www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
05:43 CDT Thứ bảy, 14/09/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 44

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 40


Hôm nayHôm nay : 3459

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 212884

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23480268

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Khí phách anh hùng của một linh mục TQ. Tiến Sĩ George Weigel: Liên đới với Giáo Hội Tử Đạo Ukraine

Thứ tư - 20/09/2023 21:21
Tin thế giới

Tin thế giới

Nhà vận động nhân quyền Benedict Rogers đã viết một bức thư ngỏ gửi Đức Thánh Cha Phanxicô đặt câu hỏi về sự khôn ngoan trong chính sách đối với Trung Quốc của ngài, đối với chuyến đi Mông Cổ trong đó Đức Thánh Cha đã đưa ra một số lời kêu gọi đối với Bắc Kinh.
1. Nhà vận động nhân quyền cải đạo sang Công Giáo băn khoăn về chính sách của Tòa Thánh đối với Trung Quốc

Trên tờ Tablet của Vương Quốc Anh, ký giả Patrick Hudson, cho biết nhà hoạt động nhân quyền Benedict Rogers nói rằng Đức Phanxicô “không lên tiếng về những tội ác chống lại nhân quyền, sự sống, tự do và phẩm giá ở Trung Quốc”.



Nhà vận động hỏi chính sách Trung Quốc của Tòa Thánh đã đạt được những gì.

Nhà vận động nhân quyền Benedict Rogers đã viết một bức thư ngỏ gửi Đức Thánh Cha Phanxicô đặt câu hỏi về sự khôn ngoan trong chính sách đối với Trung Quốc của ngài, đối với chuyến đi Mông Cổ trong đó Đức Thánh Cha đã đưa ra một số lời kêu gọi đối với Bắc Kinh.

Bức thư, được đăng trên trang web của UCANews, đã đặt ra 10 câu hỏi “từ một thanh niên Công Giáo” mười năm sau khi Rogers cải đạo sang Công Giáo, giải thích rằng anh ta “không hiểu được chính sách xoa dịu của Tòa Thánh là gì khi đối diện với chế độ tội phạm tàn bạo ở Trung Quốc, và chính sách ấy đã đạt được những gì”.

Được viết nhằm kỷ niệm 5 năm thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh trong năm nay, bức thư hỏi tại sao nội dung của thỏa thuận vẫn được giữ bí mật và tại sao Đức Thánh Cha lại chấp nhận những vi phạm rõ ràng đối với các điều khoản của nó, chẳng hạn như việc chính phủ Cộng sản bổ nhiệm một quan chức mới làm Giám mục Thượng Hải mà không có sự chấp thuận của Vatican.

Bức thư cũng hỏi tại sao Đức Phanxicô từ chối yêu cầu tiếp kiến Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân vào năm 2020 và tại sao ngài từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong triều đại giáo hoàng của mình.

Rogers, người sáng lập Hong Kong Watch, từ lâu đã là người chỉ trích các cuộc đàm phán của Vatican với chính phủ Trung Quốc. Ông cáo buộc rằng Đức Phanxicô không “lên tiếng và kêu gọi cầu nguyện cho những tội ác chống lại nhân quyền, sự sống con người, tự do con người và phẩm giá con người ở Trung Quốc”.

Ông kêu gọi làm rõ lập trường của Tòa thánh về tương lai của Hương Cảng và Đài Loan trong mối quan hệ với Trung Quốc đại lục – và tầm nhìn của Tòa thánh đối với tương lai của Giáo hội tại Trung Quốc.

