www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
16:36 CDT Thứ năm, 28/03/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 86

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 76


Hôm nayHôm nay : 14500

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 842194

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19063389

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Tình thế nghiêm trọng: ĐTC ngăn chặn Putin dùng hạt nhân khi Nga thất bại trong chiến tranh quy ước

Thứ hai - 03/10/2022 20:37
Tin thế giới

Tin thế giới

Một nhân chứng nói với CNN rằng họ đã nhìn thấy một người bịt mặt tạt sơn đỏ lên bậc thềm của nhà thờ chính tòa Chính thống Nga Thánh Nicholas vào tối thứ Sáu.
1. Các bậc thang của nhà thờ chính tòa Chính thống giáo Nga ở New York bị phun sơn đỏ rực

Một nhà thờ Chính thống giáo Nga ở vùng Thượng của thành phố New York đã bị sơn màu đỏ vào đêm thứ Sáu, cùng ngày tòa nhà Lãnh sự quán Nga cách đó khoảng sáu dãy nhà đã bị vẽ bậy bằng sơn phun cùng màu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu tuyên bố sáp nhập 4 khu vực của Ukraine.

Một nhân chứng nói với CNN rằng họ đã nhìn thấy một người bịt mặt tạt sơn đỏ lên bậc thềm của nhà thờ chính tòa Chính thống Nga Thánh Nicholas vào tối thứ Sáu.

Hành động phá hoại đã được linh mục Nicodemus, phát ngôn nhân của nhà thờ, xác nhận với CNN.

Dấu tích của lớp sơn có thể được nhìn thấy vào sáng thứ Bảy sau khi nhân chứng quan sát thấy một số phụ nữ đang ra sức cọ rửa các bậc thềm.

“Chúng tôi thực sự không hiểu những cá nhân đã tự cho phép mình có những hành động phá hoại liên quan đến thánh đường của chúng tôi. Chúng tôi cầu nguyện cho họ,” linh mục Nicodemus nói trong một tuyên bố với CNN. “Chúng tôi muốn họ nhận ra rằng Giáo Hội Chính thống Nga ở Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động tinh thần và xây dựng hòa bình quan trọng ở đây, và chúng tôi mở cửa cho tất cả mọi người, bất kể quốc tịch và niềm tin chính trị của họ.”

Cảnh sát New York, gọi tắt là NYPD cho biết họ không biết về chuyện này và không điều tra vụ việc vì không có ai tố cáo.

Trước đó, cảnh sát nói với CNN rằng họ đang điều tra bức vẽ graffiti màu đỏ trên tòa nhà Lãnh sự quán Nga. Không có cập nhật nào trong cuộc điều tra đó.

Đây là trường hợp phá hoại thứ ba kể từ đầu năm khi nhà thờ bị phủ sơn hoặc vẽ bậy với những dòng chữ “xúc phạm”, linh mục Nicodemus nói.

Ngoài ra, nhà thờ cũng nhận được các cuộc gọi và email “xúc phạm”. Một số đã bao gồm những lời đe dọa trực tiếp chống lại các giáo sĩ và giáo dân.

Nhà thờ Saint Nicholas “buộc phải chuyển những thông điệp như vậy cho cảnh sát,” linh mục Nicodemus nói. “Chúng tôi rất biết ơn các cơ quan thực thi pháp luật của New York đã phản hồi nhanh chóng các thông điệp của chúng tôi và sự hỗ trợ thường xuyên của họ.”

Một nửa số giáo dân tại nhà thờ là người Ukraine, và đây tiếp tục là nhà cầu nguyện chính của họ, vị linh mục nói thêm.

Nhà thờ cho biết kể từ tháng 2, giáo dân của họ đã tích cực tham gia quyên góp tài chính và hỗ trợ nhân đạo cho các nạn nhân của cuộc chiến ở Ukraine.

