www.tinvuiviet.net
Tủ sách | Suy niệm Tin Mừng | Ngày lễ Công Giáo | Radio Công Giáo | Nghe Giảng-Suy niệm ... | Cầu nguyện-Tâm sự | Hội Mân Côi
13:11 EST Thứ ba, 03/12/2024

Menu

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 47

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 45


Hôm nayHôm nay : 16906

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 88658

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24881500

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Video: Giáo Hội Năm Châu: 17/02 – 23/02/2015: Tình hình Giáo Hội tại Ấn

Thứ hai - 23/02/2015 11:35
Thế giới nhìn qua vatican

Thế giới nhìn qua vatican

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syria, một Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đã đến thăm anh chị em tín hữu của ngài và cử hành phụng vụ thánh tại các giáo xứ ở thủ đô Baghdad sau hàng loạt các vụ đánh bom gây thương vong cho hàng trăm người của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

1. Tòa Thánh dội nước lạnh vào tin có âm mưu ám sát Đức Thánh Cha tại Phi Luật Tân

Câu chuyện thứ nhất là khi Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đến Manila vào năm 1970, ngay lập tức ngài đã bị một tên sát thủ ăn mặc như một linh mục đâm vào bụng và cổ. Các vết thương chỉ ở ngoài da, và kẻ tấn công bị vật ngay xuống đất, nhưng máu Đức Giáo Hoàng đã đổ ra. Tháng Mười vừa qua, chiếc áo vấy máu mà Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã mặc hôm đó đã được chọn làm di tích trong lễ phong chân phước cho ngài tại Vatican.


Câu chuyện thứ hai là một tuần trước khi Tháng Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Phi Luật Tân vào tháng Giêng năm 1995, nhà chức trách phát hiện ra một âm mưu của những kẻ cực đoan Hồi giáo muốn giết Đức Giáo Hoàng sau khi một đám cháy nhà tình cờ đã giúp các lực lượng an ninh phát hiện ra nơi ẩn náu của một bọn khủng bố trong một căn hộ tại Manila, nơi họ tìm thấy những hóa chất chế tạo bom, hình ảnh của Đức Giáo Hoàng, các bản đồ cho thấy các tuyến đường, nơi ngài sẽ vượt qua và cả một biên nhận của một tiệm may áo linh mục.

Câu chuyện thứ ba mới xảy ra gần đây là cuộc chạm súng suốt 12 giờ đồng hồ hôm 25 tháng Giêng vừa qua, xảy ra trong một giai đoạn quan trọng trong nỗ lực xây dựng hoà bình giữa các phiến quân của Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) và quân chính phủ. Các quan chức Phi Luật Tân cho biết 44 quân nhân và khoảng một chục phiến quân đã thiệt mạng khi một lực lượng cảnh sát đặc biệt đang truy nã hai kẻ bị tình nghi khủng bố đụng độ với một số chiến binh Hồi Giáo tại thị trấn Mamasapano ở tỉnh Maguindanao.

Ba câu chuyện này có lẽ đã là bối cảnh của câu chuyện thứ tư. Đầu tháng Hai, một quan chức quân sự ở Phi Luật Tân nói với các phóng viên rằng tên khủng bố Zulkifli bin Hir đã phác thảo một kế hoạch đánh bom để giết Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến thăm nước này từ 15 đến 19 tháng Giêng vừa qua.

Một phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino của Phi Luật Tân khẳng định rằng các nhà lãnh đạo chính phủ "đã nhận được" báo cáo này, và các quan chức an ninh đã cảnh giác, nhưng "thông tin này chưa được xác minh."

Nguồn tin trên đã được tung ra trên nhiều phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, Vatican đã tạt nước lạnh vào báo cáo này.

Phát biểu với các phóng viên tại Rôma hôm 11 tháng 2, Cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, nói rằng Đức Hồng Luis Tagle của Manila, đang có mặt tại Rôma để tham dự Công Nghị Hồng Y. Đức Hồng Y “có nguồn tin đáng tin cậy” đã phủ nhận báo cáo này.

Zulkifli bin Hir, là một trong những tên khủng bố bị truy nã gắt gao nhất thế giới, đã bị giết bởi quân đội Phi Luật Tân trong cuộc chạm súng hôm 25 tháng Giêng, một tuần sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.

2. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Syria kêu gọi các tín hữu ở lại Trung Đông

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syria, một Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đã đến thăm anh chị em tín hữu của ngài và cử hành phụng vụ thánh tại các giáo xứ ở thủ đô Baghdad sau hàng loạt các vụ đánh bom gây thương vong cho hàng trăm người của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph III Yonan của thành Antiôkia đã cảm ơn "đàn chiên nhỏ bé" của mình vẫn trung thành với Tin Mừng và so sánh những người vẫn còn lưu lại vùng Trung Đông như là men Tin Mừng trong miền đất này.

Ngài khuyến khích những người đang quyết định xem có nên di cư hay không hãy tự hỏi liệu họ đang tìm kiếm một vương quốc trần thế hay vương quốc nước trời, và hãy suy ngẫm lời Chúa Kitô trong Bài Giảng trên Núi: "Anh em đừng chỉ lo thu tích của cải trần thế."

3. Diện mạo của những người bước vào đời thánh hiến tại Hoa Kỳ

Thống kê của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho thấy tuổi trung bình của người khấn vĩnh viễn đời thánh hiến vào năm 2014 là 37 tuổi, thuộc gia đình đạo gốc, có ba hoặc nhiều hơn anh chị em ruột. Họ là những người thường xuyên cầu nguyện với kinh Mân Côi và thường tham dự những buổi chầu Thánh Thể trước khi bước vào đời sống tu trì.

Một số đông đã từng theo học tại các trường Công Giáo hay được dạy ở nhà.

Thống kê hàng năm này đã được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu ứng dụng trong các hoạt động Tông Đồ gọi tắt là CARA thực hiện với sự tham gia của 454 bề trên các dòng tu và hiệp hội đời sống thánh hiến tại Hoa Kỳ.

Trong năm 2014, có 190 nam nữ tu sĩ khấn khấn vĩnh viễn. Trong số 190 vị này, có 41 nam tu sĩ và 77 nữ tu đã trả lời các phiếu khảo sát.

86% các dòng tu và hiệp hội đời sống thánh hiến tại Hoa Kỳ báo cáo không có ai khấn trọn trong năm 2014. Trong 14% còn lại có 6% các cơ sở có từ 2 vị trở lên đã khấn trọn trong năm qua.

21% các vị khấn trọn trong năm qua xuất thân từ các gia đình có năm hoặc nhiều hơn anh chị em; 15% có bốn anh chị em, 20% có ba anh chị em ruột, 24% có hai anh chị em ruột, 12% có một anh chị em, và 8% không có anh chị em ruột nào.

32% là con trai cả trong gia đình, trong khi 25% là con út.

14% là những người mới theo đạo Công Giáo ở tuổi trung bình là 24

83% cho biết cả hai cha mẹ là người Công Giáo, và 31% nói rằng họ có một người thân là một linh mục hay nữ tu.

67% là người da trắng, trong khi 14% là người châu Á và 15% là Tây Ban Nha; 3% là người Mỹ gốc Phi, và 1% là người Mỹ bản xứ. Trong số 14% những người châu Á, đông nhất là người gốc Việt.

76% đã được sinh ra tại Mỹ.

42% theo học một trường tiểu học Công Giáo, trong khi 31% học một trường trung học Công Giáo và 34% theo học một trường đại học Công Giáo; 59% tham gia vào các chương trình giáo dục tôn giáo nơi giáo xứ

18% có những bằng cấp trên đại học trước khi bước vào đời sống tu trì, trong khi 50% có bằng cử nhân; 61% đã làm việc toàn thời gian, và 27% làm việc bán thời gian, trước khi đi tu.

21% đã từng tham dự những ngày Giới Trẻ Thế Giới, và 5% đã tham gia vào một Hội nghị Thanh niên Công Giáo toàn quốc.

4. Thủ tướng Do Thái kêu gọi người Do Thái trở về đất nước

Thủ tướng Do Thái, ông Benjamin Netanyahu đã kêu gọi kiều bào Do Thái ở nước ngoài hãy trở về đất nước.

Ông đã đưa ra lời kêu gọi trên sau cuộc tấn công vào một hội đường Do Thái tại Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch. Ông nói: “Đất nước luôn mở rộng vòng tay chào đón tất cả các bạn”.