Rogers khẳng định rằng ông “không tham gia vào chiến dịch chống Đức Thánh Cha Phanxicô” và thừa nhận những ý định tốt trong chính sách của Vatican, nhưng nói rằng người Công Giáo Trung Quốc đang bị “bỏ rơi dưới danh nghĩa 'đối thoại' mở rộng và bất bình đẳng với Cộng sản.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một số nhận xét đối với Trung Quốc trong năm ngày ở Mông Cổ. Bên cạnh việc gửi một bức điện lịch sự cho chính phủ khi bay qua không phận Trung Quốc, ngài kêu gọi người Công Giáo Trung Quốc hãy trở thành “những Kitô hữu tốt và những công dân tốt” và nhận xét rằng các chính phủ không có gì phải sợ Giáo Hội Công Giáo vì Giáo hội “không có chương trình nghị sự chính trị”.


Source:The Tablet

2. Tiến sĩ George Weigel: Liên đới với Giáo Hội Tử Đạo Ukraine

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “SOLIDARITY WITH A MARTYR-CHURCH”, nghĩa là “Liên đới với Giáo Hội Tử Đạo”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Kể từ khi Liên minh Brest năm 1596 tái thiết lập sự hiệp thông hoàn toàn giữa Giám mục Rôma và một số khu vực pháp lý giáo hội ở Đông Âu, là những gì chúng ta biết ngày nay là Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, người thừa kế chính của hành động hòa giải đó, đã phải chịu đựng rất lớn vì lòng trung thành với Người kế vị Thánh Phêrô.

Trong nhiều thế kỷ, nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo Ba Lan đã cố gắng hết sức để “Latinh hóa” người Công Giáo Đông Phương về mặt phụng vụ, kỷ luật Giáo Hội và quản trị. Giáo hội Chính thống Nga, luôn là tác nhân của chủ nghĩa đế quốc chính trị và văn hóa trên vùng đất Ukraine, không bao giờ thừa nhận tính hợp pháp của Liên minh Brest. Và vào năm 1946, Chính thống Nga đã hợp tác với chế độ Xô Viết vô thần để “giải tán” Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương một cách hợp pháp, trong một hội đồng Giáo Hội giả mạo được tiến hành dưới sự chỉ đạo của cảnh sát mật Liên Xô,, gọi tắt là NKVD.

Vì vậy, từ năm 1946 cho đến năm 1990–1991, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương vẫn tồn tại như một tổ chức bí mật, ngay cả khi nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ, nữ tu và giáo dân của Giáo Hội này đã bị hành quyết thẳng tay hoặc bị bỏ mạng trong các trại lao động nô lệ Gulag của Liên Xô. Rôma cũng không phải lúc nào cũng lên tiếng ủng hộ các tín hữu Công Giáo Đông Phương Ukraine như lẽ ra phải có trong suốt bốn thập kỷ rưỡi hoạt động bí mật của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII quả thực đã đưa được nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, Josyf Slipyi, ra khỏi Gulag, nhưng Đức Phaolô Đệ Lục, háo hức nối lại quan hệ hữu nghị với Chính thống giáo Nga, đã giữ khoảng cách với Đức Cha Slipyi trong thời gian vị tổng giám mục người Ukraine lưu vong ở Rôma— câu chuyện một giáo hoàng xa cách với vị tử đạo da trắng và Giáo hội của ngài chỉ kết thúc với việc Đức Gioan Phaolô II được bầu vào ngôi Giáo Hoàng năm 1978.

Tuy nhiên, giữa nỗi đau khổ vô cùng này, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương vẫn trung thành với sự hiệp thông với Tòa Thánh Phêrô. Và trong ba thập kỷ kể từ khi Liên Xô tan rã và khôi phục nền độc lập của Ukraine, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương được cho là cộng đồng Kitô giáo sôi động nhất ở Ukraine - một cộng đồng có những ý tưởng về tự do tôn giáo thực sự và các mối quan hệ đúng đắn giữa Giáo hội và nhà nước mà một Ukraine thời hậu chiến sẽ cần đến trên con đường tiến tới sự trưởng thành dân chủ. Những ý tưởng đó một phần được nuôi dưỡng bởi Đại học Công Giáo Ukraine đáng chú ý ở Lviv, cơ sở giáo dục đại học duy nhất như vậy trong không gian thuộc Liên Xô cũ và là trường đại học được kính trọng rộng rãi nhất ở Ukraine đang bị bao vây.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương (và người Ukraine nói chung) kinh hoàng khi Đức Thánh Cha Phanxicô, trong những nhận xét gần đây với giới trẻ Công Giáo Nga, kêu gọi họ tận dụng những gì tốt đẹp nhất của lịch sử và văn hóa Nga trong việc xây dựng tương lai của đất nước họ—và sau đó, mười tám tháng sau cuộc chiến tàn khốc của đế quốc Nga trên đất Ukraine, Peter Đại đế và Catherine Đại đế, hai hiện thân lịch sử của chủ nghĩa đế quốc Nga hung hãn, và hoang dâm vô độ, lại được vinh danh là những hình mẫu về sự vĩ đại của Nga.

