www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
11:04 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 77

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 66


Hôm nayHôm nay : 9213

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 836907

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19058102

Trang nhất » Tin Tức » Tin Mừng đời thường

Chuyện dài con tàu Titanic : Chuyện về Linh Mục Thomas Byles

Thứ ba - 28/04/2015 11:44
Titanic

Titanic

Bà Helen Mary Mocklare, một hành khách khác thuật lại rằng: “Khi con tầu bị va chạm mạnh, chúng tôi bị hất tung khỏi giường ngủ…Chúng tôi nhìn thấy cha Byles đang từ hành lang đi tới, hai tay giơ lên cao. Chúng tôi biết ngài vì ngài đã đến thăm chúng tôi nhiều lần trên chuyến tầu. Sáng hôm đó, ngài còn dâng Thánh Lễ cho chúng tôi tham dự nữa.”

Chuyện Dài Titanic Vẫn Chưa Kết Thúc:

Ít người trong chúng ta không biết đến con tầu Titanic, mệnh danh là “con-tầu-không- thể- chìm- được,” đã thực sự vùi sâu dưới đáy Đại Tây Dương vào ngày 15 tháng Tư năm 1912, sau khi đụng phải tảng băng sơn ngầm, trở thành mồ chôn tập thể của hơn 1,500 hành khách. Từ đó, nhiều giai thoại hư thực đã được thêu dệt chung quanh con tầu mang nhiều nét huyền hoặc này, điển hình là cuốn phim đắt giá “The Titanic” được sản xuất vào năm 1997, dưới tài phù thủy của đạo diễn James Cameron, không chỉ đem lại số doanh thu bạc tỉ, mà còn đoạt được con số kỷ lục là 11 giải điện ảnh Oscar.

Hôm nay, đúng 103 năm sau, theo tin từ EWTN News, thì một câu chuyện thật khác vừa được khai mở cũng trên chuyến tầu định mệnh ấy: câu chuyện về Thomas Byles, một vị linh mục Công Giáo, chịu chức tại Rôma mười năm trước đó, tức năm 1902, và đang làm cha sở họ đạo Saint Helene trong vùng Essex của Anh Quốc từ năm 1905. Vị linh mục 42 tuổi này có mặt trên con tầu Titanic, khởi hành từ Southampton, dự định sẽ cập bến New York, nơi ngài sẽ chủ sự hôn lễ cho người em trai. Trong thời gian cứu hộ, khi con tầu đang chìm dần, linh mục Byles đã có ít nhất là hai cơ hội được bước xuống con thuyền cấp cứu. Nhưng cả hai lần ngài đều từ chối, chỉ bởi vì ngài muốn ở lại với đàn chiên đang cần đến mình: không phải chỉ để nâng đỡ, chia sẻ nỗi kinh hoàng trong giờ lâm tử, hay để an ủi, và cầu nguyện, mà nhất là để trao ban bí tích hòa giải cho các hối nhân như gói hành trang qúy giá trong cơn tuyệt vọng ngay trên ngưỡng cửa của thế giới bên kia. Đó là lời chứng của Agnes McCoy, một hành khách sống sót. Chứng từ của Agnes và của các hành khách khác được gom lại trong mạng lưới này: www.fatherbyles.com.

Bà Helen Mary Mocklare, một hành khách khác thuật lại rằng: “Khi con tầu bị va chạm mạnh, chúng tôi bị hất tung khỏi giường ngủ…Chúng tôi nhìn thấy cha Byles đang từ hành lang đi tới, hai tay giơ lên cao. Chúng tôi biết ngài vì ngài đã đến thăm chúng tôi nhiều lần trên chuyến tầu. Sáng hôm đó, ngài còn dâng Thánh Lễ cho chúng tôi tham dự nữa.”

“Hãy bình tĩnh, hỡi các con tốt lành của cha.” Nói thế rồi, ngài đi về phía phòng lái để ban ơn xá giải và chúc phúc lành…” Bà Mocklare nói thêm: “Có một vài người tỏ ra hốt hoảng, nhưng khi thấy ngài giơ tay lên thì tất cả lấy lại được bình tĩnh. Mọi người đều rất cảm phục trước sự tự chủ tuyệt đối của vị linh mục.”

Bà nhớ rất rõ là có một người thủy thủ đến “cảnh báo cho ngài biết về cơn nguy hiểm cận kề và yêu cầu ngài xuống thuyền cấp cứu.” Tuy người thủy thủ tỏ ra hết sức lo lắng cho ngài, nhưng cả hai lần ngài đều từ chối.

“Lẽ ra cha Byles đã có thể thoát thân, nhưng khi thấy có nhiều người phải ở lại, ngài không đành lòng ra đi, và làm ngơ trước lời khẩn khoản của người thủy thủ.” Bà Mocklare nói tiếp: “Là một trong những hành khách cuối cùng xuống được thuyền cấp cứu, và khi rời xa con tầu bị nạn, tôi vẫn có thể nghe rõ mồn một giọng nói của vị linh mục và những câu kinh đáp lại lời ngài.”

Hôm nay, đúng một thế kỷ sau tai nạn thảm khốc, cha Graham Smith—đương kim cha sở họ đạo Saint Helen, nơi cha Byles đã đảm nhiệm trước đây—đã đứng đơn xin mở án phong thánh cho cha Byles, người được coi như “một nhân vật phi thường đã hiến mạng sống vì người khác.” Cha Smith còn thêm rằng: “Chúng tôi đều hy vọng và cầu xin cho việc phong thánh cho cha Byles.”

Tưởng cũng nên nhớ rằng tiến trình phong thánh đòi buộc đương sự chứng tỏ có các nhân đức Kitô giáo tới một mức độ anh hùng. Sau đó, cần có một phép lạ được chuẩn nhận là do lời bầu cử của thánh nhân, trước khi được phong lên bậc “Chân Phước.” Để được tôn phong hiển thánh, cần có thêm một phép lạ nữa được chuẩn nhận là do lời bầu cử của vị Chân Phước.

Cha Smith nói thêm rằng: “Hy vọng có nhiều giáo dân trên khắp thế giới cầu xin với ngài khi họ thấy cần thiết. Nếu phép lạ xẩy đến thì việc phong chân phước hay hiển thánh sẽ đến sau thôi.”

Tuy hoàn cảnh có khác nhau đôi chút, gương hy sinh của cha Byles gợi nhớ gương anh hùng của Thánh Maximilianô Kolbe, nước Balan, người đã tự nguyện chết thay cho một người bị kết án bỏ cho chết đói trong trại giam Đức Quốc Xã, cũng trong thế kỷ trước (lễ nhớ vào ngày 14 tháng 8 hàng năm). Tất cả đều mô phỏng gương tự hiến của chủ chiên Giêsu, Đấng đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc đàn chiên.


04/20/2015

(xem www.ewtnnews.com/catholic-news/World.php?id=11957)

Tác giả bài viết: Nguyễn Kim Ngân

Nguồn tin: vietcatholic

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.