www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
00:25 EST Thứ bảy, 07/12/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 46

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 41


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 135114

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24927956

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

ĐTC huyền chức một LM đồng hương. GH tại Hoa Lục. Đại Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ tại Vatican

Thứ hai - 25/11/2024 22:52
Tin Giáo Hội

Tin Giáo Hội

Tờ báo La Nación của Á Căn Đình đưa tin Cha Cornet, 57 tuổi, đã viết một cuốn sách có tựa đề “Habemus Antipapam?” nghĩa là “Phải chăng chúng ta có một phản-Giáo Hoàng?”, được xuất bản vào năm 2023 bởi nhà xuất bản Edizioni del Faro. Trong cuốn sách của mình, Cha Cornet khẳng định rằng việc từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI là không hợp lệ và do đó, việc bầu Đức Thánh Cha Phanxicô không thành sự.
1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố trục xuất khỏi hàng giáo sĩ một linh mục người Á Căn Đình đang làm mục vụ tại Ý

“Với quyết định tối cao và dứt khoát,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trục xuất khỏi hàng giáo sĩ Cha Fernando María Cornet, một linh mục đồng hương Á Căn Đình từng là linh mục tại Tổng giáo phận Sassari, Ý vì tội ly giáo.



Tờ báo La Nación của Á Căn Đình đưa tin Cha Cornet, 57 tuổi, đã viết một cuốn sách có tựa đề “Habemus Antipapam?” nghĩa là “Phải chăng chúng ta có một phản-Giáo Hoàng?”, được xuất bản vào năm 2023 bởi nhà xuất bản Edizioni del Faro. Trong cuốn sách của mình, Cha Cornet khẳng định rằng việc từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI là không hợp lệ và do đó, việc bầu Đức Thánh Cha Phanxicô không thành sự.

Khi công bố quyết định này, Đức Cha Gian Franco Saba là Tổng giám mục của Sassari, đã kêu gọi cộng đồng cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo hội.

“Các chi thể của Chúa Kitô không được xung đột với nhau; những ai tạo nên chi thể Người, phải hoàn thành chức vụ của mình... để không có sự chia rẽ”, ngài nói.

Tổng giáo phận cũng thông báo rằng cha sở của Khu đô thị lịch sử, Cha Antonino Canu, sẽ đảm nhiệm vai trò quản nhiệm giáo xứ St. Donatus và St. Sixtus ở Sassari.

Tổng giáo phận cho biết thêm, ngài sẽ nhận được sự hỗ trợ trong sứ vụ của mình từ các linh mục Cottolengo hiện đang làm việc tại Trung tâm Lịch sử và các linh mục khác hiện diện trong khu vực mục vụ.

Tuyên bố đề ngày 13 tháng 11 được ký bởi Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận, Đức Cha Antonio Spanu.

Theo tờ La Nación, vào giữa tháng 5, một lá thư từ Vatican đã yêu cầu Cha Cornet “rút lại cuốn sách, chấm dứt lưu hành, tuyên bố công khai rằng nó có sai sót, cầu xin sự tha thứ và công nhận Đức Giáo Hoàng Phanxicô là giáo hoàng hợp pháp”.

Tuy nhiên, vị linh mục cho biết ông “không thể làm như vậy vì mọi việc không diễn ra như vậy và cũng vì không ai từ Bộ Giáo lý Đức tin có thể giải thích cho tôi biết những sai lầm trong cuốn sách của tôi là gì; không ai từng đưa ra cho tôi một lập luận nào cả”.

Cha Cornet đã lường trước rằng ngài sẽ phải chịu bản án này và tuyên bố rằng vì đã viết cuốn sách của mình, “ngài sẽ bị ngược đãi bởi một người đã chiếm giữ một nơi không phải của người ấy một cách bất hợp pháp, khiến Giáo hội rơi vào khủng hoảng với những quyết định và việc bổ nhiệm giám mục bất hợp pháp”.

Tội ly giáo là gì?

Theo Điều 751 của Bộ Giáo luật Công Giáo, ly giáo xảy ra khi một người đã chịu phép rửa tội từ chối “phục tùng Đức Giáo Hoàng tối cao hoặc từ chối hiệp thông với các thành viên của Giáo hội phục tùng ngài”.

“Người bội giáo, người theo tà giáo hoặc người ly giáo phải chịu vạ tuyệt thông ‘latae sententiae’ hay tiền kết, theo Điều 1364 của Bộ Giáo luật, và cũng có thể bị phạt bằng các hình phạt khác, bao gồm cả việc trục xuất khỏi hàng giáo sĩ trong trường hợp các linh mục.


Source:Catholic News Agency

2. Phép lạ Thánh Thể ở Middleburg-Lovanio Bỉ, 1374

Phép lạ Thánh Thể này có từ năm 1347. Tại Nhà thờ Thánh Phêrô ở Middleburg, trong khi Rước lễ, Bánh Thánh đã biến thành thịt đang chảy máu. Một phần Bánh Thánh, cho đến ngày nay, vẫn được các Cha dòng Augustinô lưu giữ tại Louvain.

