www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
17:51 EDT Thứ ba, 15/10/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 45

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 37


Hôm nayHôm nay : 9999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 318577

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24039915

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Tin vui: Giữa âu lo chiến tranh, phép lạ máu của Thánh Gennariô hóa lỏng đã xảy ra ngoạn mục

Thứ sáu - 20/09/2024 21:15
Tin Thế Giới

Tin Thế Giới

Đức Tổng Giám Mục Domenico Battaglia của Napoli đã giơ cao ống đựng thánh tích máu của vị thánh tại nhà thờ Napoli vào ngày lễ của ngài, cho thấy phép lạ máu khô của Thánh Gennariô hóa lỏng đã diễn ra giữa tiếng reo hò của những người đã chờ đợi trong nhà thờ từ sáng sớm.
1. Phép lạ máu của Thánh Gennariô hóa lỏng ở Napoli đã xảy ra vào ngày lễ của ngài

Lúc 10 giờ 1 phút ngày Thứ Năm, 19 Tháng Chín, theo giờ địa phương, hay 15 giờ 1 phút chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam, máu của Thánh Gennariô đã hóa lỏng trước một Thánh lễ ở Napoli, Ý, tiếng Anh gọi là Naples, nơi Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng máu của vị tử đạo thế kỷ thứ tư là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng “tình yêu mạnh hơn cái chết”.



Điều kỳ lạ thú vị là phép lạ diễn ra ngay khi Đức Tổng Giám Mục và đoàn đồng tế đang tiến lên bàn thờ.

Trước Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Domenico Battaglia đã đến Nhà nguyện Kho báu của Thánh Gennariô cùng với Đức Ông Vincenzo de Gregorio, Cha sở nhà thờ chính tòa, và thị trưởng thành phố Luigi De Magistris.

Đức Cha Battaglia mở chiếc két sắt có chứa lọ máu khô của vị giám mục sống ở thế kỷ thứ tư. Lúc đó máu trong lọ vẫn khô.

Trong khi ngài tiến lên bàn thờ trong nhà thờ chính tòa đầy nghẹt người, phép lạ đã xảy ra. Khối màu khô dính vào một bên của lọ máu bắt đầu hóa lỏng bao phủ toàn bộ tấm kính. Theo truyền thuyết địa phương, việc máu không hóa lỏng báo hiệu chiến tranh, nạn đói, bệnh tật hoặc các thảm họa khác.

Thông thường, vị chủ tế sẽ cử hành thánh lễ rồi mới cầm lọ máu lên xem. Nhưng, ngay khi tiến lên bàn thờ, Đức Tổng Giám Mục Battaglia đã chú ý thấy có sự thay đổi của lọ máu. Vì thế, ngay trước làm dấu thánh giá bắt đầu thánh lễ, ngài đã lật lọ máu từ bên này sang bên kia để xem rõ trạng thái của máu.

“Máu đã hóa lỏng,” ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục Domenico Battaglia của Napoli đã giơ cao ống đựng thánh tích máu của vị thánh tại nhà thờ Napoli vào ngày lễ của ngài, cho thấy phép lạ máu khô của Thánh Gennariô hóa lỏng đã diễn ra giữa tiếng reo hò của những người đã chờ đợi trong nhà thờ từ sáng sớm.

“Mỗi giọt máu này nói với chúng ta về tình yêu của Chúa,” Đức Tổng Giám Mục Battaglia nói trong bài giảng của mình. “Máu này là dấu chỉ của máu Chúa Kitô, của cuộc khổ nạn của Người.”

Sau khi làm Dấu Thánh Giá, báo hiệu bắt đầu Thánh Lễ được truyền trực tiếp, ngài nói: “Chúng ta cảm tạ Chúa về món quà này, vì dấu hiệu này rất quan trọng đối với cộng đoàn chúng ta”.