Không một người có lý trí nào có thể tưởng tượng được rằng Đức Giáo Hoàng đang tán thành những hành động xâm lược đế quốc của Peter Đại đế và Catherine Đại đế; những lời nói ứng khẩu của Đức Giáo Hoàng (và những lời “làm rõ” sau đó) đã trở nên quen thuộc một cách nhức nhối trong những năm gần đây. Nhưng nếu Đức Phanxicô muốn đề cao những mô hình “nước Nga vĩ đại”, tại sao lại quay lại với những kẻ xâm lược Sa hoàng ở thế kỷ thứ mười tám? Tại sao không ca ngợi thiên tài thần học, tâm linh và văn học của Vladimir Solovyov, nhà tiên tri về sự hòa giải trong giáo hội giữa Công Giáo và Chính thống giáo và có ảnh hưởng đáng kể đến sự hưng thịnh của thần học Chính thống Nga ở Paris sau Cách mạng Bolshevik? Tại sao không là Andrei Sakharov, cha đẻ bom hydro của Liên Xô, người đã trở lại và trở thành nhà hoạt động nhân quyền và lương tâm của phe đối lập dân chủ Nga trong những năm cuối của Liên Xô? Tại sao không phải là vô số các vị tử đạo của Giáo hội Chính thống Nga trong những năm 1920, những người, không giống như giới lãnh đạo Chính thống Nga ngày nay, đã không giữ chức tuyên úy cho Điện Cẩm Linh? Tại sao không là nhà thơ thông minh và dũng cảm Anna Akhmatova, một nhà phê bình gay gắt chủ nghĩa Stalin, người vẫn ở lại Liên Xô để làm chứng cho sự thật về những gì đang xảy ra ở đó? Mỗi người Nga vĩ đại này đều là tấm gương điển hình cho sự đứng đắn và trung thực rất cần thiết ở nước Nga thế kỷ XXI. Bám sát thần thoại lịch sử được thể hiện trong Peter Đại đế và Catherine Đại đế chính xác là điều mà nước Nga đương đại không cần.

Những bình luận thiếu sáng suốt của Đức Thánh Cha Phanxicô (tất nhiên được các nhà tuyên truyền của lãnh chúa Vladimir Putin ca ngợi) đã gây ra đau khổ lớn cho một số người Công Giáo anh hùng và trung thành nhất trên thế giới. Những bình luận ấy cũng không phục vụ tốt cho ban lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương trong nỗ lực mang sự thật của học thuyết xã hội Công Giáo đến Ukraine. Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine đã nhận được nhiều hơn sự đoàn kết mà Giáo hội này có quyền mong đợi từ Rôma. Giáo Hội ấy đã phải trả giá cho lòng trung thành với Phêrô bằng máu. Chúng ta cần phải hy vọng rằng giới lãnh đạo tương lai của Giáo Hội Công Giáo hiểu được điều này – và cả hành động tương ứng cả trong lời nói lẫn việc làm.