Hôm thứ Bẩy, 14 tháng Hai, Omar El-Hussein, 22 tuổi, sinh tại Đan Mạch đã nổ súng tấn công vào một quán cà phê đang có một buổi hội thảo về quyền tự do phát biểu. Tham dự cuộc họp này có Lars Vilks, một nhà biếm họa người Đan Mạch đang bị những người Hồi Giáo cực đoan lùng giết vì xúc xiểm tiên tri Muhammad. Omar El-Hussein đã bắn chết một đạo diễn phim.

Sáng Chúa Nhật, Omar El-Hussein lại gây án lần thứ hai khi tấn công vào một hội đường Do Thái tại quận Norrebro. Hung thủ giết chết một người bảo vệ hội đường và làm bị thương 5 người cảnh sát trước khi bị bắn chết tại chỗ.

5. Khuynh hướng sụt giảm sự hiện diện của người Do Thái tại Âu Châu

Trung tâm nghiên cứu Pew đã công bố một báo cáo về khuynh hướng tiếp tục suy giảm số lượng người Do Thái ở châu Âu.

Năm 1939, khi Chiến tranh Thế giới II bắt đầu, đã có 16,6 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; con số này chỉ còn 11 triệu vào năm 1945 và tăng lên 14 triệu vào năm 2010.

Trong năm 1939, đã có 9,5 triệu người Do Thái ở châu Âu; con số đó giảm đến 3,8 triệu vào năm 1945 vì chiến dịch diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã. Ngày nay, chỉ còn 1,4 triệu người Do Thái ở châu Âu.

6. Nạn nhân bị khủng bố Hồi Giáo đánh đập tàn tệ trở thành Giám Mục Baghdad

Cha Basel Salim Yaldo, một linh mục Công Giáo nghi lễ Chanđê, 44 tuổi, sinh tại Iraq và gần đây vẫn hoạt động mục vụ tại thành phố Detroit, Hoa Kỳ vừa được thụ phong giám mục tại Baghdad hôm 6 tháng 2 vừa qua. Ngài là Giám Mục phụ tá của tổng giáo phận Công Giáo Chanđê của thủ đô Baghdad.

Năm 2006, ngài đã từng bị khủng bố Hồi Giáo bắt cóc tại Iraq, bị đánh đập dã man nhưng may mắn được giải thoát ba ngày sau đó.

Những thử thách "đã đưa tôi đến gần Chúa và củng cố đức tin của tôi," Đức Tân Giám Mục nói. "Nó cũng đã thúc đẩy tôi phải nghiêm túc hơn và dấn thân nhiều hơn cho Giáo Hội tại Iraq. Trinh Nữ Maria, là Đấng đã cứu giúp tôi khi tôi bị bắt cóc, sẽ giúp tôi trong sứ vụ tại chính quê hương mình. "

7. Các Giám Mục Ấn Độ ra tuyên ngôn tố cáo Kitô hữu trở thành công dân hạng hai dưới thời thủ tướng Narenda Modi

Thủ tướng Narenda Modi của đảng Bharatiya Janata, thường được gọi tắt là BJP, là một đảng Ấn Giáo cực đoan, đã lên cầm quyền từ 26 tháng 5 năm 2014. Narenda Modi đã tiến hành những chiến dịch nhằm quyết liệt loại bỏ người Hồi Giáo và người Kitô Giáo khỏi Ấn Độ.

Tiêu biểu nhất là việc cho phép các phương tiện truyền thông quốc gia quyên góp trên quy mô cả nước cho một chương trình gọi là Ghar Wapsi nhằm cải đạo sang Ấn Giáo tất cả những Kitô hữu và tín hữu Hồi Giáo.

Các Giám mục Công Giáo nghi lễ Latin tại Ấn Độ đã ban hành một tuyên bố bày tỏ quan ngại về "một chương trình nhằm đẩy các Kitô hữu thành những công dân hạng hai ở nước này."

Viện dẫn các vụ đốt phá và tấn công gần đây nhắm vào các nhà thờ, các linh mục và giáo dân, các Giám Mục Ấn nói với thông tấn xã Fides rằng "các cuộc tấn công phá hoại được lặp đi lặp lại nhắm vào các nơi thờ tự và người Công Giáo ở nhiều miền khác nhau của đất nước, và sự thất bại không truy tố thủ phạm, đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn”.