Nhận định về vụ tấn công vào nhà thờ chính tòa New York, Cha Ioann Burdin của Nhà thờ Phục sinh ở vùng Kostroma phía tây của Nga đã bày tỏ âu lo rằng đường lối cuồng nhiệt bênh vực cuộc xâm lược Ukraine của Thượng Phụ Kirill sẽ còn gây ra nhiều khó khăn cho Chính Thống Giáo Nga.

Trong bài giảng của mình, Cha Burdin nói với các giáo dân của mình về “Quân đội Nga ở Ukraine đã pháo kích vào các thành phố của Ukraine như Kiev, Odesa, Kharkiv và giết chết công dân Ukraine - những người anh chị em trong Chúa”, theo Media Zona, một hãng truyền thông độc lập của Nga.

Cha Burdin hiện được tại ngoại và sẽ phải ra tòa vào giữa tháng 10 vì trong một bài giảng “Chúa Nhật của sự tha thứ”, ngài nói với các giáo dân của mình rằng “Quân đội Nga ở Ukraine đã pháo kích vào các thành phố của Ukraine như Kiev, Odesa, Kharkiv và giết chết công dân Ukraine - những người anh chị em trong Chúa”.

Hôm thứ Bẩy 1 tháng 10, Cha Burdin cho biết ngài mừng đến rơi lệ khi nghe tin Thượng Phụ Kirill bị nhiễm coronavirus.

Ngài cho rằng đây là một dấu chỉ từ trời cao và là một tin tốt lành vì nhờ nhiễm coronavirus, Thượng Phụ Kirill sẽ vắng mặt trong một buổi lễ lớn của Điện Cẩm Linh vào cuối ngày thứ Sáu, trong đó Putin thông báo về việc sáp nhập bốn khu vực Ukraine bị chiếm đóng vào Nga. Đó là một hành động bất công đối với nước láng giềng Ukraine, bất chấp đạo lý và công pháp quốc tế.

2. Tân Bề trên Tổng quyền Dòng Chúa Cứu Thế

Cha Rogério Gomes, người Brazil, đã được bầu làm tân Bề trên Tổng quyền Dòng Chúa Cứu Thế, với nhiệm kỳ sáu năm.

Cha Gomes năm nay 48 tuổi, sinh năm 1974, sinh trưởng tại Alterosa, bang Minas Gerais, gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế năm 20 tuổi và thuộc tỉnh dòng São Paulo. Sau khi thụ phong linh mục, cha đảm nhận nhiều công tác giáo dục trong tỉnh dòng. Năm 2009, cha trở lại Roma để học và đậu tiến sĩ thần học luân lý tại Học viện Giáo hoàng thánh Anphongsô của dòng và được bổ nhiệm làm giáo sư tại đây năm 2013. Nhưng năm sau đó, cha Gomes được bầu làm Giám tỉnh Tỉnh dòng São Paulo. Năm 2016, trong Tổng tu nghị thứ 25 của dòng tại Pattaya bên Thái Lan, cha được bầu làm Tổng cố vấn của dòng, đặc trách vùng Mỹ Latinh và quần đảo Caraibê.

Ngày 27 tháng Chín vừa qua, trong Tổng tu nghị thứ 26 của dòng, nhóm tại Trung tâm “Carmelo” của dòng Cát Minh, gần phi trường Ciampino ở Roma, cha Gomes đã được bầu làm Bề trên Tổng quyền thứ 18 của dòng, đúng kỷ niệm sinh nhật của thánh Anphongsô de Liguori, vị sáng lập dòng. Cha Gomes thông thạo bốn thứ tiếng Bồ, Ý, Tây Ban Nha, Anh và cũng sử dụng được tiếng Pháp.

Tổng tu nghị Dòng Chúa Cứu Thế đang tiến hành từ ngày 11 tháng Chín đến ngày 07 tháng Mười tới đây, với sự tham dự của 91 đại biểu của hơn 4.600 toàn dòng, đang hoạt động tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, trong đó có ba vị người Việt: cha Giám tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích, và hai cha Cố vấn Tỉnh dòng: Phaolô Lưu Quang Bảo Vinh và Vinh Sơn Phạm Cao Quý.