Có rất nhiều tài liệu về phép lạ Thánh Thể này. Trong một chuyên khảo được viết vào năm 1905 bởi nhà sử học Jos. Wils, giáo sư của Đại học Công Giáo Louvain, chúng ta biết rằng ở Middleburg, có một người phụ nữ quý tộc được mọi người biết đến vì đức tin và lòng sùng kính lớn lao của bà. Người phụ nữ này cũng rất chú ý đến việc hình thành tinh thần cho gia đình và người giúp việc trong gia đình. Trong Mùa Chay năm 1374, giống như mọi năm, trong nhà bà bắt đầu làm lễ sám hối để chuẩn bị cho Lễ Phục sinh sắp đến. Vài ngày trước, một người hầu mới được thuê tên là Jan, người đã không đi xưng tội trong nhiều năm, và anh ta đang sống một cuộc sống sa đọa. Người phụ nữ này đã mời tất cả người giúp việc trong gia đình đi lễ. Jan không dám phản đối lời mời này để không làm bà thất vọng.

Ông đã tham dự toàn bộ thánh lễ, và khi đến lúc rước lễ, ông lại tiến đến bàn thờ một cách hời hợt.

Ngay khi ông nhận Mình Thánh trên lưỡi, nó biến thành thịt chảy máu. Ngay lập tức Jan lấy tấm bánh từ miệng mình, máu nhỏ giọt xuống tấm vải phủ trên lan can bàn thờ. Vị linh mục nhận ra ngay điều gì đang xảy ra, và với cảm xúc lớn lao, ngài cẩn thận đặt bánh thánh vào một chiếc bình bên trong nhà tạm. Jan ăn năn và thú nhận tội lỗi của mình trước mọi người.

Từ ngày đó trở đi, ông đã sống một cuộc sống gương mẫu và nuôi dưỡng lòng sùng kính lớn lao đối với Bí tích Thánh Thể cho đến cuối đời. Tất cả các nhà thờ và chính quyền dân sự của thành phố đều được thông báo về sự kiện kỳ diệu này và sau khi điều tra cẩn thận, Đức Tổng Giám Mục đã tuyên bố nhìn nhận tính chất siêu nhiên của hiện tượng này.

3. Tiến sĩ George Weigel: Tai tiếng vẫn đang tiếp diễn về chính sách của Vatican đối với Trung Quốc

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “The Continuing Scandal of the Vatican’s China Policy”, nghĩa là “Tai tiếng vẫn đang tiếp diễn về chính sách của Vatican đối với Trung Quốc”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Trong biên niên sử về những quái gỡ trong lịch sử, sẽ khó có thể tìm thấy điều gì đó tệ hại hơn thời điểm Tòa thánh gia hạn thỏa thuận năm 2018 với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo. Sự gia hạn đó diễn ra vào ngày 22 tháng 10: lễ tưởng niệm phụng vụ của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người bảo vệ quyền tự do tôn giáo đã góp phần hạ bệ chủ nghĩa cộng sản Âu Châu, và mong muốn cháy bỏng được đến thăm Trung Quốc của người đã bị chế độ Cộng sản phản đối, rõ ràng là bọn cầm quyền lo sợ rằng ngài có thể châm ngòi cho một cuộc cách mạng lương tâm khác ở đó. Thật khó hiểu trước sự tương phản này.

Ngày lễ của Đức Gioan Phaolô II được tổ chức đúng nghĩa hơn ở Luân Đôn, nơi Ngài Alton xứ Liverpool, một người Công Giáo trung thành, người ủng hộ quyền được sống và nhân quyền, đã giúp công bố một báo cáo của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ về “Những người bị ngược đãi và lãng quên”—và đã nói như sau về thỏa thuận Vatican-Trung Quốc:

Kể từ khi được ký kết lần đầu tiên vào năm 2018, thỏa thuận Trung-Vatican chỉ dẫn đến sự gia tăng và tăng cường đàn áp tôn giáo ở Hoa Lục và không dẫn đến bất kỳ sự cải thiện nào. Hãy hỏi những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp ở Tân Cương, những người theo đạo Phật ở Tây Tạng, các Kitô hữu từ mọi giáo phái và Pháp Luân Công. Thật là vấn đề sâu sắc khi thỏa thuận này lại được gia hạn một lần nữa mà không có cuộc tranh luận, sự giám sát hoặc điều gì đó có vẻ như là điều kiện. Việc thả các giám mục và linh mục Công Giáo bị bỏ tù ít nhất phải là một điều kiện để Vatican đồng ý gia hạn thỏa thuận tầm thường này. Vatican cũng nên kêu gọi chấm dứt việc giam giữ bất công liên tục đối với Jimmy Lai, một người Công Giáo trung thành và hết lòng tận tụy bị giam cầm ở Hương Cảng, như một điều kiện tiên quyết. Thay vào đó, lại có một sự im lặng điếc lác khi nói đến quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Sự im lặng của Vatican về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Trung Quốc là điều vô cùng đáng thất vọng và phản tác dụng một cách nguy hiểm.