Source:First Things

3. Linh mục Trung Quốc bị kết tội ‘lừa đảo’ vì từ chối công nhận Giáo hội quốc doanh

Một linh mục Công Giáo ở Trung Quốc đã bị kết tội “lừa đảo” và “mạo danh nhân viên tôn giáo” vào ngày 13 tháng 9, ChinaAid đưa tin.

Cha Giuse Dương Hiếu Minh (Yang Xiaoming, 杨晓明) của Giáo phận Ôn Châu ở Chiết Giang, Trung Quốc – phía nam Thượng Hải – bị kết tội vi phạm luật sau khi ngài từ chối ghi danh với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc được nhà nước phê chuẩn.

UCA News đưa tin, các hình phạt hành chính do tòa án áp dụng đối với Cha Dương Hiếu Minh bao gồm “chấm dứt các hoạt động linh mục của ông ấy, tịch thu số tiền thu được bất hợp pháp là 28.473,33 nhân dân tệ hay 3.913 Mỹ Kim; và phạt tiền 1.526,67 nhân dân tệ hay 210 Mỹ Kim. Vào tháng 5 năm 2021, ngay sau khi được thụ phong, Văn phòng Tôn giáo quận Long Loan đã bắt đầu các thủ tục pháp lý chống lại Cha Dương Hiếu Minh.

Cha Dương Hiếu Minh được cho là đã thách thức các cáo buộc bằng cách xuất trình giấy chứng nhận tấn phong hợp lệ trước tòa “do giám mục Ôn Châu và cả Văn phòng Tôn giáo quận Long Loan cấp”, trong đó “chính quyền quận Long Loan... đã công nhận tính xác thực của tài liệu trước tòa, do đó thừa nhận rằng vị linh mục đã được tấn phong theo quy định của Giáo Hội Công Giáo.”

Theo AsiaNews, Cha Dương Hiếu Minh, 33 tuổi, sinh ra ở Long Loan, một quận của thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Ngài được tấn phong vào năm 2020 bởi Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵竹民), một vị Giám Mục can trường phải chịu nhiều đau khổ dưới chế độ Tập Cận Bình.

Vụ bắt giữ Cha Dương Hiếu Minh là ví dụ mới nhất về cuộc tấn công của chính phủ nhằm vào các giáo sĩ Công Giáo và nêu bật mối lo ngại lớn hơn về quỹ đạo tự do tôn giáo ở Trung Quốc.

Diễn biến này xảy ra sau chuyến viếng thăm Mông Cổ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vào cuối thánh lễ giáo hoàng tại Ulan Bator vào ngày 3 tháng 9, Đức Thánh Cha đã dành một chút thời gian để chào hỏi vị giám mục hiệu tòa của Hương Cảng, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, và vị giám mục đương nhiệm của Hương Cảng, Đức Hồng Y tân cử Stephanô Châu Thủ Nhân.

Đức Thánh Cha nói: “Đây là hai giám mục anh em, hiệu tòa của Hương Cảng và giám mục hiện tại của Hương Cảng”. “Tôi muốn tận dụng sự hiện diện của họ để gửi lời chào nồng nhiệt đến dân tộc đáng quý Trung Quốc. Gửi tới tất cả mọi người, tôi cầu chúc những điều tốt đẹp nhất. Hãy phấn đấu phía trước, luôn tiến lên. Và tôi yêu cầu người Công Giáo Trung Quốc hãy trở thành những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”.

Đức Hồng Y người Ý Matteo Zuppi đã có mặt tại Bắc Kinh trong tuần này với tư cách là đặc phái viên của Đức Thánh Cha để giúp thúc đẩy hòa bình và các sáng kiến nhân đạo trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Cho đến nay Tòa Thánh vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về bản án của Cha Dương Hiếu Minh.

Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn được ghi nhận đã mất tích từ tháng Hai cho đến nay. Các nguồn tin địa phương nói với AsiaNews rằng bọn cầm quyền đã bắt giữ vị Giám Mục và thư ký của ngài, là Cha Tưởng Tô Niên (Jiang Sunian, 蒋苏年), người cũng là chưởng ấn của giáo phận, để ngăn cản các ngài tham dự tang lễ của Cha Trần Nãi Lượng (Chen Nailiang, 陈乃亮) là vị linh mục cao niên qua đời ở tuổi 90.