3. Huấn dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 2 tháng 10

Chúa Nhật 2 tháng 10, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Thứ 27 Mùa Quanh Năm.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Khi ấy, các Tông Đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.” Chúa đáp:

“Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc’, nó cũng sẽ vâng lời anh em.

Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: ‘Mau vào ăn cơm đi’, chứ không bảo: ‘Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau!’? Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao? Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.”

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã không giảng về bài Tin Mừng nhưng đề cập đến tình hình nghiêm trọng tại Ukraine. Một điều như thế có lẽ chưa từng xảy ra trong lịch sử của các trong đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và Lễ Trọng tại quảng trường Thánh Phêrô.

Lý do giải thích cho diễn biến này có thể tóm tắt như sau:

Sau hơn 7 tháng xâm lược Ukraine. Ông Putin nhận ra rằng quân Nga không thể thắng bằng chiến tranh quy ước. Nhận thức này được củng cố mạnh mẽ sau cuộc tổng phản công tại Kharkiv trong đó quân Ukraine tái chiếm được 3,500 km vuông chỉ trong vòng một tuần.

Sau thất bại này, Putin biết rõ rằng ông ta sẽ tiếp tục thua nữa nếu cứ tiếp tục như hiện nay. Ông ta toan tính dùng đến các vũ khí hạt nhân tầm ngắn, hay còn gọi là vũ khí hạt nhân chiến thuật, có khả năng gây sát thương trong bán kính từ 5 đến 7km.

Để chuẩn bị cho điều đó, ông ta tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo để nói rằng nguyện vọng của người dân ở Donetsk, Luhansk, Zaparizhzhia, và Kherson là muốn được sáp nhập vào Nga. Và hôm thứ Sáu 30 tháng 9 vừa qua, ông ta tuyên bố các phần đất này là của Nga.

Động thái này cố nhiên là hoàn toàn phi pháp đối với công pháp quốc tế, và là một trò hề, nhưng nó là cơ sở pháp lý đối với luật pháp của Nga để ông ta sử dụng vũ khí hạt nhân. Quyết định ngày 30 tháng 9 đã đẩy nhân loại đến bờ vực chiến tranh hạt nhân gần hơn bao giờ.

Đức Thánh Cha đã nói như sau:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Diễn biến của cuộc chiến ở Ukraine đã trở nên nghiêm trọng, tàn khốc và đầy đe dọa, gây lo ngại rất lớn. Vì vậy, hôm nay tôi muốn dành toàn bộ suy tư trước khi đọc kinh Truyền Tin về điều này. Thật vậy, vết thương khủng khiếp và khôn lường đối với nhân loại, thay vì lành lại, lại tiếp tục đổ máu nhiều hơn, có nguy cơ lan rộng hơn.

Tôi đau buồn bởi những dòng sông máu và nước mắt đã đổ ra trong những tháng này. Tôi rất đau buồn trước hàng nghìn nạn nhân, đặc biệt là trẻ em, và sự tàn phá đã khiến nhiều người và gia đình mất nhà cửa và đe dọa những vùng lãnh thổ rộng lớn với giá lạnh và đói kém. Một số hành động không bao giờ có thể được biện minh, không bao giờ! Điều đáng lo ngại là thế giới đang tìm hiểu địa lý của Ukraine thông qua những cái tên như Bucha, Irpin, Mariupol, Izium, Zaparizhzhia và những khu vực khác, những địa danh đã trở thành những biểu tượng đau khổ và sợ hãi không thể diễn tả được. Và còn thực tế khác là nhân loại một lần nữa phải đối mặt với hiểm họa nguyên tử thì sao? Thật là vô lý.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Phải chảy bao nhiêu máu để chúng ta nhận ra rằng chiến tranh không bao giờ là giải pháp, chỉ có sự hủy diệt? Nhân danh Thiên Chúa và nhân danh ý thức của con người đang ngự trị trong mỗi trái tim, tôi tiếp tục lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Hãy tạm dừng vũ khí, và chúng ta hãy tìm kiếm các điều kiện cho các cuộc đàm phán dẫn đến các giải pháp không áp đặt bằng vũ lực, nhưng nhất trí, công bằng và ổn định. Và chúng sẽ như vậy nếu chúng dựa trên sự tôn trọng giá trị bất khả xâm phạm của cuộc sống con người, cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, quyền của người thiểu số và các mối quan tâm chính đáng.