Theo tài liệu của cơ quan truyền thông Ý Famiglia Cristiana, nghĩa là Gia Đình Kitô, quá trình hóa lỏng đôi khi mất hàng giờ hoặc thậm chí vài ngày, thậm chí đôi khi hoàn toàn không xảy ra. Chính vì thế, Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời có các thánh lễ vào lúc 10g, và 12g30, 17g và 18g30 trong ngày Thứ Năm, 19 Tháng Chín; và các thánh lễ 9g sáng, 12g30, 16g30 và 18g30 vào ngày Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, để dự liệu trường hợp máu không hóa lỏng. Việc phép lạ diễn ra vào lúc 10g một phút trong thánh lễ đầu tiên của ngày 19 Tháng Chín, được kể là kỳ tích.

Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng ngày 19 tháng 9 đánh dấu ngày kỷ niệm cuộc tử đạo của Thánh Gennariô cách đây hơn 1.700 năm, khi vị thánh này chọn cái chết để “trung thành với Phúc Âm” nhằm chứng tỏ rằng tình yêu của Thiên Chúa “mạnh hơn cái chết, bạo lực hoặc bất kỳ quyền lực nào”.

Hàng trăm người đã tụ họp tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Lên Trời của Napoli để dự lễ Thánh Gennariô, được gọi là San Gennaro trong tiếng Ý. Vị thánh này là một giám mục Công Giáo được cho là đã bị tử đạo trong cuộc đàn áp Kitô giáo của Hoàng đế Điôclêtiô.

Trong truyền thuyết của người dân Napoli, máu không hóa lỏng báo hiệu chiến tranh, nạn đói, bệnh tật hoặc các thảm họa khác. Phép lạ này thường xảy ra tới ba lần một năm: Ngày 19 tháng 9, ngày lễ của vị thánh; Thứ Bảy đầu tiên của tháng 5, ngày hài cốt của ngài được chuyển đến Napoli; và Ngày 16 tháng 12, ngày kỷ niệm vụ phun trào năm 1631 của Núi Vesuvius gần đó.

Trong bài giảng của mình, tổng giám mục Napoli đã cảnh báo không nên hạ thấp lòng tôn kính vị thánh của thành phố này xuống mức chỉ là mê tín dị đoan.

“Chúng ta không cần phải lo lắng nếu máu của thánh tích này không hóa lỏng, nhưng chúng ta phải lo lắng nếu đó là máu của những người bị áp bức, những người bị thiệt thòi và những người nghèo chảy qua đường phố của chúng ta,” ngài nói.

Theo truyền thông Ý, Hoàng tử Carlo của Nhà Bourbon và Hoàng tử Emanuele Filiberto của Savoy đã có mặt tại nhà thờ Napoli và ôm nhau khi nghe tin máu khô đã hóa lỏng.

Phép lạ máu của Thánh Gennariô hóa lỏng diễn ra trong bối cảnh kinh tế Ý và Âu Châu tiếp tục âu lo về nguy cơ chiến tranh lan rộng từ Ukraine. Nghị viện Âu Châu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Liên minh Âu Châu cho phép Ukraine sử dụng “hệ thống vũ khí phương Tây chống lại các mục tiêu quân sự hợp pháp ở Nga”.

Nghị quyết được thông qua với 425 phiếu thuận, 131 phiếu chống và 63 phiếu trắng, nêu rõ rằng “nếu không dỡ bỏ các hạn chế hiện tại, Ukraine không thể thực hiện đầy đủ quyền tự vệ của mình và vẫn phải đối mặt với các cuộc tấn công vào người dân và cơ sở hạ tầng của mình”.

Đáp lại, chủ tịch Duma quốc gia, hay Hạ Viện Nga tuyên bố “Thời gian bay của hỏa tiễn Sarmat tới Strasbourg là 3 phút 20 giây”. Hỏa tiễn Sarmat của Nga, thường được gọi là hỏa tiễn Satan2, được nhà độc tài Vladimir Putin tuyên bố là không thể bị đánh chặn, và đã sẵn sàng vào Tháng Chín, 2023.

Thánh lễ là đỉnh điểm của hai ngày lễ kỷ niệm vị thánh bảo trợ của thành phố miền nam nước Ý.

Thánh Gennariô “nhắc nhở mỗi người chúng ta ngày nay rằng Phúc Âm của Chúa Giêsu cung cấp cho chúng ta la bàn cần thiết để sống, để sống trọn vẹn, đối mặt trực diện và can đảm với những thách thức mà mỗi thời đại mang lại”, Đức Tổng Giám Mục Battaglia nói.

