹ. Tuy-nhiên Joseph ước-ao trở thành một tu-sĩ, giống như người anh trưởng tên là Auguste. Anh Auguste đã gia-nhập Dòng Linh-Mục Thánh Tâm (Dòng Picpus) và thường được gọi là Sư-huynh Pamphile. Thật không dễ gì mà thuyết-phục được hai đấng song-thân, tuy-nhiên năm 1859 Jef đã được phép theo chân anh Auguste tới tu-học tại Leuven; lúc ấy Jef mới 19 tuổi.

Tại đây Jef lấy tên mới (cho đời tu-sĩ) là Đamianus. Đamianus là tên một vị thánh của Giáo-Hội, xuất thân là một y-sĩ, và được ơn tử-đạo vào thế-kỷ thứ 4 sau Công-nguyên. Khi đã được nhập vào hàng đệ-tử (chủng-sinh), mơ-ước của cậu Jef là trở thành một Linh-mục. Tuy-nhiên những cản-trở mới lại hiện ra: các vị bề trên trong dòng thấy Jef không phải là một chủng-sinh xuất-sắc. Nhưng Jef cố-gắng chiến-đấu cho giấc-mơ của mình trở thành sự thật. Kết qủa là Jef tiếp-tục tu-học tại Paris, (Pháp) sau khi được chấp-nhận là một sư-huynh dòng Picpus kể từ ngày 7 tháng 10 năm 1860.

Năm 1863, Đức Cha Louis Maigret, Giám-Mục Địa-Phận Honolulu cần một người tình-nguyện tới truyền giáo tại Sandwich Islands (tên cũ của quần-đảo Hạ-uy-di vào thời đó). Anh Auguste của Cha Đamien, Cha Pamphile được cử vào nhiệm-vụ đó. Tuy-nhiên, Auguste bỗng trở bệnh nặng và không thể xuống tầu được. Đamien xin được thay thế trong nhiệm-vụ đó, mặc dầu lúc ấy chưa thụ-phong linh-mục. Sau rất nhiều bàn-luận, cuối cùng Đức Giám-Mục cho phép Đamien được thỏa-nguyện.

Tháng 10 năm 1863 Đamien từ-giã nước Bỉ để tới hải-cảng Bremen ở nước Đức, từ đó người xuống tầu đi Hạ-uy-di. Con tầu tới bến Honolulu vào ngày Lễ Thánh Giu-Se, tháng 3 năm 1864. Vì tình-trạng thiếu-thốn linh-mục, Đamien được thụ-phong Linh-Mục hai tháng sau đó, khi ngài được 24 tuổi, tại Vương-Cung Thánh-Đường Đức Mẹ Hòa-Bình ở đường Fort (nay đã trở thành một địa-danh lịch-sử). Trong chức-phận linh-mục, Cha Đamien đã làm việc tại Đảo Lớn tại Hạ-uy-di suốt 9 năm, trước tại khu Puna và sau tại khu Kohala.

Năm 1873 đánh dấu một khúc quanh trong cuộc đời Cha Đamien. Lúc đó 33 tuổi, Cha tình-nguyện tới Molokai là nơi biệt-cư cho người bệnh cùi mà chính-quyền Hạ-uy-di đã thiết-lập từ 5 năm trước. Khi Cha Đamien tới Kalaupapa vào tháng 5 năm 1873 tại nơi đây đã có chừng 600 người bệnh cùi và hàng tháng có những chuyến tầu mang tới thêm nhiều người bệnh mới.

Với sự trợ-giúp của chính những người bệnh, Cha Đamien đã cất nhiều căn nhà ở, thiết-lập một hệ-thống nước, và trồng nhiều cây cối. Cha cũng tổ-chức những lớp học, những ban kèn đồng và những ca-đoàn. Cha mở mang Nhà Thờ Thánh Philomena cho lớn hơn, và cất thêm sáu nhà nguyện. Cha đã xây-cất một chung-cư cho các em trai, và sau đó một chung-cư cho các em gái. Cha băng bó các vết-thương, Cha đóng quan-tài bằng gỗ (tổng-cộng chừng 2000 cái để chôn cất nạn-nhân bệnh cùi), vàCha cũng kiêm luôn việc đào huyệt. Cha ngồi tòa giải tội và dâng thánh lễ mỗi buổi sáng. Nói tóm lại Cha đã biến trại cùi, một nơi tù đầy thành một trung-tâm sinh-hoạt yên vui như một gia-đình lớn.

Cha Đamien không phải là người xuất-thế hay một nhà ẩn-tu xa lánh cuộc thế phồn hoa. Cha không ngần-ngại khi phải tranh-đấu đương đầu với chính-quyền Hạ-uy-di hay với chính giáo-hội công giáo để có thêm tài-nguyên cho trại cùi. Những nỗ-lực của Cha đã khiến khắp nơi trên thế-giới phải chú-ý, nhưng đồng thời cũng gây ganh-ghét và chống-đối. Cha đã cực-khổ rất nhiều vì những chống-đối từ chính-quyền Hạ-uy-di, từ Uỷ-ban Y-Tế Hạ-uy-di (với lệnh cấm Cha không được rời khỏi Molokai) và nhất là sự chống-đối từ các bề-trên và từ anh em linh-mục.

Sau mười hai năm phục-vụ như một người hùng đơn-độc, Cha Đamien khám phá ra mình đã lây bệnh cùi. Từ nay, Cha cũng là một người cùi sống giữa những người cùi của Cha.