Tại cùng sự kiện ở Cung điện Westminster, Ngài Alton cũng đọc tên của mười giám mục Trung Quốc bị đàn áp, những trường hợp của các ngài đã được ghi chép lại bởi nhà vận động tự do tôn giáo không biết mệt mỏi Nina Shea trong một báo cáo do Trung tâm Tự do Tôn giáo của Viện Hudson công bố. Bản tóm tắt của báo cáo Shea bao gồm bảy bước hành động mà chính quyền Hoa Kỳ tiếp theo nên thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng tự do tôn giáo đang gia tăng ở Trung Quốc; người ta hy vọng những khuyến nghị này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng Giêng. Tuy nhiên, ngoài các chỉ định về chính sách, báo cáo Shea còn mang đến những bài đọc tâm linh mạnh mẽ, khi luật sư nhân quyền kỳ cựu (người từng bảo vệ người đoạt giải Nobel Hòa bình Andrei Sakharov) kể câu chuyện về mười người đàn ông dũng cảm, trung thành với lời thề mà họ đã tuyên hứa trước khi được tấn phong làm giám mục, đã trở thành những người kế vị thực sự của các tông đồ tử đạo đã đồng hành cùng Chúa Giêsu và hy sinh mạng sống của mình để vâng theo lệnh của Người là “Hãy đi... và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28:19).

Khi Mùa Vọng đang đến gần, hãy nhớ đến những vị này và lời chứng của các ngài: Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục danh dự của Hương Cảng, người đã sống cuộc sống hưu trí của mình với nguy cơ lớn như một tiếng nói cho những người không có tiếng nói; Đức Giám Mục Giacôbê Tô Triết Dân (蘇哲民,Su Zhi-min), bị giam giữ bí mật liên tục trong hai mươi bảy năm sau khi bị tra tấn trong trại lao động; Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵竹民), bị giam giữ bí mật vào ngày 2 Tháng Giêng vừa qua, là lần giam giữ thứ sáu của ngài kể từ khi thỏa thuận Vatican-Trung Quốc được ký kết lần đầu tiên; Đức Giám Mục Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰), bị đàn áp từ năm 1993 và hiện đang bị giam giữ bí mật, được một trong những giáo dân của ngài mô tả là “giám mục của chúng ta người đã trở thành một con chiên hiến tế”; Đức Giám Mục Giả Chí Quốc (Julius Jia Zhiguo, 賈志國), người sáng lập một trại trẻ mồ côi dành cho trẻ em khuyết tật sau đó bị chế độ giải thể vì là “hoạt động tôn giáo trái phép”, được cho là bị quản thúc tại gia từ năm 2020; Đức Giám Mục Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱), bị bắt vào năm 2021 khi đang dưỡng bệnh sau ca phẫu thuật ung thư và bị giam giữ bí mật mà không qua thủ tục tố tụng hợp pháp; Đức Giám Mục Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱), mất tích từ năm 2011; Giám mục Tađêô Mã Đại Thanh (Ma Daqin, 马达钦, bị thay thế bởi một giám mục tuân thủ chế độ trong một động thái được Vatican chấp thuận một cách yếu ớt; Giám mục Mêchiô Thạch Hồng Trinh (Shi Hongzhen, 石鴻禎), bị giam giữ trong một khuôn viên nhà thờ giáo xứ trong mười lăm năm và được chế độ công nhận một cách đầy hoài nghi là giám mục của Thiên Tân khi ngài đã chín mươi lăm tuổi và quá yếu để thực hiện các nhiệm vụ giám mục của mình; Giám mục Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦), bị Đức Thánh Cha Phanxicô tước chức giám mục theo điều kiện của thỏa thuận Trung-Vatican năm 2018, bị buộc phải ngủ trên đường phố trong mùa đông, hiện không rõ tung tích.

Giáo hội nợ Nina Shea và David Alton một món nợ lớn về lòng biết ơn vì đã đưa những người tuyên xưng đức tin tử đạo thế kỷ 21 này đến với sự chú ý của thế giới. Thật đáng xấu hổ khi món nợ như vậy không được công nhận trong triều đại giáo hoàng này. Thật đáng xấu hổ khi thỏa thuận Vatican-Trung Quốc tầm thường, đáng xấu hổ và phá hoại về mặt truyền giáo đã được gia hạn.


Source:First Things
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Tin Vui Việt

Trang thông tin điện tử để tìm hiểu về Đạo Công Giáo.Mong rằng qua trang Tin Vui Việt này sẽ giúp Quý Vị hiểu hơn về đời sống đạo.Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn tác động để mỗi người nhận ra Thiên Chúa là Chân, Thiện, Mỹ.bbttinvui

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.