Thánh Gennariô là giám mục thành Benevento, nước Ý. Ngài được chọn làm quan thầy của thành Napoli nước này. Thánh nhân chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diocletian vào ngày 19 tháng 9 năm 305.

Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festô, Sosiô và Proculôs; thầy đọc sách Desideriô và hai giáo dân Eutyches và Acutiôs. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sosiô, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.

Ngày 16 tháng 12 năm 2016, bửu huyết của Thánh Gennariô đã không hóa lỏng như dự kiến. Chỉ một tuần sau đó, các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển đảo Sicily, gần Napoli, đã rục rịch hoạt động trở lại.

Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.

Nhiều cư dân của Napoli tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Napoli làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.

Hoán cải cũng là điều được Đức Thánh Cha hô hào khi chứng kiến Máu Thánh Gennariô hóa lỏng khi ngài cầm lọ máu khô trên tay.

Vào ngày 21 tháng 3 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ này.

Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Cha. Đức Hồng Y Sepe trao cho ngài bình máu thánh Gennariô. Khi Đức Thánh Cha hôn kính thánh tích, máu bắt đầu hóa lỏng và Đức Hồng Y đưa ra nhận xét này với Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha sau đó đã cầm thánh tích trên tay để ban phép lành cho cộng đoàn trước khi trao lại cho Đức Hồng Y. Vị Hồng Y Tổng Giám Mục thành Napoli quan sát một lần nữa và kêu gọi sự chú ý của mọi người.

Ngài nói:

“Anh chị em chú ý: Có dấu chỉ cho thấy San Gennariô thương mến Đức Giáo Hoàng, cũng là người Napoli như chúng ta: máu đã lỏng”.

Máu đã hóa lỏng nhưng không hoàn toàn. Đức Giáo Hoàng nhận xét hóm hỉnh như sau:

“Dường như vị thánh yêu thương chúng ta một chút. Chúng ta phải hoán cải nhiều hơn để ngài yêu thương chúng ta hoàn toàn.”

2. Mọi thứ anh chị em cần biết về phép lạ máu Thánh Gennariô hóa lỏng

Vào ngày 19 tháng 9, Giáo Hội Công Giáo kỷ niệm ngày lễ Thánh Gennariô, giám mục, vị tử đạo và thánh bổn mạng của Napoli, Ý. Theo truyền thống, vào ngày này và hai dịp khác trong năm, máu của ngài — được giữ trong một ống thủy tinh có hình chiếc bình tròn — sẽ hóa lỏng.

Lúc 10 giờ 1 phút ngày Thứ Năm, 19 Tháng Chín, theo giờ địa phương, hay 15 giờ 1 phút chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam, máu của Thánh Gennariô đã hóa lỏng trước một Thánh lễ trong nhà thờ chính tòa Napoli, nơi Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng máu của vị tử đạo thế kỷ thứ tư là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng “tình yêu mạnh hơn cái chết”.

Điều kỳ lạ thú vị là phép lạ diễn ra ngay khi Đức Tổng Giám Mục và đoàn đồng tế đang tiến lên bàn thờ.

Theo tài liệu được trích dẫn bởi hãng truyền thông Ý Famiglia Cristiana, phép lạ này đã xảy ra ít nhất từ năm 1389, đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận.

Sau đây là một số sự thật quan trọng về quá trình hóa lỏng máu của Thánh Gennariô:

1. Máu được giữ trong hai ống thủy tinh.

Máu khô của Thánh Gennariô, người mất vào khoảng năm 305 sau Chúa Giáng Sinh, được bảo quản trong hai ống thủy tinh, một ống lớn hơn ống kia, tại Nhà nguyện Kho báu của nhà thờ chính tòa Napoli. Nhà thờ này có tên chính thức là nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tuy nhiên, dân chúng địa phương quen gọi là nhà thờ Thánh Gennariô vì nơi đây cất giữ thánh tích của ngài.

2. Hiện tượng hóa lỏng được coi là một phép lạ.

Giáo hội tin rằng phép lạ xảy ra là để đáp lại lòng sùng kính và lời cầu nguyện của các tín hữu. Khi phép lạ xảy ra, khối máu khô màu đỏ, bám vào một bên của ống thủy tinh, biến thành máu hoàn toàn lỏng, phủ kín chiếc bình từ bên này sang bên kia.