Tôi lên án tình hình nghiêm trọng đã phát sinh trong những ngày gần đây, với những hành động tiếp tục trái với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Nó làm tăng nguy cơ leo thang hạt nhân, làm dấy lên lo ngại về những hậu quả thảm khốc và không thể kiểm soát trên toàn thế giới.

Lời kêu gọi của tôi trước hết được gửi tới Tổng thống Liên bang Nga, cầu xin ông ấy chấm dứt vòng xoáy bạo lực và chết chóc này, cũng vì lợi ích của chính người dân của mình. Mặt khác, đau buồn trước những đau khổ to lớn của người dân Ukraine do hậu quả của sự xâm lược mà họ phải gánh chịu, tôi gửi lời kêu gọi đầy tự tin tới Tổng thống Ukraine hãy cởi mở với những đề xuất nghiêm túc cho hòa bình. Tôi kêu gọi tất cả các nhân vật chính của đời sống quốc tế và các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh, không để mình bị cuốn vào những leo thang nguy hiểm, đồng thời thúc đẩy và ủng hộ các sáng kiến đối thoại. Xin hãy cho các thế hệ trẻ được hít thở bầu không khí chào đón của hòa bình, chứ không phải không khí ô nhiễm của chiến tranh, vốn dĩ là điên cuồng!

Sau bảy tháng chiến tranh, chúng ta hãy sử dụng tất cả các biện pháp ngoại giao, ngay cả những biện pháp có thể không được sử dụng cho đến nay, để chấm dứt thảm kịch khủng khiếp này. Chiến tranh tự nó là một sai lầm và là một nỗi kinh hoàng!

Chúng ta hãy tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng có thể thay đổi trái tim, và vào lời cầu bầu của Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình, khi chúng ta cất cao Lời cầu xin của chúng ta với Đức Mẹ Mân Côi của Pompei, được hiệp nhất về mặt thiêng liêng với các tín hữu tụ tập tại Đền thờ của Mẹ và trong rất nhiều nơi trên thế giới.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Tôi gần gũi những người dân ở Cuba và Florida, nơi bị ảnh hưởng bởi một cơn bão dữ dội. Xin Chúa đón nhận những nạn nhân, ban niềm an ủi và hy vọng cho những người đau khổ, và nâng đỡ những nỗ lực liên đới.

Và tôi cũng cầu nguyện cho những người đã mất mạng và những người bị thương trong các cuộc đụng độ nổ ra sau một trận túc cầu ở Malang, Indonesia.

Tối nay, một tác phẩm nghe nhìn về hình ảnh Thánh Phêrô sẽ được chiếu lên mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô. Dự kiến sẽ được lặp lại cho đến ngày 16 tháng 10, mỗi tối từ 9 giờ tối đến 11 giờ đêm. Tôi cảm ơn những người đã thực hiện sáng kiến này, và hy vọng sáng kiến này sẽ mở đầu một hành trình mục vụ dành riêng cho Thánh Phêrô và sứ mệnh của ngài.

Tôi xin chào tất cả các bạn, những người Rôma và những người hành hương đến từ các quốc gia khác nhau: các gia đình, các nhóm giáo xứ và các hiệp hội. Đặc biệt, tôi chào các đoàn đến từ giáo phận Nanterre, Pháp và phái đoàn Truyền Giáo của Công Giáo Ý ở Karlsruhe, bên Đức. Tôi chào các tín hữu đến từ Cordenons, Corbetta, Arcade Povegliano, Formia, Grumo Appula và Cagliari.

Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: bbttinvui@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị và các...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.