Cha Đamien qua đời năm 49 tuổi vào một ngày trong Tuần Thánh, ngày 15 tháng 4 năm 1889, mười sáu năm sau khi đặt chân tới Molokai, Cha được chôn cất tại Kalawao, gần Nhà Thờ Thánh Philomena, ngay dưới bóng cây pandanus, nơi Cha đã ngủ đêm đầu tiên khi mới đặt chân tới vùng đất Molokai.

Năm 1935, Quốc-Vương Bỉ Leopold III đã thỉnh-cầu Tổng-Thống (Hoa-Kỳ) Roosevelt cho phép chở di-hài của Cha Đamien về Bỉ quốc. Năm 1936, di-hài của Cha được khai-quật, đưa về Honolulu, từ đó linh-cữu được chuyển về San Francisco rồi tới Panama do chiến-thuyền “Republic” của Hải-Quân Mỹ. Tại Panama, tầu Mercator của Bỉ đã tiếp-nhận linh-cữu; sau hành-trình 66 ngày vượt Đại-Tây Dương tầu Mercator đã tới hải-cảng Antwerp vào ngày 2 tháng 5 năm 1936. Nơi đây, hàng ngàn người Bỉ đã đợi chờ để nghinh đón linh-cữu, trong đó có cả Quốc-Vương Bỉ Leopold III và Đức Hồng-Y người Bỉ Van Roey. Di-hài của Cha Đamien được mang từ Antwerp tới Tremelo, và cuối cùng tới Leuven. Tại đây di-hài của Cha đã được đặt tại nhà thờ Dòng Linh-Mục Thánh Tâm, dòng tu đã gởi Cha tới Molokai ngày trước.

Nhà thờ ở gần trung-tâm thành-phố (Leuven), tòa Thị-Sảnh có đường nét kiến-trúc cuối thời Trung-Cổ. Nhà thờ xây-cất trên đồi St.Antonius ở dưới hầm là huyệt-mộ.

Ngôi nhà nơi Cha đã chào đời tại Tremelo vẫn giữ nguyên tình-trạng như vào cuối thế-kỷ 19, và nay đã trở thành một bảo-tàng-viện, nằm phía sau Trung-Tâm Lão Khoa Đamien.

Trong căn nhà của hai Cụ cố song-thân, nơi căn phòng nhỏ trên lầu là nơi Cha chào đời năm 1840 còn giữ cây thánh giá mang từ Molokai về năm 1936; căn phòng dưới lầu còn giữ cỗ quan-tài đã dùng để chôn cất Cha vào năm 1889.

Trong bảo-tàng-viện còn có bàn Thánh từ Nhà thờ Thánh Philomena ở Kalaupapa do chính Cha kiến-tạo, một bộ áo dòng đã cũ và sờn rách, một chén thánh bằng vàng, một mặt-nhật bằng vàng và nhiều vật-dụng sở-hữu khác gồm có cưa, bào, bay, búa, và thước thợ cùng một gậy chống, một cây dù, một ống điếu và một gương soi mặt. Chén Thánh là một bảo-vật mỹ-nghệ, của một tu-sĩ người Pháp gởi tặng. Mặt nhật là quà tặng đặc-biệt của Hoàng-Gia Anh Quốc.

Năm 1965, Tiểu-Bang Hạ-uy-di đã quyết địng đưa di-tượng của Cha Đamien vào Điện Capitol, trụ-sở Quốc-Hội Hoa-Kỳ, tại một nơi đặc-biệt gọi là Statuary Hall. Bức tượng đồng do nhà điêu-khắc Marisol Escobar thực-hiện, căn-cứ trên những tấm hình chụp Cha Đamien vào những tháng ngày cuối cuộc-đời với những vết tàn-phá của bệnh cùi hiện rõ trên mặt. Bức tượng được khánh thành ngày 15 tháng 4 năm 1969, tám mươi năm sau ngày Cha Đamien tạ-thế.

Hiện nay, Giáo-Hội Công Giáo đang tiến-hành thủ-tục tầm-tích để tôn-vinh Cha Đamien thành một Đấng Thánh trong giáo-hội. Năm 1977, Đức Giáo Hoàng Phao-Lô VI đã tuyên-xưng Cha Đamien là Đấng Trọng-Kính; năm 1995, vào tháng 6, trong một buổi lễ tại Brussels, Cha Đamien đã được tôn-vinh là Đấng “Chân Phước” (hay Á-Thánh) do Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-Lô II chủ lễ.

Nhân dịp lễ tấn-phong này, người Bỉ đã tặng lại cho Tiểu-Bang Hạ-uy-di một phần di-cốt của Cha Đamien, đó là bàn tay phải của Cha. Phần di-cốt này đã được chôn lại nơi huyệt-mộ cũ tại Molokai (nơi an-táng năm 1889). Khi còn sống, Cha Đamien đã mong muốn thân-xác được yên-nghỉ giữa những người cùi của Cha tại Kalawao. Sau bao dời đổi, cuối cùng Cha Đamien đã được như ý-nguyện.

(Bài của Giáo-Sư Tiến-Sĩ Hugo F. Thoen, Đại-Học Ghent, Bỉ Quốc

do Giáo-Sư Đào Hoàng-Nga và Bác-Sĩ Hà Ngọc-Thuần phỏng-dịch
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.