Giống như giám mục đầu tiên của Ôn Châu, Đức Cha Lâm Hi Li (Lin Xili, 林希丽) Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn thường là đối tượng của các buổi tẩy não nhằm buộc ngài phải gia nhập Giáo hội “chính thức” do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.

Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn được Đức Giáo Hoàng công nhận nhưng Đảng cộng sản tuyên bố có quyền đối với tất cả các hoạt động tôn giáo, đã không công nhận.

Kitô hữu chiếm hơn 10% dân số ở Chiết Giang. Giống như Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn, Cha Trần Nãi Lượng thuộc cộng đồng “thầm lặng”; vì lý do này, chính quyền đã cấm tất cả các tu sĩ thầm lặng tham dự tang lễ hoặc cử hành Thánh lễ.

Cha Trần Nãi Lượng, từng là cha xứ ở Bình Dương (Pingyang, 平阳), được cộng đoàn yêu mến. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bách hại ngài kể từ khi ngài gia nhập Giáo Hội Công Giáo vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, bỏ tù ngài và gửi ngài đến các trại lao động để “cải tạo” trong vài năm.

Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn cũng đã phải chịu đựng sự ngược đãi của bọn cầm quyền; ngài cũng đã bị bắt và giam giữ nhiều lần. Ngày 7 tháng 4 năm 2022, bọn cầm quyền đưa ngài đi nơi khác bằng máy bay, có lẽ để ngăn cản ngài cử hành các nghi lễ trong Tuần Thánh, đặc biệt là Thánh Lễ Truyền Dầu.

Vài tháng trước đó, vào ngày 25 tháng 10 năm 2021, cảnh sát đã bắt giữ ngài, với lý do là “du lịch” khỏi nơi cư trú mà không xin phép. Ngài được thả khoảng hai tuần sau đó.

Trong một trường hợp tương tự, cảnh sát đã đưa Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn và Cha Tưởng Tô Niên đi “chu du” từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 8 tháng 10 năm 2016 để các ngài không tham dự tang lễ của Đức Cha Chu Vệ Phương (Zhu Weifang, 朱卫芳) là vị tiền nhiệm của Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn ở Giáo phận Ôn Châu.

Sự đàn áp của chính phủ đối với người Công Giáo Trung Quốc, đặc biệt là các thành viên của Giáo hội thầm lặng, vẫn tiếp tục bất chấp Thỏa thuận năm 2018 của Vatican về việc bổ nhiệm giám mục, được gia hạn vào tháng 10 năm 2020 và 2022.

Ngoài Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn, Đức Cha Giuliô Giả Chí Quốc (Jia Zhiguo, 贾志国) cũng bị giam giữ, quản thúc tại gia. Các giám mục khác, như Đức Cha Quách Tích Tiến (Guo Xijin, 郭锡进), đã bị quấy rối hoặc buộc phải tham gia các phiên họp chính trị, bao gồm cả Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱).

Chế độ cộng sản cũng đã nhiều lần quản thúc tại gia Đức Cha Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰) của giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua - 宣化). Các năm trước, vào dịp Tết Nguyên Đán Đức Cha Thôi Thái được trả tự do để về nhà đón Tết với người chị đã rất già của mình, sau Tết lại đi tù tiếp. Năm nay, cộng sản không trả tự do cho ngài nhưng cho người nhà vào thăm ngài trong tù.


Source:Catholic News Agency
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: dominicnguyenop@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Chúng ta nên làm gì để nhiều người biết Thiên Chúa hơn ?

Cầu nguyện.

Đi lễ.

Sống bác ái.

Loan báo Tin Mừng.

Chu toàn nhiệm vụ hằng ngày.