3. Máu thường hóa lỏng ba lần một năm.

Máu của vị thánh theo truyền thống sẽ hóa lỏng ba lần một năm: để kỷ niệm việc chuyển hài cốt của ngài đến Napoli vào ngày thứ Bảy trước Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm; vào ngày lễ phụng vụ của ngài, là ngày 19 tháng 9, và vào ngày ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào của Núi Vesuvius gần đó vào năm 1631 khi lời cầu bầu của ngài được cầu xin và thành phố đã thoát khỏi hậu quả của vụ phun trào

4. Quá trình hóa lỏng có thể mất nhiều ngày.

Quá trình hóa lỏng đôi khi mất nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày, nhưng đôi khi không xảy ra. Thông thường, sau một khoảng thời gian có thể kéo dài từ hai phút đến một giờ, khối máu khô chuyển sang màu đỏ và bắt đầu sủi bọt.

Các ống đựng một khối máu khô màu đen được đặt trong một hộp đựng thánh tích được một linh mục nâng lên và xoay ngang để cho thấy máu đã hóa lỏng. Việc này thường được thực hiện bởi Đức Tổng Giám Mục Napoli trong khi mọi người cầu nguyện.

Theo tạp chí Công Giáo Ý Famiglia Cristiana, hộp đựng thánh tích với các ống đựng thánh tích vẫn được trưng bày cho các tín hữu trong tám ngày, trong thời gian đó, họ có thể hôn nó trong khi một linh mục xoay nó để cho thấy máu vẫn còn lỏng. Sau đó, nó được trả lại vào két an toàn và được khóa bên trong Nhà nguyện Kho báu của nhà thờ chính tòa.

5. Các tín hữu tôn kính thánh tích này hàng năm.

Với lời cảm thán “Phép lạ đã xảy ra!”, mọi người tiến đến gần vị linh mục cầm hộp đựng thánh tích để hôn thánh tích và hát bài “Te Deum” để tạ ơn.

6. Không có lời giải thích khoa học nào.

Một số cuộc điều tra đã được tiến hành trong quá khứ để tìm lời giải thích khoa học cho câu hỏi tại sao một vật rắn có thể đột nhiên hóa lỏng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng.

7. Hiện tượng hóa lỏng không phải lúc nào cũng xảy ra.

Khi máu không hóa lỏng, người dân Napoli coi đó là điềm báo tai ương.

Máu không hóa lỏng vào tháng 9 năm 1939, 1940, 1943, 1973, 1980 hoặc vào tháng 12 năm 2016 và 2020.

Vào năm 1978, máu khô không hóa lỏng khi Napoli bầu ra một thị trưởng cộng sản, nhưng nó đã tự động hóa lỏng khi Tổng giám mục New York, Hồng Y Terence Cooke, đến thăm đền thờ Thánh Gennariô, một tuần sau đó.

8. Máu đã hóa lỏng khi có sự hiện diện của một số vị giáo hoàng.

Vào ngày 21 tháng 3 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ này.

Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Cha. Đức Hồng Y Sepe trao cho ngài bình máu thánh Gennariô. Khi Đức Thánh Cha hôn kính thánh tích, máu bắt đầu hóa lỏng và Đức Hồng Y đưa ra nhận xét này với Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha sau đó đã cầm thánh tích trên tay để ban phép lành cho cộng đoàn trước khi trao lại cho Đức Hồng Y. Vị Hồng Y Tổng Giám Mục thành Napoli quan sát một lần nữa và kêu gọi sự chú ý của mọi người.

Ngài nói:

“Anh chị em chú ý: Có dấu chỉ cho thấy San Gennariô thương mến Đức Giáo Hoàng, cũng là người Napoli như chúng ta: máu đã lỏng”.

Máu đã hóa lỏng nhưng không hoàn toàn. Đức Giáo Hoàng nhận xét hóm hỉnh như sau:

“Dường như vị thánh yêu thương chúng ta một chút. Chúng ta phải hoán cải nhiều hơn để ngài yêu thương chúng ta hoàn toàn.”
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: dominicnguyenop@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.