8. Biểu tình chống ngày lễ Valentine tại Ấn

Thứ Bẩy 14 tháng Hai vừa qua là ngày lễ thánh Valentino, cũng là ngày “Lễ tình yêu”, hay ngày Valentine. Ngày Valentine được đặt tên theo thánh Valentino, một trong số các vị tử đạo của Kitô giáo trong các thế kỷ đầu, được các Giáo Hội Công Giáo, Chính thống và Anh giáo kính nhớ như là Giám Mục thành Terni, tử đạo, bổn mạng của những người yêu nhau vì thánh nhân nổi tiếng trong việc kết hiệp và hoà giải các đôi uyên ương.

Thánh nhân thuộc gia đình quyền qúy theo Kitô giáo và được tấn phong Giám Mục thành Terni năm 197 khi mới 21 tuổi. Năm 270 thánh nhân được mời về Roma giảng Tin Mừng cho dân ngoại. Hoàng đế Claudio II yêu cầu thánh nhân đừng cử hành các lễ nghi tôn giáo và chối bỏ đức tin. Chẳng những không nghe lời hoàng đế dụ dỗ, thánh nhân còn tìm cách thuyết phục hoàng đế theo Kitô giáo. Hoàng đế Claudio tha tội chết cho Đức Cha Valentino, nhưng quản thúc người bằng cách giao người cho một gia đình quyền qúy trông coi. Đức Cha Valentino bị hoàng đế Aureliano bắt lần thứ hai. Vì danh tiếng Giám Mục Valentino ngày càng lớn nên hoàng đế truyền lệnh cho lính Roma bắt người và mang người ra khỏi thành xử tử dọc đường Flaminia. Người bị đánh đòn và chặt đầu ngày 14 tháng 2 năm 273 thọ 97 tuổi.

Ngày Valentine được cử hành trên khắp thế giới và đã được du nhập vào Ấn Độ rất lâu. Những cuộc biểu tình chống ngày Valentine rộ lên trong năm nay phản ánh trào lưu bài Kitô Giáo đang dâng cao tại Ấn sau khi Narenda Modi của đảng Ấn Giáo cực đoan BJP nắm chức thủ tướng nước này vào tháng Năm năm ngoái.

9. Các Giáo Hội Kitô tại Ukraine chào mừng cuộc ngưng bắn

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tại Kiev là Đức Tổng Giám Mục Onufra đã kêu gọi ăn chay và cầu nguyện khi lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực tại Ukraine vào ngày 15 tháng Hai.

Trong suốt thời gian qua Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã giữ im lặng vì quan hệ thân thiết với Toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã khiến người dân Kiev đặt nhiều câu hỏi với Giáo Hội này.

Đức Tổng Giám Mục Onufra chỉ trích bạo lực đã làm lung lay Ukraine, và kêu gọi "tất cả những người tự gọi mình là Kitô hữu hãy lập tức dừng lại đừng giết hại lẫn nhau nữa." Giáo Hội của ngài đã ra tuyên bố hủy bỏ lễ hội trước mùa Chay để thay thế bằng những buổi cầu nguyện cho hòa bình.

Trong ngày đầu ngưng bắn đã có 18 người thiệt mạng vì giao tranh vẫn tiếp diễn gần thành phố Debaltseve.

Tác giả bài viết: vietcatholic

Nguồn tin: vietcatholic

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới thiệu

Liên hệ

Tinvuiviet.net kính chào Quý vị và các bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được bài vở cộng tác của mọi người. Xin cám ơn.   Liên hệ: Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: dominicnguyenop@gmail.com. Chân thành cảm ơn Quý vị và các bạn đã ghé thăm site. Kính chúc Quý vị...

Thánh Lễ - Kinh Nguyện

 



Thánh Lễ Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến

Trong Mùa Chay bạn làm gì để tỏ lòng sám hối ?

Ăn chay. Hãm mình.

Bác ái, chia sẻ.

Hoán cải đời sống, đi xưng tội.

Năng tham dự thánh lễ.

Cầu nguyện nhiều hơn.